Bắc Kinh từ🍸ng được biết đến là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với khói bụi dày﷽ đặc và chất lượng không khí luôn ở mức báo động. Nhưng vài năm gần đây, bầu trời thành phố đã trong xanh trở lại, dấu hiệu cho thấy thủ đô Trung Quốc đang bước vào kỷ nguyên không khí sạch mới.
"Màu xanh của Bắc Kinh đã dần trở thành bình thường mới với chúng ta", Bộ trưởng Sinh thái và Môi trường Trung Quốc Hoàng Nhuận Thu hồi tháng 8/2021 tuyên bố sau khi thành phố ghi nhận chất lượng không khí hàng tháng tốt nhất kể từ khi ch💙ỉ số này được báo cáo vào năm 2013.
Những thay đổi về꧙ chất lượng không khí ở Bắc Kinh cho thấy chiến dịch chống ô nhiễm của nước này đã thành công như thế nào kể từ khi nó được khởi xướng cách đây 11 năm.
2013 là n꧂ăm xảy ra "ngày tận thế không khí" ở Bắc Kinh, khi tỷ lệ bụi mịn PM2.5 đạt mức 900 microgram/m3, cao gấp 90 lần khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bầu trời thành phố thường xuyê𝔍n bị phủ một lớp khói mù xám xịt, tạo ra không khí ngột ngạt, khó thở và độc hại.
Sự việc đã gióng hồi chuông cảnh báo với Bắc Kinh, khiến chính quyền thành phố phát động mộtꦐ chiến dịch quy mô nhằm "giành lại mജàu xanh cho bầu trời".
Chính qu♚yền đã khởi xướng một chương trình kiểm soát ô nhiễm không khí toàn diện mang tên Kế hoạch Hành động Không khí Sạch Bắc Kinh 2013-2017, với mục tiêu giảm nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm xuống khoảng 60 microgam/m3 vào năm 2017.
Kế hoạch vạch ra những yêu cầu chi tiết về tối ưu hóa cơ cấu năng lượng, chuyển đổi xanh công nghiệp và quản lý đô thị. Nó tập trung vào việc thực hiện 8 dự án giảm ô nhiễm lớn, trong đó có kiểm soát hoạt động đốt 𒅌than và giảm khí thải phương tiện, xử lý ô nhiễm và giảm bụi phát tán, thường do gió đưa cát sa mạc đến Bắc Kinh hoặc do hoạt động xây dựng. Theo Cục Bảo vệ Môi trường Bắc Kinh, trong giai đoạn 2013-2017, thành phố đầu tư khoảng 161,5 tỷ USD để chống ô nhiễm không khí.
Năm 2016, Trung Quốc xây dựng mạng lưới giám sát chất lượng không khí tích hợp tiên tiến, sử dụng các công nghệ như viễn thám vệ tinh có độ phân giải cao và radar laser. Tại Bắc Kinh, một mạng lưới giám sát bụi mịn PM2.5 dày đặc đã được thiết lập, với hơn ♊1.000 cảm biến được lắp đặt khắp thành phố. Mạng lưới này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chính xác các khu vực và thời gian có lượng khí thải cao.
"Trước đây, chúng tô🌱i không dám mở cửa sổ vào mùa đông, khi mọi người đốt than để sưởi ấm, vì một lớp tro bụi sẽ rất nhanh bám trên bệ cửa sổ. Nhưng điều đó không còn xảy ra nữa", Hu Songling, người dân sống ở quận Đại Hưng, Bắc Kinh, cho hay.
Lớp tro mà Hu nhắc tới bắt nguồn từ đống than và một phòng nồi hơi, được xây dựng vào năm 2003 để sưởi ấm cho các tòa nhà tại ba khu dân cư trong quận Đại Hưng vào mùa đông. Thời điểm đó, đốt than là nguyên nhân chính gây ô nꦛhiễm không khí ở Bắc Kinh.
Việc cải tạo các nồi hơi đốt than để sưởi ấm nơi công cộng đã trở thành một yếu tố quan trọng trong nỗ lực kiểm soát ô nhiễm không khí của Bắc Kinh. Phó giám đốc Cục Mô🧸i trường Sinh thái quận Đại Hưng cho hay từ năm 2013 đến 2017, quận đã chuy♔ển đổi các nồi hơi đốt than với tổng công suất gần 3,6 triệu kW thành các nồi hơi sử dụng điện hoặc khí đốt tự nhiên. Chuyển đổi than sang năng lượng sạch hơn đã giúp chất lượng không khí được cải thiện đáng kể.
"Thông qua chuyển đổi từ than sang điện và khí đốt, chất lượng không khí ở Bắc Kinh đã được nâng cao", Wang Peng, phó giáo ꦍsư hóa học tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận định﷽.
Các sáng kiến như Khu phát thải thấp (LEZ) là những công cụ quan trọng trong kho "vũ khí" của Bắc Kinh nhằm giảm ô nhiễm và nâng cao chất lượng không khí trong những ranh giới địa lý xác định. Việc quy định LEZ ngăn cá✅c phương tiện gây ô nhiễm vào những khᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚu vực nhất định, thúc đẩy việc áp dụng các phương thức vận chuyển sạch hơn, tuân thủ các điều kiện phát thải.
