Nhưng bất kể kết quả t💝hế nào, Hà Nội sẽ có vị thế mới trên toàn cầu.
Tất nhiên thế giới đã biết về Hà Nội. Hàng triệu du khách ghé thăm thành phố mỗi năm để tậ♎n hưởng sự sống động và quyến rũ của nó. Đời sống vỉa hè, ẩm thực hấp dẫn, những tòa nhà thanh lịch kiểu Pháp và những hồ nước xinh đẹp là thỏi nam châm hút mọi người từ khắp nơi. Và nhiều trong số họ, bao gồ🎐m cả tôi, đã yêu nàng.
Đến Hà Nội lần đầu tiên cách đây hai thập kỷ, tôi đã sống ở đó tám năm khi là Chuyên꧒ gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Viꦓệt Nam, và tiếp tục trở lại Hà Nội bất cứ khi nào có thể. Sau hai mươi năm, tôi không còn nghi ngờ rằng mình vẫn một lòng yêu "cô ấy".
Vậy mà trong nhiều thậ🥂p kỷ trước 🐟đây, Hà Nội đã bị cô lập với thế giới. Ở đây có rất ít đại sứ quán, hầu như không du khách, không cởi mở với các cuộc tranh luận quốc tế và người Việt cũng rất ít cơ hội ra nước ngoài. Chỉ đến khi Đổi Mới, thành phố mới bắt đầu trở mình. Một trong những nguyên tắc chỉ đạo của Đổi Mới là để "Việt Nam trở thành bè bạn với tất cả các nước". Cuối tháng này, Tổng thống Trump sẽ được Hà Nội chào đón như một người bạn, giống như hai cựu tổng thống Mỹ Clinton và Obama đã được chào mừng trước đó.
Vai trò tổ chức các cuộc họp quốc tế cấp cao của Hà Nội đã phát triển dần dần nhưng đề🃏u đặn kể t🌞ừ Đổi Mới. Một cột mốc quan trọng trong tiến trình này, là những buổi nhóm họp giữa Chính phủ Việt Nam và Nhóm tư vấn Ngân hàng Thế giới.
Vào mỗi cuối năm, đại diện tất cả các quốc gia và các tổ chức đa💮 phương đang cung cấp hỗ trợ phát triển cho Việt Nam cùng thảo luận về những tiến bộ đạt được, nhu cầu và thách thức phía trước.
Cuộc họp Nhóm Tư vấn Ngân hàng Thế giới đầu tiên về Việt Nam đã được tổ chức vào năm 1995 tại Paris. Giai đoạn đó, các cuộc họp tương tự bàn về các nước đang phát triển khác luôn được tổ chức tại các nền kinh tế tiên tiến, t🍃hường ở thủ đô của các cường♏ quốc mà trước đây các nước này từng là thuộc địa.
Nhưng quyết định tổ chức cuộc họp tại Hà Nội năm 1997, với vai trò đồng chủ tịch của Chính phủ Việt Nam, đã tạo ra một tiền lệ toàn cầu. Trong những năm sau đó, tiền lệ với Hà Nội đã trở thành chuẩn m😼ực cho các nước đang phát triển.
Tôi🧔 cảm thấy rất vinh dự vì đã tham gia tất cả các cuộc họp của Nhóm Tư vấn cho Việt Nam khi còn ở Hà Nội. Các cuộc gặp là cơ hội quý giá để trao đổi thông tin và ý tưởng thẳng thắn với các nhà lãnh đạo đất nước, cộng đồ🀅ng doanh nghiệp và các tổ chức. Việc sẵn lòng xem xét các quan điểm khác nhau, cùng tìm ra những giải pháp tốt hơn chính là yếu tố quan trọng nhất cho thành công của bất kỳ cuộc họp nào.
Sự cởi mở này cũng khiến một thành phố trở nên hấp dẫn trong vai trò một địa điểm đăng cai các cuộc họp quốc tế cấp cao. Theo cách này, nhiều quốc gia đã kết nối với thế giới thông qua các đô thị cởi mở nhất của mình. New York của Mỹ, Paris của Pháp hoặꦕc Thượng Hải của Trung Quốc đã là những "thành phố kết nối" toàn cầu cho quốc gia họ.
Đây là những thành phố mà kinh doanh phát triển mạnh, nơi sự cải tổ diễn ra, các ý tưởng được trao đổi, giới nghệ sĩ tự do sáng tạo... Cuộc họp cấp cao giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim vào cuối tháng sẽ là mộtไ cột mốc mới trên h🃏ành trình trở thành "thành phố kết nối" toàn cầu của Hà Nội.
Dường như thật lạ lùng khi ngày nay cá🔯c quốc gia đang đến Hà Nội để tìm kiếm hòa bình, trong khi nó từng chìm lấp rất lâu bởi chiến tranh. Gần 40 năm trước, một cuộc xung đột dữ dội nổ ra ở biên giới phía Bắc, và người ta đã sợ rằng nó có thể lan đến Thủ đô bất cứ lúc nào. Chỉ vài năm trước đó, vào cuối 1972, Hà Nội đã phải hứng chịu 12 ngày đêm bom dội. Và vào năm 1945, cuộc giải phóng oanh liệt tại đây đã đánh dấu nền độc lập mới của Việt Nam.
Những con đường Hà Nội đẹp nhất hôm nay nhắc chúng ta nhớ rằng, hòa bình đang có là nhờ rất nhiều thế kỷ mất mát và gây dựng. Phố Trần Hưng Đạo, nơi tôi sống trong suốt nhữꦿng năm ở Hà Nội, được đặt theo tên vị tướng đã đánh bại quân xâm lược ở thế kỷ 13. Cách đó một con phố là Hai Bà Trưng, tên hai chị em nữ tướng đã chiến đấu can trường chống lại cuộc xâm lược ở thế kỷ꧂ thứ Nhất.
Nhưng, hòa bình cũng là xu thế của Hà Nội. Ít ai phủ nhận rằng Hồ Gươm là hiện thân cho linh hồn thành phố. Truyền thuyết kể, trên hồ năm 1428, một con rùa lớn nổi lên và đớp lấy thanh gươm báu trong tay vua Lê Lợi rồi lặn xuống♕ nước sâu, để nhắc nhà vua hiểu rằng: thời gian cho các trận chiến đã hết. Chu kỳ dài lâu của hòa bình và thịnh vượng sẽ tiếp nối.
Nếu truyền thuyết cụ Rùa xảy ra những ngày này, thanh gươm sẽ phải được thay bằng vũ khí hạt nhân. Và nếu chúng có thể biến mất nhဣư kiếm của vua Lê năm xưa, cụ Rùa hẳn rất tự hào khi biết Hà Nội trở thành một thành phố thực sự vì Hòa bình.
Martin Rama
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, không phải quan điểm của Ngân hàng Thế giới)