Phim tài liệu Walk with me (Bước chân an lạc, đạo diễn Marc J. Francis và Max Pugh) vừa ra mắt khán giả trong nước. Tác phẩm có sự xuất hiện của vài gương mặt tăng sĩ Làng Mai từng dự đám tang Trịnh Công Sơn năm 2001. Ngày 1/4 của 17 năm trước, tin nhạc sĩ qua đời khiến khán giả trong, ngoài nước bàng hoàng, thương tiếc. Khi ấy, từ Pháp, Làng Mai đã cử một đoàn hơn 20 tăng sĩ, có cả người nước ngoài, về Việt Nam viếng ông. Họ, nước mắt rơi trên má, cùng bước vào gian nhà của Trịnh Công Sơn ở Phạm Ngọc Thạch (quận 1, TP HCM) đồng thanh hát Cát bụi, Một cõi đi về... như nén tâm hương gửi bậc tài hoa.
Phim Bước chân an lạc công chiếu là nhờ công lao của nhiều thiện hữu trí thức, trong đó phải kể đến sự hỗ trợ nhiệt tình của gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tác phẩm của nhạc sĩ họ Trịnh cũng được ca vang trong các buổi giao lưu ra mắt phim ba miền đất nước, ở TP HCM, Đà Nẵng và Hà Nội, như ngụ ý về sự hòa điệu giữa tâm hồn 🌃của hai bậc tiền bối.
Từ lâu, với các tăng thân Làng Mai nói riêng và nhiều người trong giới tu sĩ nói chung, nhạc Trịnh Công Sơn là một trong những nguồn suối tinh thần - nơi họ tìm thấy nhiều suy nghiệm về thân phận con người, sự giao h🉐òa giữa đạo và đời. Nhiều tăng sĩ thuộc hơn 200 ca khúc nh🎃ạc Trịnh. Ở các buổi sinh hoạt hàng tháng, những người tu tập cùng nhau hát tác phẩm của ông.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh - trụ trì Làng Mai - là một khán giả mộ điệu nhạc Trịnh Công Sơn. Thiền sư ra nước ngoài từ sớm, vì hoàn cảnh, khoảng cách địa lý, họ không có dịp gặp gỡ nhau ngoài đời nhưng có một thời gian liên lạc qua thư từ, điện thoại. “Tôi bắt đầu thương Trịnh Công Sơn khi nghe Khánh Ly hát...”, Thích Nhất Hạnh có lần chia sẻ. Thiền sư thuộc nằm lòng nhiều tác phẩm Trịnh Công Sơn. Ông đã thực hiện buổi pháp thoại dài với chủ đề nhạc Trịnh.
" Đóa hoa vô thường" - Hồng Nhung
Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Đăk Lăk. Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 ở Huế. Cả hai đều có sợi dây gắn bó máu thịt với đất Huế. Hồn cốt cổ kính, trầm mặc, nhẹ nhàng ở đất thần kinh thấm đượm trong lời thơ, ý nhạc và phong thái của họ. Một người ở lại quê hương, sống trọn vẹn cuộc đời thăng hoa với âm nhạc. Một người tu hành, thiền định nơi xứ người. Hai con đường tưởng như hai hướng rẽ nhưng thật ra đều dẫn chung về một lối. Những công việc, tác phẩm, lời nói họ gửi cho nhân gian đều là thiện ý trao duyên lành, trao yêu thương. Khán giả nhận ra ở họ sự đồng điệu khi nói về tình yêu, về cuộc đời, về thân phận con người, về sự thức tỉnh lương tri trước thời cuộc, về sự phản tỉnh bản thân lẫn tiếng nói trách nhiệm với xã 𝔍hội, cộng đồng hay là về vạn vật, tự nhiên.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người đưa ra khái niệm "Đạo Bụt dấn thân" (engaged Buꦜddhism). Theo đó, từ bi không phải là lý thuyết, từ bi được thực hiện ngay trong đời sống hàng ngày. Những ai theo đạo Bụt không đứng ngoài đời sống, mà hòa vào đời sống, đón nhận những hỉ, nộ, ái, ố với tâm thức phụng sự xã hội của người tu thiền. Nhạc Trịnh cũng chưa bao giờ đứng ngoài đời sống, dẫu ông có lúc viết về sự hư vô của kiếp người, của nhân loại, đó vẫn là tiếng vọng từ chính tâm hồn của một tha nhân tha thiết với đời - "Tôi là ai, là ai, là ai? Mà yêu quá đời này" (Tôi ơi đừng tuyệt vọng).
Vì lẽ đó, Thích Nhất Hạnh đã có c🐼uộc tương phùng hoan hỉ với nhạc Trịnh. Vài năm trước khi Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dòng nhạc phản đối chiến tranh, kêu gọi hòa bình (khoảng 1965, 1966), Thích Nhất Hạnh đã có nhiều bài thơ nêu bật sự phi lý của chiến tranh. Nghe nhạc Trịnh Công Sơn, thiền sư thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ tâm t🌃ư của một người yêu nước, xót xa trước cảnh bom rơi, đạn nổ và lầm than mà chiến tr🐼anh mang lại.
