Ở vòng 22 chặng đua tại Áo, Sebastian Vettel xin vào pit để thay lốp. Khi chiếc SF90 dừng lại, một số thành viên của Ferrari vẫn ôm những chiếc lốp mới chạy ra để thay. Tiêu chuẩn của những pha vào pit ngày nay rơi vào khoảng hai giây, nhưng Vettel mất tớꦆi 6,1 giây mới có thể nhấn ga. Đối thủ trực tiếp Valtteri Bottas mất 3,5 giây khi vào pit cùng thời điểm. Chung cuộc, Vettel về thứ tư, kém vị trí đứng podium của Bottas chỉ 0,65 giây.
Nếu như các tay đua kèn cựa nhau từng giây, các nhân viên ở pit-stop nỗ lực cho đến từng phần trăm giây. "Mỗi khi thực hành, chúng tôi đo mọi thông số của đội pit: Mất bao lâu để tháo bánh, để đưa bánh cũ ra ngoài và để đưa bánh mới vào trong rồi cố định lại. Mất bao lâu để nâng xe lên rồi hạ xuống. Chúng tôi không giấu diếm gì cả. Mọi thông số của đội pit đều được theo dõi chặt chẽ, cũng như các tay đua", Steve Nielsen - Giám đốc thể thao của đội Williams - nói với CNN.
Williams sở hữu đội pit giỏi nhất làng F1. Các kỷ lục vào pit nhanh trong vài năm qua thường do họ xác lập. Từ chặng sáu ở Monaco đến chặng chín ở Áo, Robert Kubica liên tục có thời gian vào pit nhanh nhất, trong đó có mức 1,97 giây ở Pháp. Đó là lần duy nhất có tay đua vào pit dưới hai giây mùa này, cho đến Grand Prix Anh - nơi Pierre Gasly của Red Bull chỉ vào pit trong 1,90 giây và lập kỷ lục thế giới.
"Đội pit của chúng tôi tập luyện theo từng bước nhỏ", Jonathan Wheatley - quản lý Re🅷d Bull - nói trên trang chủ của đội. "Chúng tôi thử 🔥thay riêng mũi xe hay hàn những vết thủng. Chúng tôi thử dùng những thành viên khác, kỹ thuật khác hay thậm chí là trang thiết bị khác. Có những lúc chúng tôi thử dùng cả mô hình của những thiết bị mới để xem nó có ảnh hưởng đến quá trình không".
Kể từ khi F1 cấm các đội đổ thêm xăng cho xe năm 2010 vì lý do an toàn, những chuyến vào pit chỉ kéo dài từ hai đến ba giây. Khô♉ng còn những trường hợp xe phóng đi, kéo theo ống dẫn xăng như trường hợp của Felipe Massa tại GP Singapore 2008. Xác suất mắc sai lầm của các đội pit cũng giảm đáng kể. Cuộc chiến giữa vài phần trăm giây của đội pit không còn ảnh hưởng lớn đến cuộc đua như trước, nhưng sai lầm như trường hợp của Ferrari ở Áo không hiếm.
Ở mỗi chặng đua, người ta thường ch♋ú ý đến 20 tay lái. Nhưng đằng sau mỗi tay lái là khoảng 20 nhân viên đội pit. Họ có cuộc đua riêng. Đội pit của McLaren tập ở nhà máy hai buổi mỗi ngày. Trong mỗi buổi, họ thực hành khoảng 15 tình huống. Mỗi tuần, cả đội đến phòng gym hai lần để tăng cường cơ bắp, giúp các thao tác chính xác hơn. Sau mỗi chặng đua, họ cùng xem lại băng chiếu chậm để tìm cách rút gọn từng phần trăm giây thừa thãi.
Đội pit của McLaren thường có 16 người. Hai người đứng ở đầu và đuôi để nâng xe lên. Hai người đứng ở hai bên sườn để giữ xe cố định. 12 người còn lại được chia đều vào bốn bánh. Một người tháo và cố định bánh, một người đưa bánh cũ ra và một người đưa bánh mới vào.♔ Để tiết kiệm thời gian, các thao tác gần như diễn ra cùng lúc và hài hòa.
Đội pit của Williams khẳng định trong điều kiện lý tưởng, họ có thể hoàn thành công việc trong 1,60 giây. Nhưng, cột mốc đó không hề đơn giꦬản, khi cả đội phải không được mắc sai lầm. Người cố định bánh cần lắp đủ chặt để bánh không rơi ra trên đường đua, nhưng cũng không được chặt quá vì sẽ tốn thời 🎐gian tháo nếu xe vào pit lần nữa. Các tay lái cũng cần phanh lại đúng lúc để xe ở vị trí hoàn hảo. Nếu phanh quá sớm, anh ta sẽ mất thêm thời gian do đội pit phải di chuyển. Còn nếu phanh quá muộn, anh ta sẽ bị phạt.
Cuộc chơi của đội pit chỉ kéo dài hai đến ba giây, và từng phần trăm giây đều có ý nghĩa. Thời gian phản xạ trung bình của con người là khoảng 0,2 giây, vừa bằng thời gian để tháo hoặc cố định bánh. "Trong 0,2 giây đó, anh ta không chỉ tháo hay cố định bánh, mà còn phải quyết định dừng đúng lúc và lùi lại cho người khác tiếp tục công việc", ông Nielsen nói với Wired.
Thời F1 sơ khai, sau khi hoàn tất công việc, đội pit sẽ giơ cao tay để tay lái nhấn ga. Đội pit sẽ phải tránh ra khỏi đường lăn🐠 bánh, nếu không muốn cản chiếc F1. Giờ đây, họ thậm chí còn phải tránhജ ra nhanh hơn bởi ngay khi chiếc bánh cuối cùng được cố định, đèn hiệu phía trước tay lái chuyển sang màu xanh ngay lập tức.
Nhưng, không phải lúc nào cũng vậy. Tại Grand Prix Bahrain🅠 2018, đèn hiệu của Kimi Raikkonen chuyển màu xanh khi bánh sau bên trái xe anh vẫn chưa được thay. Tay lái người Phần Lan nhấn ga lao đi và chiếc bánh đó đè lên Francesco Cigarini - thành viên đội pit. Cigarini bị gãy cả hai chân, trong khi Raikkonen không biết chuyện gì đã xảy ra. Raikkonen không có lỗi, vì nhiệm vụ của anh l♉à phóng đi thật nhanh sau khi đèn xanh. Lỗi nằm ở hệ thống kĩ thuật, và điều đó cho thấy sự nguy hiểm mà đội pit phải đối mặt.
Cigarini chưa mất đến một năm để hồi phục, và anh ngay lập tức quay lại làm việc dù không phải ở đội pit. Hai ngày trước ở Grand Prix Anh, Cigarini viết lên Instagram: "Tôi đến garage và tưởng tượng ra cảnh đang làm ⛎việc cùng đội pit. Mọi lo lắnꦡg đã tan biến".
Xuân Bình tổng hợp