Vụ tranh chấp tài sản giữa ông Cang (nguyên đơn) với bà Lan (vợ cũ) vừa được TAND TP HCM đưa ra xử phúc thẩm lần thứ 3. Bố mẹ bà Lan đã ngoài 80 tuổi phải tham gia tố tụng với tư các🐽h người có nghĩa v🅺ụ liên quan.
Theo nội dung vụ án, năm 2009, vợ chồng ông Cang ly hôn sau 20 năm chung sống và có hai người con. Sau khi được tòa phân chia tài sả💖n chung, ông kháng cáo đòi chia thêm hai mảnh đất khoảng 3.500 m2 tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, do bố mẹ bà Lan đang quản lý, sử dụng. Ông cho rằng, khu đất này do ông và bà Lan đứng tên nhưng là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nên yêu cầu được chia đôi.
Quá trình giải quyết vụ án, bà Lan trình bày, năm 2005 bố mẹ bà bán đất ở Long Thành (Đồng Nai) về Củ Chi mua hai khu đất này và nhờ bà đứng tên. Ông bà muốn lúc về già được sống gần con cháu, làm trang trại. Do tuổi cao, đi lại bất tiện, ông bà nhờ bà Hoa đứng ra giao dịch và làm giấy chứng nhận. Lúc mới mua khu đất này còn là ao sâu, sình l🌼ầy. Sau thời gian dài cải tạo, san lấp, năm 2007 bố mẹ bà mới xây nhà và ở đến nay.
Xử phúc thẩm💟 vụ án ly hôn, song TAND TP HCM không giải quyết yêu cầu của ông Cang về việc tranh chấp đất do chưa trải qua thủ tục hòa giải ban đầu (ở cấp sơ thẩm).
Ông Cang sau đó khởi kiện thành một vụ án khác, đến năm 2016 bị TAND huyện Củ Chi bác yêu cầu. Theo HĐXX, ông Cang nói khu đất được mua bằng tiền vợ chồng vay ngân hàng nhưng tài liệu thể hiện đây là hợp đồng vay bổ sung vốn kinh doanh sản xuất gia công hàng may mặc, do bà Lan đứng tên. Ông cho rằng đã nộp đơn ngăn chặn bố mẹ vợ xây dựng công trình trên khu đất, nhưng tài liệu chỉ có đơn gửi UBND xã nội dung không cho bố mẹ bà Lan chuyển nhượng chia lại phần đất này cho người khác vì đang tranh chấp. Đơn này ông Cang nộp trong thời gian đã phát 🙈sinh tranh chấp tại tòa, trong khi các nhân chứng khai bố mẹ bà Lan xây nhà từ năm 2006 đến 2007.
Hơn nữa, quá trì♐nh lấy lời khai của các nhân chứng gồm các bên liên quan đến việc mua bán đất, cũng như công an khu vực, đều xác nhận khi đi giao dịch ông Cang có chở vợ đi cùng. Do bà Lan đứng tên đất giúp bố mẹ nên ông Cang không có ý kiến gì. Khi một mình bà Lan làm thủ tục đứng tên trên đất này, dù trong thời kỳ hôn nhân, ông cũng không có ý kiến gì.
Không đồng ý với phán quyết, ông Cang kháng cáo. Một năm sau, TAND TP HCM tuyên hủy án, giao tòa sơ 𒈔thಞẩm xét xử lại do quá trình tranh chấp chưa tính đến công sức và giá trị tài sản hình thành trong quá trình cải tạo và xây dựng.
Hồi tháng 6, TAND huyện Củ Chi xử lại🐻 vụ án, tiếp tục bác yêu cầu của ông Cang. HĐXX chấp nhận yêu cầu của bố mẹ bà Lan, buộc con gái phải giao lại🅰 toàn bộ diện tích đất tranh chấp cho ông bà.
Tại phiên tòa phúc thẩm mới đây, ông Cang giữ nguyên yêu cầu, cho rằng lúc đó ông mở cửa hàng sửa chữa điện lạnh tại căn nhà trên đường Bạch Đằng, quận Tân Bình, nên cũ🍒ng có thu nhập để mua miếng đất đó.