Điều này trở thành chất xúc tác cho xu hướng chuyển đổi sang nhữnꦛg phương tiện giao thông đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt, đồng thời những phương tiện cũ cũng được trang bị thêm công nghệ giảm phát thải. Năm 2017, Bắc Kinh công bố kế hoạch "điện hóa" toàn bộ số xe taxi của thành phố, chuyển hàng chục nghìn taxi thành ôtô điện để giảm phát thải.
Sau 5 năm thực hiện, chất lượng không👍 khí của Bắc Kinh đã được cải thiện đáng kể, với nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm giảm xuống còn 5ไ8 microgam/m3 vào năm 2017, giảm 35,2% so với năm 2013.
Kể từ đó, Bắc Kinh chưa bao giờ ngừng điều chỉnh chương trình kiểm soát ô nhiễm không khí để phù🔯 hợp với chính sách quốc gia. Năm 2018, chính quyền trung ương đã ban hành kế hoạch hành động 3 năm vì không khí sạch hơn và vào năm 2021, ban hành một văn bản khác nhằm tiếp tục cuộc đấu tranh.
Bắc Kinh nằm gần sa mạc Gobi và thường xuyên hứng 💯chịu các trận bão cát lớn tràn qua thành phố. Mỗi khi bão cát tấn công, thành phố chìm trong màn bụi mù dày đặc, chỉ số ô nhiễm không khí tăng hàng chục lần, đe dọa sức khỏe của người già, trẻ nhỏ.
Để đối phó, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chương trình trồng rừng và tái trồng rừng tích cực như "Vạn lý Trường thành Xanh" và trồng hơn 35 tỷ cây trên 12 tỉnh thành. Với khoản đầu tư hơn 100 tỷ USD vào các chương trình như vậy, chi tiêu lâm nghiệp trên mỗi ha của Trung Quốc đã vượt Mỹ và châu Âu và cao gấp ba lần mức trung bình t🌳oàn cầu.
Nhờ các dự án trồng rừng ở phía bắc Trung Quốc, bão cát vốn th🐻ường xảy ra 15 năm trước giờ đây là cảnh hiếm thấy khi mùa xuân đến ở Bắc Kinh.
Năm 2021, nồng độ trung bình hàng năm của PM2.5 ở Bắc Kinh giảm xuống còn 33 microgam/m3. Bắc Kinh năm đó ghi nhận chất lượng không khí tốt trong 288 ngày, nhiều hơn 112 ngày so với năm 2013, và chỉ bị ô nhiễm nặng trong 8 ngày, ít hơn 50 ngày so với năm 2013. Năm 2022, nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm trên khắp Bắc Kinh 𝔍tiếp tục giảm xuống còn 30 microgam/m3.
Năm 2023, chính quyền thành phố Bắc Kinh tiếp tục phân bổ 2,73 tỷ USD cho các giải pháp bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường với mục tiêu giảm h🔯ơn nữa nồng độ PM2.5.
Khi được hỏi liệu tình trạng chất lượng không khí được cải thiện có liên quan đến việc giảm hoạt động xã hội và khí thải trong đại dịch Covid-19 hay không, Bộ trưởng Bộ Sinh thái và Môi trường Hoàng Nhuận Thu khẳng định ngay cả sau khi trừ đi tác động của đại dịch, Trung Quốc "vẫn đáp ứng thành côn🌸g các yêu cầu b✃ắt buộc đề ra".
Thành công của Bắc Kinh không chỉ giới hạn bên trong địa phận thủ đô. Thành phố đã phối hợp thực hiện các biཧện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí với những khu vực lân cận, như vùng Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc. Việc lập kế hoạch hợp tác, đề ra tiêu chuẩn thống nhất và cách ứng phó khẩn cấp chung cũng như chia sẻ thông tin đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí trên toàn khu vực. Nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm trên toàn vùng này đã giảm gần 25% trong giai đoạn 2013-2017.
Nghiên cứu năm 2023 của Viện Chính sách Năng lượng (EPIC) thuộc Đại học Chicago, Mỹ, cho thấy mức giảm ô nhiễm không khí đã giúp người dân địa🔜 phương có tuổi thọ cao🦩 hơn. Nhờ kéo giảm đáng kể nồng độ PM2.5, tuổi thọ của người dân Bắc Kinh có thể tăng thêm 4,6 năm.
Mặc dù đạt được những thành tựu đáng chú ý, Bắc Kinh v꧙ẫn còn một chặng đường dài trong cuộc chiến chống ô nhiễm không khí.
"Ô nhiễm không khí là một thách thức lâu dài, gian khổ và phức tạp. Mức PM2.5 ở Bắc Kinh vẫn cao hơn đáng kể so với nhiều thành phố phát triển khá🦹c trên thế giới. Cần có những nỗ lực liên tục để cải thiện chất lượng không khí của thủ đô", Liu Baoxian, giám đốc Trung tâm Giám sát Môi trường Sinh thái Bắc Kinh, nhấn mạnh.
Vũ Hoàng (Theo CN, ICLEI, Bj Review, Earth)