Ian Haydon, một nam thanh niên 𝄹khỏe mạnhಞ, 29 tuổi, đăng ký lấy máu tại một trung tâm y tế thành phố Seattle vào tuần trước.
"Ồ, máu của anh ấy quý như vàng đấy", y tá nói.
Haydon là một trong những tình nguyện ꦐviên đầu tiên tham gia thử nghiệm vaccine tại Mỹ. Với hy vọng góp phần vào nỗ lực chấm dứt đại dịch, anh đăng ký chương trình tiêm chủng dù biết về những rủi ro có thể gặp phải.
Các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ (N꧋IH) sẽ nghiên cứu mẫu máu của Haydon và những người khác, xem xét liệu vaccine có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch, chống ℱlại mầm bệnh cơ thể chưa từng gặp phải hay không. Đây sẽ là manh mối đầu tiên để đánh giá độ hiệu quả.
Khi đại dịch có xu hướng suy yếu, vaccine dần trở thà✅nh "ánh sáng cuối đường hầm", diệt trừ hoàn toàn mầm bệnh và ngăn chặn các làn sóng tái bùng phát trong tương lai.
Theo tiến sĩ Anthony Fauci, Viện trưởng Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, Mỹ đặt mục tiêu đư🐽a vaccine vào sử dụng trong khoảng 12 đến 18 tháng tới. Nhà Trắng thậm chí khởi động một chiến dịch mang tên "Operation Warp Speed" nhằm đẩy nhanh quá trình điều chế, tiến hành thử nghiệm 14 "ứng cử viên" tiềm năng, tham vọng phân phối đại trà trong tháng 1 năm sau.
Với ít nhất 115 dự án phát triển vaccine tại nhiều công ty và ph🐻òng thí nghiệm, các nhà khoa học đang ráo riết chạy đua, bẻ cong rất nhiều quy trình vốn có. Ngay cả chuyên gia kỳ cựu nhất cũng không thể dự đoán điều gì sẽ xảy đến tiếp theo.
Nhiều năm liền, nghiên cứu khoa học được tiến hành theo từng bước tuần tự: thử nghiệm trên động vật, nghiên cứu độc lực học, nghiên cứu trong phòng thí nghệm, thử nghiệm trên người và cuối cùng là lên ♊kế hoạch sản xuất. Giờ đây, các giai đoạn được thực hiện song song và đẩy nhanh hết mức có thể. Các nhà khoa học gọi đây là điều "chưa từng có tiền lệ".
Giới chức nước Mỹ mạnh mẽ cam kết họ sẽ không đặt tốc độ lên trên yếu tố an toàn, song nhiều chuyên gia y đức lo ngại về khái niệm "ngoại lệ nghiên cứu trong đại dịch", tức là tăng tốc phát triển và phân phối vaccine ra thị trường, bỏ qua một số tiêu chuẩn sẵn có. Nếu đi chệch hướng, thế giới có thể phải trả giá bằng làn sóng phản đối từ những người ủng hộ phong trào anti-vaccine, vốn là nỗi đ♌au đầu từ trước khi Covid-19 ෴bùng phát.
"Chúng ta mất đến 26 năm để phát triển vaccine ng💫ừa rotavirus (gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em). Nếu muốn thành công trong vòng 12 đến 18 tháng, bạn sẽ phải bỏ qua nhiều giai đoạn. Như vậy có hơi mạo hiểm không? Có, nhưng việc nhiễm virus cũng vậy", Paul Offit, nhà nghiên cứu đã điều chế vaccine rotavirus, khẳng định.
Kể từ đầu tháng 1, khi Covid-19 thậm chí chưa được đặt tên, các nhà khoa học tại công ty công nghệ sinh học Inovio đã bắt đầu tìm cách phát triển vaccine. Giống với nhiều nhóm nghiên cứu trên toàn thế giới, họ sử dụng bộ m🌊ã gene của nCoV được các đồng nghiệp Trung Quốc chia sẻ trước đó.
Joseph Kim, giám đốc điều hành công ty, cho biết chỉ mất ba giờ để điều chế loại vaccine ph♛ù hợp.
Trong khi ✃đó, các chuyên gia tại NIH cũng hợp tác với công ty công nghệ sinh học Moderna, cho ra đời loại vaccine khác. Quá trình sản xuất bắt đầu vào cuối tháng 1 tại một nhà m⭕áy ở thành phố Boston.
Tuy nhiên, việc điều chế một "ứng cử viên" tiềm năng mới chỉ là bước đầu của cuộc hành trình gian nan. Chứng minh sản phẩm an toàn, hiệu quả và tăng cư🧸ờng quy mô sản xuất có thể mất tới nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ.
Bên cạnh khoa học công nghệ, quá trình phát triển còn phụ thuộc vào diễn biến của dịch bệnh, sự linh hoạt của cơ quan quản lý và những ⛄điều giới chuyên gi🎃a tìm hiểu được trong khi nghiên cứu.
Thử nghiệm lâm sàng cũဣng gặp phải nhiều vấn đề phức tạℱp.
Thông thường, quá trình này diễn ra sau thử nghiệm trên động vật. Giai đoạn 1 được thực hiện trên số lượng nhỏ tình nguyện viên để xác định độ an toàn và liều dùng phù hợp. Các💮🎐 nhà chuyên gia sẽ theo dõi tác dụng phụ cũng như dấu hiệu sơ bộ cho thấy vaccine có hiệu quả.
Sau khi phân tích ❀dữ liệu, hãng dược quyết định xem có tiến hành thử nghiệm giai đoạn 2 trên hàng trăm người hay không. Ở giai đoạn 3, các tình nguyện viên sẽ được phân nhóm, tiêm vaccine hoặc sử dụng giả dược để đối chứng. Toàn bộ công đoạn mất tới vài năm.
Một cách để đẩy nhanh quá trình sản xuất vaccine là chủ động nhiễm nCoV sau khi đã được tiêm chủng để đánh giá độ hiệu quả. Dù nhiều nhà kh♕oa học ủng hộ cách làm này, số khác đặc biệt cân nhắc vấn đề đạo đức.
Song số lượng tình nguyện viên đăng ký các thử nghiệm đầy rủi ro như vậy vẫn tiếp tục tăng lên. Nhiều người sẵn sàng trở thành đối tượn🦂g nghiên cứu cho một loại vaccine có thể chưa được kiểm chứng trên𒉰 động vật.
Ian Haydon sẽ tiêm mũ🐠i vaccine thử nghiệm thứ hai vào tuần tới, 🐻cho biết anh chưa từng làm điều này trước đây, nhưng rất sẵn lòng góp sức vào nỗ lực tìm ra vaccine an toàn và hiệu quả.
Thục Linh (Theo Washington Post)