Tiêm kích Su-35S hoạt động tại Syria
Bộ Quốc phòng Nga cho biết tiêm kích Su-35S đã hai lần xua đuổi máy bay tàng hình F-22 Mỹ trên không phậ💎n Syria vào ngày 23/11 và 13/12. Những chiếc F-22 bị tố cáo quấy rối phi đội cường kích Su-25 Nga đang tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, trong khi quân đội Mỹ bác bỏ hoàn toàn thông tin này.
Theo giới phân tích, trong bối cảnh cuộc chiến chống tổ chức IS ở Syria đang bước vào giai đoạn cuối, những cuộc chạm trán trên không như vậy là cơ hội hiếm hoi để F-22 và Su-35S ngầm so kè sức mạnh cũng như thu thập tin tức tình báo về năng lực của nhau, theo Bussiness Insider.
Hiện có khoảng 3.000 phiến quân IS đang bám trụ ở khu vực thung lũng nằm giữa sông Euphrates. Những phần tử Hồi giáo cực đoan này muốn tìm nơi trú ẩn an toàn nhờ lợi dụng sự phức tạp trong thỏa thuận quản lý xung đột ♓giữa không quân Nga và Mỹ. Hồi đầu tháng 11, hai nước nhất trí rằng Nga quản lý vùng trời phía tây sông Euphrates, trong khi liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu sẽ hoạt động ở đông Euphrates.
Hai bên cam kết thông báo cho nhau khi không kích IS tại khu vực này nhằm tránh xảy ra 𒈔xung độ📖t ngoài ý muốn. Trên thực tế, những cuộc chạm trán giữa máy bay Nga và Mỹ trên không phận giáp ranh gần sông Euphrates không phải là mới.
"Có khoảng 6-8 sự cố như vậy diễn ra hàng ngày hồi cuối t𒆙háng 11, khi máy bay Nga hoặc Syria đi vào không phận của chúng tôi ở đông sông Euphrates. Phi công Mỹ ngày càng khó xác định liệu phía Nga đang thử khả năng hoặc khiêu khích chúng tôi, hay đó chỉ là nhầm lẫn thực sự", trung tá Damien Pickart, người phát ngôn Bộ chỉ huy Trung tâm Không quân Mỹ (CENTCOMꦗ), phát biểu.
Trung tá Pickart nhไấn mạnh mối lo ngại lớn nhất của Washington hiện nay là khả năng bắn rơi máy bay Moscow vì những hành động bị coi là đe dọa lực lượng liên quân.
Thăm dò khả năng
Chuyên gia quân sự Tom Demerly nhận định những cuộ𓃲c đối đầu ngầm giữa Su-35S và F-22 là cơ hội quý giá cuối cùng để hai bên thăm do tiềm lực của nhau. Đây giống như một cuộc diễn tập quân sự thực tế, nơi hai bên là đối thủ thực sự thay vì chỉ là mục tiêu mô phỏng và đều được trang bị vũ khí hiện đại nhất.
Trung tá Pickart đề cập đến việc nhữ🐈ng chiếc Su-35S có ý định kiểm tra và thử phản ứng của phi công Mỹ, cho thấy Nga đang tìm cách ghi nhận tính năng của các hệ thống cảm biến, thu thập tin tức tình báo và đội hình tác chiến c🔯ủa Mỹ.
Thông tin tình báo này đặc biệt quan trọng trong cuộc xung đột ở Syria. Nó cho phép Moscow và Washington triển khai những tiêm kích tốt nhất hoạt động ngay sát đối ๊phương, nhằm đánh giá ưu nhược điểm của bản thân và đối thủ trong điều kiện thực tế, cũng𝓰 như nghiên cứu học thuyết tác chiến của nhau. Những dữ liệu này sẽ được phân tích cặn kẽ trong nhiều năm tới.
Nga có thể sử dụng radar Irbis-E và hệ thống cảm biến hồng ngoại OLS-35 tối tân của Su-35S để thu nhận tín hiệu nhận dạng tiêm kích 🎐tàng hình F-22, từ đó phát triển những giải pháp để bám bắt loại phi cơ này từ khoảng cách xa, vô hiệu hóa ưu thế tàng hình của nó. Ng♊ược lại, những chiếc F-22 cũng có thể ghi lại tần số hoạt động của Irbis-E, giúp Washington nghiên cứu phương án gây nhiễu và tăng tính tàng hình cho tiêm kích tương lai.
Mỹ từng tiến hành nhiều hoạt động huấn luyện mô 🍰phỏng không chiến giữa tiêm kích F-16 với những chiếc Su-27 mua từ Ukraine, cho phép họ phát triển chiến thuật đối đầu với không quân Nga. Tuy nhiên, phi đội Su-35S và Su-30SM của Nga tại Syria sở hữu những tính năng vượt xa mẫu Su-27, khiến kinh nghiệm từ các ൲lần đối đầu trên bầu trời Syria sẽ được tiếp thu và đưa vào giáo trình huấn luyện phi công Mỹ sau này, chuyên gia Demerly nhận định.
Duy Sơn