Hạt giống của nhân ái, của từ bi hay tình yêu dành cho hình tượng Mẹ... cũng là những điều trở đi trở lại trong tác phẩm của Trịnh Công Sơn, Thích Nhất Hạnh. Bông hồng cài áo - nhạc phẩm sáng tác dựa trên bài văn xuôi của thiền sư viết về mẹ - nêu bật hình ảnh đứa con tự hào cài lên ngực bông hồng đỏ - biểu tượng nhắc nhở sự may mắn khi mẹ còn hiện hữu bên đời. Còn Trịnh Công Sơn có Đường xa vạn dặm với nỗi thổn thức, đau đến thắt lòng của đứa con cần mẹ, nhớ mẹ nhưn𝓀g mấওt mẹ.
* Nghe Hồng Nhung hát 'Đường xa vạn dặm'
Trịnh Công Sơn có Biết đâu nguồn cội, Ở trọ, Ngẫu nhiên, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Hãy yêu nhau đi... thấm đẫm chất thi♏ền, triết lý về tình yêu, đời người, sự vô thường, một tâm hồn trẻ thơ, hồn nhiên như vạn vật có sinh có diệt... Thích Nhất Hạnh có những vần thơ, những trang văn, bài thuyết giảng nói về tuệ giác, kiếp người, niềm vui, nỗi buồn của cuộc sống, về thoát tục, sự an yên vĩnh 🅷cửu trong tâm hồn lẫn sự nhập thế.
Ngẫu nhiên (Trịnh Công Sơn)
...Hòn đá lăn trên đồi
hòn đá rớt xuống cành mai
rụng cánh hoa mai vàng
chim chóc hót tiếng qua đời
Người ôm lấy muôn loài
nằm trong tiếng bi ai
Mệt quá thân ta này
tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi
mệt quá thân ta này
nằm xuống với đất muôn đời
Kìa còn biết bao người
dìu dắt tới quanh đây...
Sinh tử không hai (Thích Nhất Hạnh)
đêm nghe mưa gội
linh hồn thức dậy
trời thế gian ngập lụt
biển sóng gầm ảo tượng
trong phút giây chập chờn
đường nét hôm nay
ra vào thấp thoáng
đưa anh về đâu?
có
không
mầu nhiệm trong giây lát
hạt mưa cười
nghiêng đổ u sầu.
* Khánh Ly hát "Ngẫu nhiên"
Thầy Trung Hải - một học trò của Thích Nhất Hạnh - kể trong bài giảng về nhạc Trịnh Công Sơn vào mùa xuân năm 2004 tại Mỹ, thầy nói nếu chọn con đường xuất gia (nghĩa là làm một nhà tu Ph🌃ật giáo), Trịnh Công Sơn đã có t💙hể trở thành một thiền sư.
"Là một học trò của thiền sư Thích Nhất Hạnh, cùng với những người bạn đồng tu, tôi học cách nghe được tiếng nói của bậc đạo sĩ trong ca từ của Trịnh. Đó là tiếng nói chân thật về những đau khổ của con người, của cuộc đời. Đó là lời kêu gọi tha thiết con người thương yêu nhau. Đó là thông điệp về mối tình nghìn năm với quê hương đất nước. Và đó còn là lời mời những người Việt Nam nhìn rõ tự thân mình để có thể tới gần nhau. Cuộc đời và những sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã dạy tôi bài học ấy. Thông điệp một đời hành đạo của thiền sư Thích Nhất Hạnh lại dạy thêm cho tôi biết nhìn cả khổ đau và hạnh phúc bằng con mắt trầm tĩnh, biết hiểu thấu và chuyển hóa khổ đau, biết trân quý và nuôi dưỡng hạnh phúc𒅌, và cuối cùng, biết thưởng thức từng giây phút của cuộc sống", thầy Trung Hải chia sẻ.
Trước đây, Thích Nhất Hạnh từng viết thư nhờ Trịnh Công Sơn phổ nhạc giùm một số bài kinh nhưng những lá thư này bị thất lạc. Khi thư đến tay nhạc sĩ cũng là lúc ông trở bệnh nặng, không làm gì được nữa. "Những bài hát của Trịnh Công Sơn về tình người giống như bài kinh mà chúng𝓀 ta có thể tụng được”, Thích Nhất Hạnh chia sẻ.
17 năm ngày Trịnh Công Sơn qua đời, âm nhạc của ông vẫn tiếp tục vang lên trên mọi nẻo đường. Như lời thiền sư, Trịnh Công Sơn không bao giờ mất. Người nhạc sĩ 𝄹ấy hiện diện ở khắp nơi, trong tâm hồn những người yêu nhạc ông, trong tâm hồn người Việt Nam.