Thứ bảy, 23/11/2024
Thứ năm, 25/7/2019, 15:20 (GMT+7)

Cuộc chiến chết chóc chống đại dịch Ebola ở Congo

Hơn 1.600 người nước Congo, châu Phi, đã chết vì dịch bệnh Ebola, kể từ tháng 8/2018 đến nay, trong khi dân chúng cho rằng đây lꦬà trò phù thủy.

Dịc🍬h Ebola vẫn đang đe dọa các nước châu Phi, đặc biệt là ở nước Cộng hòa Congo. Nꩲgày 17/7, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố Ebola là "tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu" sau khi dịch bệnh lan đến Goma, thành phố lớn nhất ở phía đông Congo.

Dịch Ebola tại Congo được cho là đợt dịch Ebola nguy hiểm thứ hai trong lịch sử. 🍸Từ tháng 8/2018 đến nay, hơn 1.600 người đã tử vong vì virus Ebola.

Trung tâm dịch là thành phố Beni. Khi phát hiện người nhiễm Ebola, các nhân viên y𒁏 tế phải lập tức chuyển bệnh nhân đến cơ sở điều trị bằng những🍰 cách đơn giản nhất.

Tại cơ sở điều trị, bệnh nhân được cách ly để tránh lây lan vir꧋us. 

Người nh♏à vẫn có thể đến thăm bệnh nhân song phải đứng cách một tấm màn che. 

Trong số 1.600 người đã chết vì E𝓀bola, có không 🥂ít trẻ em. Ngày 14/7, nhân viên Hội Chữ thập đỏ di chuyển thi thể của bé Muhindo Kakinire 16 tháng tuổi.

Cũng ngày hôm đó, đội ngũ y tế chôn cất Mussa Kathembo, một học giả Hồi giáo thường cầu nguyện cho bệnh nhân🌳 Ebola ở Beni. Ông và vợ đều qua đời vì nhiễm ꦗvirus này.

Ismael Kasereka 14 tꦇuổi, cháu trai của Mussa Kathembo, không kìm được nưꦜớc mắt khi chứng kiến cảnh hạ huyệt. 

Để chống lại virus Ebola, các ch♑uyên gia y tế tiêm vắcxin thử nghiệm cho người dân. 

Tuy nhiên, nhiều người dân không tin vào sự hiện diện của virus Ebola mà cho rằng đây là chiêu trò cꦏủa phù thủy, chính trị gia và người nước ngoài.

Sự nghi ngờ và không tin tưởng của dân chúng khiến việc kiểm soát Ebola lây lan càng trở nên khó khăn. Người bệnh thường chỉ꧒ được phát hiện khi tình trạng đã quá nặng, không thể cứu chữa. Những bãi chôn người chết xuất hiện nhiều ngôi mộ mới. 

Minh Nguyên (Theo AP)
Ảnh: Jerome Delay