Lơnh (26 tuổi♐) ở làng Kt🏅e - Kchăng, xã Đắk Song, huyện Kông Chro (Gia Lai) mãi chẳng thể quên tháng 10/2021, khi bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 thông báo con trai Đinh Văn Nguyên (5 tuổi) mắc căn bệnh "nếu không điều trị có thể không sống được".
"Về sau nghe bác sĩ, y tá nói nhiều em mới biết tên bệnh là u nguyên bào thần kinh, một dạng ung thư", Lơnh🍷 kể bằng tiếng Kinh không sõi. Trước đó, con trai cô đột nhiên kêu đau chân, chẳng thể đứng. Đứa trẻ được bố mẹ chuyển từ bệnh viện huyện đ⭕ến tỉnh, xuống TP HCM và được chuyển ra Huế để điều trị.
Biết con bệnh nặng, hai vợ chồng không ✨khóc, lập tức trở lại Gia Lai nhờ người quen trong🔯 làng làm thủ tục vay ngân hàng được 15 triệu đồng để đi viện. Năm ngoái, họ chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế. Hành trình khó khăn hơn khi cả Lơnh và chồng Đinh Honh (27 tuổi) đều không biết chữ.
Chị Huỳnh Hoa, 34 tuổi, một người nhà bệnh nhân cùng phòng của Lơnh cho biết mỗi khi cầꦕn làm thủ tục gì các y tá hoặc người nhà bệnh nhân cùng phòng cũng phải giúp. "Nói chung nhà em ấy vừa không c💟ó tiền, vừa không có chữ, khó khăn nhất phòng", chị nói.
Con trai duy nhất bị ung thư không phải biến cố đầu 🐼tiên trong đời Đinh Thị Lơnh. Cô mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống với chị gái và anh rể. Không đi học, nhỏ xíu Lơnh đã biết làm việc vặt trong nhà, 14 tuổi theo chị vào rẫy cuốc đất, trồng lúa, trồng khoai lấy cái ăn.
Ở tuổi 19, sau vài mâm cỗ, Lơnh theo Honh về làm vợ, d👍ù chẳng được mặc váy cô dâu. Hai vợ chồng có hai sào đất đỏ để trồng lúa, trồng khoai. Họ đi làm thuê mỗi người được hơn 100 nghìn đồng một ngày. Công việc không đều đặn, có bữa cả nhà chỉ có cơm với rau rừng nhưng vui vẻ.
Từ ngày con bệnh, hai v𒅌ợ chồng bỏ rẫy ra Huế, Lơnh "thấy mình như trượt chân từ đỉnh núi xuống". "Em không cha mẹ, không biết chữ, giờ không đi làm nên không có một đồng luôn"ꦅ, Lơnh kể.
Anh Đinh Văn Ếch, trưởng làng Kte - Kchăng cho biết, trước khi con bệnh, vợ chồng Lơnh đã nằm trong danh sách 57 hộ nghèo, trong tổng 120 hộ ở làng. Trong nhà sàn của vợ chồng Lơnh không xe đạp, không TV, tủ lạnh. Mái tôn thủng lỗ chỗ nên chỉ ngon giấc v𒐪ào mùa khô.
Ban đầu, người làng chỉ biết con Lơnh nằm viện, không rõ bệnh nặng nhẹ thế nào. Cán bộ trong làng trích quỹ một triệu đồng phụ giúp đôi vợ chồng trẻ. Về sau nghe tin bé Nguyên mắc bệnh hiểm ng🐭hèo, cả làng gom người vài nghìn đến vài chục nghìn ủng hộ.
"Bà con đều nghèo nên muốn cũng không có nhiều để giúp. Chính quyền xã thì hỗ trợ được vài triệu đồng, dành các suất quà cho họ nếu có", anh Ếch nói. Vì hai bên cha mẹ đều không còn, anh em nghèo khó nên họ chẳng thể dựa vàꦡo người thân.
Một năm qua, vợ chồng Lơnh sống nhờ tình thương của dân làng, các mạnh thường quân đến thăm, của các bác sĩ và người nhಌà bệnh nhân bệnh viện Trung ương Huế. Thỉnh thoảng có mạnh thường quân đến cho tiền, cô lấy mua đồ ăn, mua thêm tôm, cá để bổ s꧃ung dinh dưỡng cho con.
Vài tháng gần đây, ở quê không có việc, chồng Lơnh bắt xe r🦄a Huế với vợ con. Người vợ và con trai nằm giường, chồng nằm sàn bệnh viện. Họ mua đồ ăn nấu chung với người nhà bệnh nhân ở cùng phòng tại nhà Hy Vọng - nơi phụ huynh có con điều trị ung thư nấu ăn, giặt giũ.
Lơnh ra Huế như bước đến một thế giới khác. Cô học được nhiều cái hay, biết nhiều người, khác hẳn với cuộc sống ở vùng đất đỏ. Không chỉ nhìn thấy đường sá, xe cộ, nhà cửa rộng rãi, Lơnh được các chị cùng phòng hướng dẫn nấu tôm, mực, cá cho con sau ghép tủy. "Ở qu😼ê tôi chỉ ăn rau rừng với thỉnh thoảng có thịt, không ăn hải sản bao giờ", cô kể.
Theo bệnh án của bệnh viện Trung ương Huế, Đinh Văn Nguyên phải hóa trị, phẫu thuật, ghép tủy, xạ trị, trong thời gian một năm, với chi phí 150 triệu đồ🦋ng. Toàn bộ chi phí gia đình cho biết không có khả năng lo, đều nhờ bệnh viện kêu gọi các cá nhân, tổ chức hỗ trợ.
Hiện tại, bé Nguyên đã ghép tủy, đỡ quấy khóc, ăn được mỗi bữa gần bát cháo. Những bữa ăn của g🎃ia đình ಞba người đơn giản hay đủ chất vẫn dựa vào những tấm lòng hảo tâm.
Lơnh mong con sớm kไhỏe để cả nhà về quê, cùng đi rẫy, làm ﷽thuê, sống cuộc đời bình yên như trước.
Phạm Nga
Với mục tiêu 🐽thắp lên niềm tin cho bệnh nhi ung thư, Quỹ Hy vọng kết hợp với chương trình Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng. Thêm một sự chung tay của cộng đồng là thêm một tia sáng gửi🧸 tới thế hệ tương lai của đất nước.
Độc giả có thể xem thông tin về chương trình tại đây