Hôm 1/10, Cho Han Ah, 44 tuổi, ﷽cùng chồng đi dạo trên cầu Wonhyo dài 1,5 km bắc qua sông Hàn ở Seoul, bắt gặp một cô gái chuẩn bị nhảy xuống. Cho vội vàng chạy đến, dùng sức kéo người phụ nữ ra khỏ🌃i thành cầu để ngăn ý định quyên sinh. Nạn nhân là một cô gái trẻ, 19 tuổi, chuẩn bị nhập học đại học.
Trước khi quyết định nhảy xuống, ngườ🎐i này cho biết đã gọi đến🧸 đường dây nóng chống tự tử LifeLine Korea nhưng không thể nghe được người ở đầu dây bên kia vì tiếng gió rít, xe cộ ồn ào từ tứ phía. Mọi chuyện có thể tệ hơn nếu Cho không phát hiện ra cô.
Vài phút ♏sau, lực lượng cứu hộ khẩn cấp xuất hiện cùng xuồng máy ở sông Hàn cùng với xe cứu hỏa, cảnh sát và cứu thương. Đội có khoảng 10 người đến theo quy trình khẩn cấp của♐ LifeLine Korea, tự động báo cáo các cuộc gọi từ đường dây nóng liên quan đến vụ tự sát.
Xác suất để gặp một người có ý định tự tử như Cho Han Ah có thể là trải nghiệm chỉ có mộ𒈔t lần trong đời, nhưng báo cáo cho thấy hầu như ngày nào cũng có một người nhảy khỏi một trong số 31 cây 🦩cầu bắc qua sông Hàn.
Theo dữ liệu từ Cơ quan Cứu hỏa - Cứu hộ quốc gia, từ năm 2016 đến tháng 6/2022, hơn 2.100 người đã gieo mình x🌊uống sông ở Seoul. Trong số đó hơn 2.000 người được cứu sống và 74 người khác thiệ📖t mạng.
Sông Hàn là một trong những địa điểm được nhiều người tìm đến để tự tử nhất tại Seoul, do dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng. Chưa kể, nơi đây có diện tích lớn cũng khiến nhiều vụ tự tử không được phát hiện 🦩và ngăn chặn kịp thời.
Thực trạng trên đã thúc đẩy tổ chức từ thiện bảo hiểm nhân thọ tại Hàn Quốc thành lập 75 đường dây nóng t💜ự tử trên 19 cây cầu. Trong vòng 10 năm, từ năꦜm 2011 đến năm 2021 có hơn 9.000 cuộc gọi nhờ sự giúp đỡ trước khi có ý định quyên sinh.
Báo cáo phòng chống tự tử năm 2022 của Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cho thấy tự sát bằng cách nhảy cầu là lựa chọn đứn♏g thứ hai tại Hàn Quốc (chiếm 16.6%), sau phương thức treo cổ (chiếm 52,3%).
Trên thực tế, chính phủ Hàn Quốc đang cố làm nhiều cách hơn tro🌞ng cuộc chiến ngăn chặn những vụ nhảy cầu tại đất nướ🐻c này. Giữa cầu Mapo cũng được đựng một bức tượng người đàn ông đang an ủi bạn mình, phía sau khắc thông điệp: "Bạn ơi hãy nghĩ về nó (cuộc sống) thêm một lần nữa".
Cây cầu cũng được lắp đặt lan can cao chống tự sát, camera q♍uan sát và chuông khẩn cấp, bất kỳ ai cũng có thể bấm gọi cho lực lượng cứu hộ khi thấy người có 🔯ý định tự tử.
Hiệp hội tương lai quốc gia Hàn Quốc (NFA) cho biết có 761 vụ tự tử tại cầu Mapo🌠 trong khoảng thời gian 5 năm, chiếm 35% số vụ nhảy cầu ở Seoul. Báo cáo cũng cho thấy lan can cao và hàng rào an toàn đã có một số tác dụng nhất định. Sau khi được lắp đặt ở cầu Mapo vào cuối năm 2016, số vụ tự sát trong năm 2017 là 150 vụ, giảm 211 vụ 𒆙so với năm trước.
🍸Đã có những cuộc thảo luận mới về việc chính phủ cần làm gì để ngăn chặn người có ý định tự sát. Một trong số đó là lời kêu gọi lắp đặt lan can cao tại tất cả các cây cầu tại Hàn Quốc. Nguyên nhân là bởi nếu chỉ có cầu Mapo được trang bị những biện pháp phòng trừ, những người có ý định tự tử sẽ di chuyển sang các cây cầu xung quanh.
Cơ quan kiểm toán từng báo cáo trước quốc hội Hàn Quốc vào tháng 10/2022 cho biết, 8/20 cây cầu do chính quyền Seoul quản lý không có hàng rào an toàn, camera giám sát hoặc chuông khẩn cấp để liên kết các nhân viên cứu hộ. Các báo cáo cũng chỉ ra số người chết do nạn nhảy 🐲cầu thậm chí còn nhiều hơn tai nạn ô tô tại 13ꦚ trong tổng số 20 cây cầu trong cùng một thời điểm.
Thống kê cũng chỉ ra có 470 vụ tự 🎐tử từ cầu sông Hàn vào năm 2020, 615 vào năm 2021 và 598 vụ vào nửa đầu năm 2022. Điều này cho thấy số ca tử vong do nhảy cầu có xu hướng gia tăng tại nư🌼ớc này.
Sự cố được mô tả lại ở đầu bài báo của The Korea Herald cho thấy những chi tiết nhỏ n☂hất cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các nỗ lực ngăn chặn tự sát không thành ༺công.
Trong trường hợp này, lan can ở cầu Wonhyo đủ thấp để một phụ nữ có chiều cao trung bình dễ dàng trèo qua; việc thiếu bốt điện thoại cũng dễ khiến cô không thể liên lạc với nhân viên tư vấn khi trong trạng thái hoản loạn; hay cuộc điện thoại di động chớp nhoáng trên cầu, người gọi ph🎐ải nói hết cỡ để át tiếng ồn xung quanh... cũng khiến các nhân viên cứu hộ gặp khó khăn để thuyết phục một người bỏ ý định dại dột.
Là người ngoài cuộc, Cho Han Ah nói rằnꦉg để hơn 10 nhân viên ngay khi có mặt đã đặt hàng loạt câu hỏi có thể khiến nạn nhân hoảng loạn. Cô gợi ý rằng các chuyên gia tâm lý, cố vấn nên là người tiếp xúc với người có ý định tự tử, để tìm cách giải quyết. Mặc dù vậy, người phụ nữ 44 tuổi cảm nhận sự ngạc nhiên và vui mừng của nạn nhân trước những nỗ lực của đội cứu hộ.
Theo chính quyền địa phương, những người muốn được tư vấn, hỗ trợ tâm lý có thể gọi đến số 1588-𝄹9191 của đội cứu hộ LifeLine Korea và 1393 do chính phủ điều hành. Đây là🍸 hai đường dây nóng chính thức ngăn chặn tự tử, hoạt động 24/24h.
Với những người muốn được tư vấn bằng tiếng nước ngoài qua điện thoại cũng có thể gọi đến Tổng đài Danuri, hỗ 💯trợ tư vấn bằng tiếng Hàn, Anh, Trung, Nhật, Việt, Tagalog, Khmer, Mông Cổ, Nga, Thái, Lào, Uzbek và Nepal.
Phương Minh (Theo The Korea Herald)