Khách hàng băn khoăn khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ. Ảnh. Anh Tuấn |
Theo phương án mới mà S-Fone dự kiến áp dụng từ 1/9, cước hòa mạng cho thuê bao trả sau còn khoảng 200.000 đồng (giảm 50.000 đồng so với mức cước cũ). S-Fone cho biết, công ty vẫn đang xem xét điều chỉnh cách tích🙈 cước theo phương án block 6 giây giống như của mạng di động Viettel và giảm cước nhắn tin xuống còn 300 đồng/tin nhắn. Theo ông Đỗ Văn Quất, Giám đốc Chiến lược và Hỗ trợ S-Fone, mức cước mà công ty đưa ra vẫn nằm trong dự kiến và đang được các lãnh đạo tiếp tục bàn bạc để cố gắng ấn định vào thời điểm sớm nhất nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Về việc này, một đại diện VNPT cho rằng, dù sao S-Fone v𒉰ẫn luôn một mình một cửa. Không bị khống chế về giá, họ có thể tự điều chỉnh mức cước của mình bất cứ lúc nào. "Hiện giờ, chúng tôi chưa có dự kiến gì ngoài🐻 các phương án đã trình Bộ Bưu chính Viễn thông", vị đại diện này nói.
Trước đó, S-Fone cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Bưu chính Viễn thông nên quy định rõ ràng về lộ trình giảm cước cho những doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế. Trao đổi với VnExpress, ông Đỗ Văn Quất cho rằng, nếu so sánh giữa các doanh nghiệp mới với VNPT khác nào bảo một đứa bé 2 tuổi lên võ đài để đấu với 1 võ sĩ 20 tuổi. "Rõ ràng, Bộ phải là người cầm cân nảy mực và có quꦫy định rõ ràng về lộ trình giảm cước đối với các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế. Bởi nếu S-Fone giảm cước hôm nay, ngày mai VNPT cũng xin giảm thì꧒ chúng tôi sẽ rất khó khăn", ông Quất nói.
Trước những diễn biến 𓆉mới trên thị trường viễn thông, Viettel tỏ ra khá bình tĩnh vì chưa tham gia thị trường nhưng lượng thuê bao của công ty tăng lên chóng mặt và gần chạm con số 18.000. Ông Nguyễn Việt Dũng,꧑ Phó giám đốc Trung tâm Thông tin di động Viettel, cho biết, Viettel không có chủ trương tiếp tục giảm cước mà chỉ tập trung đẩy mạnh vùng phủ sóng và nâng cao chất lượng dịch vụ để sớm ấn định thời điểm khai trương dịch vụ.
Theo các chuyên gia viễn thông, hiện nay, các doanh nghiệp không nên đua nhau giảm cước mà hãy tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ. Tiếp tục chạy đua về giá, không ai khác, các doanh nghiệp mới vẫn là người chịu thiệt thòi và thị trường viễn thông lại♒ quay về thời kỳ độc quyền của những năm trước. Bởi nếu giảm cước, doanh thu từ dịch vụ sẽ giảm, các doanh nghiệp sẽ không còn hơi sức đâu để đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới dẫn đến chất lượng dịch vụ kém. Người chịu nhiều thiệt thòi sẽ là khách hàng vì họ sẽ không có cơ hội được sử dụng t🏅hêm các dịch vụ mới.
Ông Nguyễn Minh Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Bưu chính Viễn thông, cho biết, Bộ chưa nhận được chương trình mới của S-Fone nên chưa thể đưa ra ý kiện cụ thể. Tới đây, Bộ sẽ lấy ý kiến của các doanh nghiệp để đề ra một lộ trình giảm cước c𝐆ụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả người tiêu dùng và các nhà cung cấp.
Đồng tình với quan điểm của Bộ, nhiều khách hàng cũng cho rằng, thay vì giảm cước, các doanh nghiệp nên tập trung nâng cao chất lượng. Chị Hồng Mai ở Thanh Xu൩ân, Hà Nội, cho biết, cái mà khách hàng quan tâm nhất hiện nay không phải là là giá cước rẻ hay đắt mà là chất lượng dịch vụ. "Là người thường xuyên sử dụng điện thoại di động, tôi đã quá mệt mỏi với các cuộc gọi bị ngắt giữa chừng, nhắn tin thì vài giờ mới đến", chị Mai bức xúc. Lâu nay, người tiêu dùng chỉ được các nhà cung cấp dịch vụ thông báo về việc giảm cước còn chất lượng dịch vụ thì chẳng ai đảm bảo. Khách hàng có thắc mắc cũng chẳng ai đứng ra giải quyết.
Anh Mai Tiến Dũng ở Tôn Đức Thắng cho rằng, khi giảm cước, mỗi tháng khách hàng có thể tiết kiệm được vài chục nghìn đồng, nhưn🌳g nếu các cuộc gọi liên tục gặp sự cố thì cái mà khách hàng sẽ mất đó là thời gian công sức và cả tiền bạc.
Hồng Anh
Độc giả có thể gửi ý kiến tại đây: