"Black Panther" - nhà thiết kế Ruth Carter
Là bộ phim siêu anh hùng đầu tiên của vũ trụ Marvel có nhân vật chính đến từ châu Phi, bom tấn đình đám Black Panther đã thành công trong việc nâng tầm bản sắc văn hóa của "lục địa đen" thông qua những trang phục dân tộc mang đậm hơi thở đương đại. Ba mươi năm kinh nghiệm trong làng mốt, làm không ít những bộ phim về người Mỹ gốc Phi như Amistad, Selma hay Love&Basketball, không khó đểܫ Carter có thể tạo ra một đất nước Wakanda hư cấu tổng hòa được nhiều nét đẹp của các bộ lạc trên khắp châu Phi.
Bà chỉn chu từng đường nét, màu sắc, phụ kiện đặc trưng cho mỗi nhân vật. Các gam màu sáng tối, họa tiết và đường viền trang phục được sử dụng đa dạng và chuyên biệt cho từng tuyến nhân vật mà không hề tạo cảm giác màu mè, kệch cỡm. "Báo đen" T'Challa toát lên vẻ 🅷quyền lực với gam màu đen tuyền. Đội quân Dora Milaje phủ một màu đỏ nhiệt huyết lấy cảm hứng từ bộ lạc Maasai. Không những thế, Carter bật mí rằng bà phải mất hơn sáu tháng trước khi khởi quay, đi khắp nơi cùng 100 cộng sự tìm kiếm những món phụ kiện nguyên bản thuộc về bộ lạc châu Phi, chẳng hạn như kiểu vòng cổ truyền thống của phụ nữ Ndeble ở Nam Phi, đĩa môi của nhà thiết kế người Ghana Ozwald Boateng, hay vương miện của nữ hoàng Ramonda vốn là mũ kết hôn của phụ nữ Zulu.
Đầu tư vào nét phá cách hiện đại nhưng vẫn tìm tòi tôn vinh văn hóa truyền thống dường như là điểm mấu chốt khiến giới chuyên môn tin rằng "Báo đen" là ứng cử viên sáng giá nhất💃 cho tượng vàng Oscar năm nay. Ruth Carter cũng có thể trở thành nhà thiết kế da đen đầu tiên giành được giải thưởng cao quý này.
"Mary Queen of Scots" - nhà thiết kế Alexandra Bryne
Cuộc chiến vương quyền giữa nữ hoàng Mary xứ Scotland (Saoirse Ronan) và nữ hoàng Elizabeth I (Margot Robbie) gây ấn tượng trên màn ảnh rộng bởi nhiều yếu tố, trong đó là dàn phục trang lộng lẫ♉y của các n🐈hân vật.
Alexandra Bryne, nhà thiết kế quen thuộc từng đoạt được tượng vàng Oscar 2007 với bộ phim Elizabeth: The Golden Age, chứng tỏ phong độ ổn định khi làm nên hàng loạt bộ cánh "khủng" cho từng tuyến nhân vật. Trên nền phom dáng cổ điển đúng nguyên tác, từng chi tiết nhỏ trên trang phục như họa tiết dập nổi, in hoa tinh tế hay viền ren nữ tính, xếp ly đồ sộ, cài áo tinh xảo... được 🌃nhấn nhá sao cho toát lên khí chất hoàng gia cao quý. Cùng là gam xanh nhưng sự chuyển màu trang phục đầy tinh tế trong từng thước phim cũng truyền tải nhiều thông điệp nói thay cho cảm xúc của nhân vật.
Với thông lệ tôn vinh lịch sử và các giá trị truyền thống, nhất là trong bối cảnh nữ quyền lên ngôi giữa Hollywood như hiện nay, tác phẩm sử thi Mary Queen of Scots là đố⭕i thủ nặn🍸g ký nhất trong cuộc đua đến tượng vàng danh giá.
"The Favourite" - nhà thiết kế Sandy Powell
Giải Oscar cho thấy ưu ái đề tài lịch sử châu Âu khi một bộ phim khác lấy bối cảnh hoàng gia Anh vào thế kỷ 18 cũng góp mặt ở hạng mục Thiết kế Trang phục xuất sắc năm nay: The Favourite. Bên cạnh dấu ấn nữ quyền mạnh mẽ xuyên suốt mạch tác phẩm, nhà thiết kế Sandy Powe♔ll còn khiến "cuộc chiến" giữa hai nữ quý tộc trở nên t𝓰hu hút bởi khối lượng trang phục đồ sộ.
Dù chỉ sử dụng hai gam màu đen - trắng cơ bản, sự đa dạng về chất liệu xa xỉ cùng họa tiết trang phục nữ tính đã chinh phục nhãn quan của khán giả. Hàng loạt kiểu kết cấu váy áo tay phồng diễm lệ,꧋ tùng váy tầng tầng lớp lớp đã tạo nên nét cầu k🔯ỳ đặc trưng đậm chất hoàng gia đương thời.
"Mary Poppins Returns" - Sandy Powell
Với đề cử thứ hai trong cùng một năm, nhà thiết kế Sandy Powell tỏ rõ lợi thế vượt trội trước các đồng nghiệp trong cuộc đua đến tượng vàng Oscar. Nếu như trong The Favourite, bà mang đến một không khi uy nghiêm, sang trọng và cổ kính đậm chất hoàng gia Anh, đến với Mary Poppins Returns, trang phục lại được traꦅu chuốt kỹ càng theo phong cách văn hóa Anh của thập niên 1✨930.
Từ những bộ vest bằng vải tweed gam màu trầm, cà vạt sọc hai màu cho đến những chiếc mũ phớt, beret kiểu cách, Sandy muốn mang trọn vẹn tinh thần Anh vào hình tượng mỗi nhân vật. Tuy vậy, dù nỗ lực làm mới một hình ảnh kinh điển, quý cô Poppins của Mary Poppins Returns vẫn được đánh giá yếu thế hơn so với trang phục của The Favourite trong hành trình đến giải thưởng cao quý nhất.
"The Ballad💙 of Buster Scruggs" - nhà thiết kế Mary Zophres
Như thường lệ, một trong năm ứng cử viên cho hạng mục trang phục phim xuất sắc tại Oscar hằng năm luôn là cái tên gây bất ngờ và khó hiểu. Lấy bối cảnh giữa những cánh đồng miền Tây nước Mỹ, trang phục trong The Ballad of Buster Scruggs mang đậm phong cách cao bồi. Trong khi trang phục của những chàng trai bụi bặm mang gam màu trung tí꧋nh, các quý cô trong phim hiện lên với những bộ đầm ca rô mộc mạc. Tuy nhiên, khả năng để những cao bồi viễn tây có thể "vượt mặt" những đối thủ khác trong 𝓰đề cử là khá khó khăn.
Lễ trao giải Osca🧔r 201🧸9 sẽ diễn ra sáng 25/2 (giờ Hà Nội).