Trꦡong khi đó bà Lan cho biết, ông Cang là bộ đội về hưu non do tinh giản biên chế. Ông mở cửa hàng hoạt động không hiệu quả nên được một thời gian thì đóng cửa. Lúc đó bà có một xưởng may tư nhân nhưng việc làm ăn cũng không tốt phải vay mượn ngân hàng. Thu nhập của hai vợ chồng chỉ đủ trang trải sinh hoạt, nuôi con.
"Nếu là tài sản trong hôn nhân thì thậm chí ảnh được chia nhiều hơn tôi cũng không ý kiến. Lúc ly hôn, tôi ôm hai đứa con ra đi, tòa xử🦂 thế nào tôi nghe thế ấy không đòi chia chác một đồng. Vậy mà hơn chục năm nay ảnh lại là người kiện cáo", bà Lan nói. Bà vừa dứt lời, người con gái ngồi phía sau bật khóc. Cậu con trai lặng lẽ hết nhìn mẹ lại nhìn cha.
Đư﷽ợc tòa hỏi, mẹ bà Lan giọng chậm rãi: "Tôi rất buồn. Ngần này tuổi rồi mà hơn chục năm nay vẫn phải đến tòa vì kiện tụng". Bà kể, hai vợ chồng bà thuộc lớp thiếu sinh quân Hà Nội đầu tiên vào Nam tham gia cách mạng. Sau này bà về làm giám đốc một𝔉 xí nghiệp may. Lúc ông bà về hưu vì muốn sống tuổi già ở nơi có ruộng vườn nên tiền tích góp dồn mua đất để làm trang trại.
Nguồn gốc tiền mua mảnh đất ở Củ Chi là từ việc bán trang trại ở Đồng Nai mà có. Ông bà có hai người con nhưng đứa con trai đến giờ vẫn lông💫 bông ở nước ngoài chưa lập gia đình. Việc mua đất làm thủ tục bà đành nhờ cậy con gái là Lan. "Đất là của chúng tôi mua, nhưng là mua cho con, cho cháu. Ở tuổi gần đất xa trời, chứng kiến tình cảnh này, tôi đau lắm. Có hai đứa cháu ngoại, tôi coi như hai cục vàng và tôi luôn muốn dành tất cả cho hai đứa. Sau này dù các cháu ở nước ngoài hay Việt Nam thì vẫn có mảnh đất, căn nhà để quay về tụ họp", bà cụ nói và cho biết sẽ để lại toàn bộ tài sản cho hai con ông Cang nếu ông đồng ý không tranh chấp.
Con gái ông Cang mắt đỏ hoe, đứng lên♛ xin tòa được phát biểu. "Năm đó, tôi đang học cấp 3. Chính ông ngoại là người đưa tôi đến xem miếng đất. Tôi còn nhớ, ông đã tự hào nói rằng đây là miếng đất🦄 ông sẽ về ở sau này", cô nói.
HĐX🌟X hỏi ông Cang: "Tại tòa hôm nay cụ bà đã nói đến nước đó rồi, giờ c💝òn phần ông nữa thôi. Ông chỉ cần thỏa thuận rằng mảnh đất ấy không thuộc về ông hay bà Lan, cụ sẽ để lại cho 2 đứa con của ông, mọi chuyện sẽ kết thúc".
"Tôi chỉ muốn giải quyết dứt điểm việc này. Tôi đề nghị tò🤡a cứ đúng pháp luật mà làm", ông Cang nói.
HĐXX tiếp tục giành nhiều thời gian phân tích nhưng✅ ông Cang vẫn giữ nguyên quan điểm. "Tôi muốn lấy quyền của tôi để cho con, chứ không phải người khác. Tôi cho các con 🧸lúc nào là quyền của tôi", ông nói tiếp.
Sau khi nghị án, toà bác yêu cầu của nguyên đơn, ♏giữ nguyên bản án sơ thẩm. HĐXX cho rằng, ông Cang không đưa ra được các chứng cứ chứng minh diện tích đất tranh chấp là do mình bỏ tiền mua. Trong các phiên xử trước đó cũng như tại tòa lần này ông có nhiều lời khai bất nhất về việc cải tạo, xây dựng khu đất và nhà ở.
Kết thúc phiên tòa, ông Cang đi như chạy khỏi phòng ♏xử, bỏ lại sau lưng những gương mặt thẫn thờ.
Hải Duyên
* Tên đương sự đã thay đổi.