Trong suốt 16 giờ từ ngày 27 đến 28/10/1961, các xe tăng Mỹ và Liên Xô đã dàn trận tại trạm kiểm soát Charlie của quân đội Mỹ ở thành phố Berlin, Đức khiến hai siêu cường tiến gần tới nguy chiến tranh gần hơn bất kỳ cuộc đối đầu nào thời Chiến tranh Lạnh, ngoại trừ cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba một năm sau đó, theo Guardian.
Sau Thế chiến 2, nước ﷽Đức bị chia tách thành Đông Đức và Tây Đức, lấy thành phố Berlin làm khu vực phân định vùng ảnh hưởng giữa Liên Xô và phương Tây. Tuy nhiên, do tồn tại nhiều bất đồng nên tình trạng khủng hoảng và đối đầu giữa hai bên thường xuyên xảy ra.
Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào năm 1958, khi♑ Liên Xô quyết định đóng cửa đường phân định giữa hai vùng để ngăn chặn làn sóng di cư ồ ạt từ Đông Đức sang Tây Đức. Động thái này đã gây mâu thuẫn nghiêm trọng g🤡iữa ha🌺i cường quốc.
Ngay sau khi bức tường Berlin 𓆏đượ🌟c dựng lên, căng thẳng giữa quân đội Mỹ và Liên Xô tại tr෴ạm kiểm soát Charlie đã dẫn đến một tình huống được cho là căng thẳng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnꩵh ở châu Âu.
Tháng 10/1961, biên phòng Đꦗông Đức bắt đầu từ chối cho phép các nhà ngoại giao Mỹ đi vào Đông Đức theo thỏa thuận v𒆙ới Nga.
Ngày 22/10, E Allan Lightner Jr, nhà ngoại gꦗiao cấp cao Mỹ ở Tây Berlin bị lính canh Đông Đức chặn đường yêu cầu kiểm tra hộ chiếu khi đang đến nhà hát opera ở Đôn🃏g Đức và bị buộc phải quay trở lại.
Ngày 26/10, không chịu khuất phục dễ dàng💜 và muốn chứng tỏ quyết tâm duy trì quyền tiếp cận Đông Đức của Mỹ và Đồng minh, Washington đã điều 10 xe tăng M-48A1 và ba xe thiết giáp chở quân đến trạm kiểm soát Charlie, nơi thường chỉ có quân cảnh Mỹ canh gác.
Các cỗ chiến xa này dừng cách khu vực biên giới Đông Đức/Tây Đức khoảng 75 m và nổ máy inh ỏi tạo thành cột khói đen trên không trung.
Đối phó với động thái được cho là khiêu khích này, Liên Xô lập tức điều hàng chục xe tăng T-55 đến gần trạm kiểm soát Charlie, đối 🐷đấu với xe tăng Mỹ. Xe tăng hai bên chĩa pháo vào nhau và thi gan trong suốt 16 giờ căng thẳng.
Cùng thời gian này, các nhân viên quân sự và ngoại giao Mỹ dưới sự hộ tống của quân cảnh tiếp tục băng qua trạm kiểm soát, thực hiện quyền đi lại vào lãnh thổ Đông Đức. Tình hình lúc đ🌸ó được đánh giá đặc biệt nghiêm trọng, bởi Chiến tranh Thế giới lần thứ ba sẽ bùng nổ nếu một bên có các động thái tiếp tục leo thang căng thẳ♚ng.
Tuy nhiên, Washington đã ra chỉ thịꦑ nhắc nhở lãnh đạo quân đội Mỹ rằng Berlin không phải là một "lợi ích sống còn" đến mức liều lĩnh gây chiến với Moscow. Sau đó, Tổng thống Kenedy chấp thuận mở một kênh liên lạc bí mật để thuyết phục lãnh đạo Liên Xô rút xe tăng về và đảm bảo Mỹ cũng tuân thủ rút quân theo quy định.
Sáng 28/10, các xe tăng Liên Xô rút lui trước và ngay sau đó🐓 Mỹ cũng rút qꦅuân. Cuộc đối đầu tại trạm kiểm soát Charlie kết thúc.
K💃ể từ đó, các quan chứ𒈔c ngoại giao phương Tây và nhân viên quân sự được quyền tự do đi lại để đến nhà hát opera ở Đông Berlin trong khi các nhà ngoại giao Liên Xô cũng có quyền tương tự ở Tây Berlin.
Xem thêm: Trận đụng độ duy nhất giữa Mỹ và𝔍 Liên Xô trong Thế chiến 2ꦆ.
Duy Sơn