Chủ nhật, 24/11/2024
Thứ năm, 26/11/2015, 10:53 (GMT+7)

Cuộc chiến sinh tồn trên đồng cỏ Kenya

Khám phá đồng cỏ và thế giới hoang dã ở Kenya, tận mắt chứng kiến cảnh săn mồi, thay vì lòng thương cảm cho các sinh vật yếu thế, bạn chợt nhận ra rằng đây là quy luật cân bằnꦕg sinh thái của cuộc sống tự nhiên.

Bắt đầu hành trình khám phá thiên nhiên hoang dã ở Kenya, chiếc xe đặc chủng chậm rãi đưa du khách băng qua những cánh đồng cỏ bát ngát. Bạn có th▨ể dễ dàng bắt gặp từng đàn thú ăn cỏ trong khung cảnh thanh bình.

Đàn voi lẩn khuất trong đồng khô. Thảo nguyên tưởng chừng bình lặng lại là nơi diễn ra những cuộc chiến sinh tồn khốc liệt để các loài thú hoang🎃 dã có thể tồn tại.

Ngay cả "chúa sơn lâm" cũng có giây phút nghỉ ngơi y▨ên bình. Nhưng khi thức giấc chúng là những "sát thủ" đáng sợ nhất châu Phi. Sư tử có bư♑ớc đi uyển chuyển, thường nhằm tấn công hệ hô hấp con mồi một cách dứt khoát. Chỉ với cú tát chí mạng với linh dương, sư tử đã có bữa ăn tươi ngon cho mình.

Chẳng mấy chốc, dấu vết của cá🌠c cuộc chiến trên thảo nguyên hiện ra trước mắt du khách. Một bộ xương💮 linh dương nằm phơi trên đồng cỏ. Sư tử thường chén thịt con mồi ngay sau khi hạ gục chúng. Tuy nhiên, chúng vẫn "xử lý" sạch sẽ thức ăn thừa, thậm chí đã thối rữa bắt gặp trên đường đi.

Tài xế kiêm hướng dẫn viên người Kenya thông báo cách đoàn khách không xa có một chú sư tử hoặ𓆉c một con báo đốm đang rình mồi. Nếu may mắn thì chúng tôi sẽ thấy được cảnh săn mồi của chúng. Mọi người đều nín thở nhìn theo tay của hướng dẫn viên. Chỉ cách chừng 50 m, một chú linh dương trong tích tắc đã làm mồi cho báo đốm. Khi đến gần vẫn còn thấy máu dính đầy trên miệng kẻ săn mồi lạnh lùng.

Báo đốm châu Phi không chỉ chạy nhanh và nhạy bén với con mồꦰi, chúng còn rất thông minh khi săn đuổi để con mồi không thể thoát thân. Sau khi rượt đuổi bắt kịp mục tiêu, bá𓆉o đốm giảm tốc độ để phán đoán hướng tẩu thoát của từng dạng con mồi. Ví dụ đà điểu, gà rừng khi cố gắng chạy thoát thường đột ngột đổi hướng di chuyển, còn linh dương chạy theo đường thẳng.

Quy luật tự nhiên chốn cỏ hoang này có lẽ là một vòng tròn. Nai, hươu ăn cỏ rồi sinh sôi nảy nở. Chúng trở thành con mồi của các loài ăn thịt. ▨Các loài ăn thịt như chúa sơn lâm cũng phải thuần phục quy luật của tạ♎o hóa mà chết đi, nằm về với đất, nuôi cỏ. Vòng tròn cứ thế tiếp tục.

Kenya với hình ảnh núi rừng, thảo nguyên hoang dã mênh mông từ lâu đã trở thành tâm điểm du lịch Đông Phi, thu hút ꦚkhách từ khắp🃏 thế giới.

Tháng 3/2015, Hãng Hàng không Kenya Airways mở đường bay thẳng từ sân bay Jomo Kenyatta Intern✨ational Airport (JKIA), Nairobi (thủ đô của Kenya) tới Hà Nội, Việt Nam. Đây là hãng Hàng không đầu tiên có đường bay thẳng nối Việt Nam với Châu Phi, giá vé từ 1.800 USD. Giá vé mùa khuyến mại dao động từ 1.200 đến 1.300 USD.

Bạn nên dành khoảng 9 ngày để khám phá Kenya và Tanzania hoang dã, tới các địa điểm không thể bỏ qua như Vườn quốc gia hồ Nakuru, khu b🃏ảo tồn thiên thiên Masai Mara, khu bảo tồn quốc gia Serengeti, khu bảo tồn Ngorongoro...

Kenya sở hữu 61 công viên quốc gia trên khắp cả nước, trong đó khu bảo tồn quốc gia Masai Mara nằm ở tỉnh Narok, tiếp gꦜiáp vườn quốc gia Serengeti (Tanzania) là điểm sáng nổi tiếng nhất ở đây với diện tích khoảng 1.500 km2. Đây là nơi cư trú của hàng chục loài động vật có vú, lưỡng cư, bò sát và hàng trăm loài chim. Du khách thường đi xe chuyên dụng cùng hướng dẫn viên địa phương để tìm hiểu đời sống hoang dã của các loài thú, ngắm cảnh từ những cánh đồng cỏ xavan tới thung lũng xanh mướt.

Vớ♐i những ngày rꦛong ruổi từ sáng tới tối tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn, bạn có cơ hội thưởng thức ba bữa ăn trong ngày giữa không gian thiên nhiên hoang dã với đầy đủ bàn ăn, đồ dùng thịnh soạn.

Ráng trời chiề💦u nhuộm đỏ thảo nguyên, hoàng h🅠ôn buông xuống cùng sương rơi nhẹ trên những ngọn cỏ xanh mơn mởn. Chuỗi ngày khám phá thiên nhiên châu Phi hoang dã chắc chắn để lại nhiều cảm xúc cho du khách đến đây.

Văn Trường

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]