Panda Boys, nhóm nhạc thần tượng gồm các bé trai từ bảy tới 11 tuổi, lập kỷ lục là nhóm tồn tại ngắn nhất, từ 20 đến 24/8, vì sự chỉ trích của các cơ quan truyền thông, dư luận. Tài khoản Weibo của đài truyền hình trung ương (CCTV) đăng bài phê bình: "Những người dẫn dắt trẻ vào làng giải trí, rốt cuộc là ngu dốt hay là khát tiền🐭 đến phát điên?", "Mới tám tuổi, chữ còn chưa biết hết đã bắt kiếm tiền. Ép trẻ chín sớm, đó là động cơ kiếm chác chứ không phải bồi dưỡng nhân tài". Nhà đài kêu gọi điều tra công ty quản lý ASE, làm rõ họ có kiếm tiền từ nhóm nhạc hay không.
Từ đầu tháng 8, các cơ quan quản lý đưa mức xử phạt chưa từng có, nhằm loại bỏ những người vi phạm pháp luật, đạo đức khỏi làng giải trí như: xóa sổ tất cả tài khoản mạng xã hội, xóa tên khỏi các nền tảng video, gỡ các sản phẩm từng tham gia. Trong đó, ca sĩ Hoắc Tôn phải giải nghệ vì lùm xùm tình ái🐻 với một cô gái, Trịnh Sảng không có cơ hội xuất hiện ở bất kỳ chương trình nào vì trốn thuế trong khi Triệu Vy bị gỡ phim khỏi các nền tảng video dù cơ quan chức năng chưa công bố lý do.
Tại nhiều diễn đàn, khán giả bình luận môi trường ngành giải trí Trung Quốc ngày càng khắc nghiệt, mức phạt cho các nghệ sĩ vi phạm thậm chí nặng hơn so với ở Hàn Quốc - nơi nền công nghiệp giải trí phát triển bậc nhất châu Á, đồng thời được nhận xét khắc nghiệt bậc nhất thế giới. Những ca sĩ phạm pháp, phải ngồi tù𝐆 như Choi Jong Hoon, Jung Joon Young... bị buộc rút khỏi làng giải trí song các tác phẩm cũ của họ lẫn tài khoản mạng xã hội cá nhân vẫn được giữ. Việc cấm người vị thành niên ra mắt ở nhóm nhạc thần tượng cũng được cho nghiêm ngặt hơn ở một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc - nơi có nhiều ca sĩ ở độ tuổi teen.
ꦑTrung Quốc cấm người vị thành niên tham gia chương trình đào tạo thần tượng từ hồi tháng 5. Đây là một trong số điều luật được bàn thảo tại Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc năm ngoái. Nhiều đại biểu khi đó cho rằng làn gió độc hại xâm lấn làng giải trí, hình thành những ngôi sao kém tài và những sản phẩm kém chất lượng, thiếu bản sắc văn hóa, làm hại thanh thiếu niên. Từ đó, hàng loạt quy định nhằm "gạn đục khơi trong" ngành giải trí lẫn văn hóa fanquan (hội nhóm fan) được ban hành.
>> Trung Quốc siết quản lý nghệ sĩ vướng scandal
🅘Gần đây, Tổng Cục Phát thanh, Truyền hình cho biết sẽ quản lý chặt giới nghệ sĩ, bao gồm thu nhập, việc nộp thuế, nhằm "đảm bảo công bằng", tránh hiện tượng nghệ sĩ nhận mức thù lao lớn trong khi thực lực kém.
💟Trong khi đó, Cục Không gian mạng ban hành thêm 10 quy định chấn chỉnh giới sao và văn hóa fanquan, gồm: Hủy bỏ tất cả bảng xếp hạng nghệ sĩ, chỉ giữ bảng xếp hạng độ hot của sản phẩm âm nhạc hay phim ảnh; Tăng cường kiểm tra hoạt động các công ty quản lý nghệ sĩ; Cấm tình trạng fan của nghệ sĩ lăng mạ nhau trên Internet; Cấm dụ dỗ fan chi tiền mua sản phẩm liên quan thần tượng; Tăng cường quản lý chương trình Internet, cấm hình thức khán giả chi tiền bỏ phiếu cho thần tượng; Cấm dụ người vị thành niên quyên góp tiền mua quà, ủng hộ thần tượng...
Nhiều khán giả ủng hộ các biện pháp chấn chỉnh ngành giải trí song cũng không ít ý kiến cho rằng các mức phạt thiếu công bằng, minh bạch.
Ngày 27/8, loạt tác phẩm Triệu Vy tham gia bị gỡꦯ khỏi các nền tảng video song phần lớn khán giả Trung Quốc không hiểu lý do. Trong thăm dò ý kiến của blogger Yuquan Zhenxiang, 52.000 trên 53.000 người tham gia cho biết không rõ vì sao cô bị phạt. Tài khoản Xxie viết: "Sai ở đâu, phạt ở đó, tại sao phải gỡ bỏ các tác phẩm của cả một tập thể?".
Không phải ý kiến phê bình giới nghệ sĩ nào của cơ quan truyền thông lớn đều được đồng tình. 15.000 người bất bình với bài báo trên Guangming Daily khi phê phán nghệ sĩ nam "nương pháo" (ngoại hình yểu điệu, nữ tính hóa), cho rằng đây là quan niệm thẩm mỹ "bệnh hoạn, lệch lạc", theo Dalian Lifestyle.💮 Tài khoản Nyakoo viết trên Weibo: "Tôi tự hỏi có phải đang sống ở năm 2021. Từ lúc nào, quan niệm thẩm mỹ phải do nhà nước thống nhất? Từ lúc nào 'nương pháo' thành từ hàm ý xấu?". Những ý kiến phản đối cho rằng điều cần quản lý ở nghệ sĩ là đạo đức và pháp luật chứ không phải ngoại hình của họ.
Như Anh