Trong 6 tháng qua, các công ty bất động sản có động thái thâu tóm quỹ đất rầm rộ hoặc chuẩn bị dòng tiền khủng để săn tìm dự án, bất chấ🅘p Covid-19 diễn biến phức tạp.
Hưng Thịnh Group vừa thâu tóm một quỹ đất có diện tích hơn 1.000 ha tại tỉnh Lâm Đồng. Trước đó, từ cuối n🐬ăm 2019 doanh nghiệp này cũng đã chi hàng nghìn tỷ đồng mua lại nhiều dự án tại Bình Định, trong đó có dự án khu đô thị biển quy mô lên đến hơn 1.000 ha.
Trong khi đó, dù đang nắm tổng quỹ đất 681 ha khắp các tỉnh thành, Nam Long vẫn dành 2.000 🧸tỷ đồng mỗi năm để săn thêm đất. Chủ tịch HĐQT Công ty Nam Long, ông Nguyễn Xuân Quang cho biết, hiện doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực để mở rộng quỹ đất. Công ty tận dụng thời điểm và cơ hội để cân nhắc mua thêm đất sau Covid-19 trong bối cảnh nhiều đơn vị vướng pháp lý và áp lực tài chính buộc phải xả hàng để giải quyết khó khăn.
Mục tiêu thu mua của doanh nghiệp này là quỹ đất phải có quy mô lớn và vị trí thuộc các tỉnh, thành phố vệ tinh hoặc tọa lạc tại cửa ngõ của các vùng kinh tế trọng điể꧑m phía Nam, thậm chí vươn ra cả phía Bắc. Doanh nghiệp thống nhất mỗi năm dành 2.000 tỷ đồng mua thêm đất để chuẩn bị nguồn cung dự án cho những năm tới.
Một đại gia địa ốc khác là Danh Khôi Group đang tiến hành thương vụ mua lại quỹ đất vàng tại TP Đà Nẵng. Tập đoàn 𝔉này cũng vừa ký kết với ꦍCông ty bất động sản Phát Đạt để mua sỉ và phát triển dự án phức hợp tại Bình Dương.
Còn Công ty An Gia tuy chỉ 🐎chân ướt chân ráo niêm yết lên sàn chứng khoán chưa đầy một năm cũng công bố tại đại hội cổ đông thường niên diễn ra hồi tháng 6 về tham vọng mở rộng quỹ đất. Doanh nghiệp cho rằng đây là "thời điểm vàng" để đi mua dự án. Năm 2020, An Gia dự kiến dành 3.000 - 5.000 tỷ đồng để thu gom quỹ đất. Hiện có 2 quỹ đất 30 ha tại Long An, 30 ha tại B🐷ình Chánh (TP HCM), doanh nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô theo hướng tiến xa dần. Một mặt vẫn chọn thị trường chính là TP HCM, mặt khác vươn ra các tỉnh Biên Hòa (Đồng Nai), Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương...
Trên thực tế, còn rất nhiều thương vụ thâu tóm quỹ đất chưa được công bố do còn trong vòng đàm phán, phải bảo mật thông tin. Theo đánh giá của Savills Việt Nam, các hoạt động M&A tài sản bất động sản, trong đó có quỹ đất trong những tháng đầu năm 2020 diễn ra sôi động do tác động của Covid-19 và nhiều khả năng các thư🍌ơng vụ sẽ tăng lên thời gian tới.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Đại Phúc Land xác nhận các doanh nghiệp có động thái mua bán sáp nhập và săn quỹ đất khá nhộn nhịp trong 6 tháng đầu năm. Tâm lý chung hiện nay doanh nghiệp nào cũng tranh thủ thu mua vì lo chậm chân không còn đất giá tốt, vuột mất vị trí đẹp. Đây có thể là do tác động của Covid-19 khiến một số doanh nghꦐiệp khó khăn, tạo ra cơ hội cho các ông lớ🧜n có dòng tiền chớp thời cơ gom đất.
CEO Đại Phúc Land phân tích, bất động sản là lĩnh vực đầu tư dài hạn nhanh cũng phải 3-5 nܫăm, dài cũng trên dưới 10 năm hoặc lâu hơn. Trong đó, việc chuẩn bị quỹ đất là yếu tố đầu tiên quan trọng và ngày càng khó do quỹ đất ngày một khan hiếm và giá cả đền bù tăng. Chính vì vậy các trong chiến lược phát triển của mình các doanh nghiệp phải dành ra dòng tiền lớn để chuẩn bị quỹ đất trong dài hạn, để chủ động trong kế hoạch triển khai của mình. "Doanh nghiệp nào có quỹ đất tốt, doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranhಌ về sau", bà Hương đánh giá.
Tuy nhiên theo quan điểm của chuyên gia này, cuộc đua săn quỹ đất không phải là thảm đỏ trải hoa hồng, đằng sau đó còn có rất nhiều thách thức và đây chỉ là sân chơi củ꧙a những doanh nghiệp có dòng tiền khỏe mạnh (trường vốn). Điều này đòi hỏi kế hoạch phát triển quỹ đất phải song hành với quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông đô thị với định hướng phát triển cân bằng, bền vững nhằm tránh gây lãng phí nguồn lực đầu tư.
Bà Hương cũng chỉ ra những mặt trái của cuộc đua săn quỹ đất. Đầu tiên, đó là dòng tiền khủng bị chôn vào Doanh nghiệp phải chấp nhận tình trạng cất tiền vào những tài sản cực lớn trong k🗹hi chưa xác định được bao lâu có thể hiện thực hóa lợi nhuận.
Kế đến, càng để lâu chi phí đầu vào sẽ càng gia tăng, trong đó chiếm tỷ trọng cao là gánh nặng lãi vay (chi phí tài chính). Sau khi gom quỹ đất bước tiếp theo là triển khai thủ tục pháp lý dự án cũng là cả chặng đường gian nan không hẹn ngày về đích. "Quỹ đất lớn là một lợi thế vượt trội so với các đối thủ nhưng nếu không khai thác được để ra thành phẩm bán hàng, lợi thế này sẽ biến thành gánh nặng🧜 tồn kho, chôn vốn. Đây là rủi ro tiềm ẩn rất lớn cho doanh nghiệp", bà Hương khuyến cáo.
Trung Tín