Ba "em bé ống nghiệm" ngày nào, gồm hai gái một trai, nay bước sang tuổi 25. Chỉ có Trân và Bảo gặp nhau tại Lễ kỷ niệm 25 năm ngày ra đời trẻ thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên tại Việt Nam - mở rộng đơn vị IVF Bệnh viện Từ Dũ. Em bé thứ ba là Phạm Tường Lan Thy, vắng mặt.
Quốc Bảo cao hơn T𝓀uyết Trân một cái đầu, đều lớn lên khỏe mạnh, có công ăn việc làm ổn định. Hai gia đình ngồi cạnh nhau trò chu🔜yện rôm rả sau thời gian dài không gặp mặt. Mấy chục năm qua, họ vẫn giữ liên lạc với nhau, trò chuyện qua mạng xã hội. Mỗi năm, vào ngày sinh nhật, Trân đều dành những lời chúc tốt đẹp cho hai người bạn đặc biệt của mình.
Tuyết Trân được các y bác sĩ Từ Dũ khen là dịu dàng, xinh đẹp. Cô là một trong số ít nữ sinh viên vừa tốt nghiệp khoa công nghệ thông tin, Trường Đại học Tiền Giang. Trân đa❀n𓄧g làm việc tại Trung tâm đào tạo và sát hạch giao thông thủy bộ của tỉnh Tiền Giang.
Quốc Bảo cao gần 1,8 m, làm việc tại bộ phận quản lý chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp ở quận Tân Bình, TP HCM. Bảo là lao động ch𒐪ính trong gia đình, ba đã về hưu, mẹ bệnh qua đời vài năm trước.
30/4/1998 là ngày đáng nhớ của rất nhiều người, không chỉ ba gia đình trong cuộc và các y bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ, ngày ba đứa trẻ ch♎ào đời.
Mẹ của Tuyết Trân, bà Trần Thị Bạch Tuyết cho biết 25 năm trước bà 33 tuổi, vợ chồng điều tr꧑ị hiếm muộn suốt 5 năm không có kết quả. Tình cờ biết Bệnh viện Từ Dũ tổ chức chương trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đợt đầu tiên, vợ chồng quyết định thử mặc dù khó biết trước kết quả.
"Lúc đó thử máu kết quả dương tính, coi như đã thụ thai, vợ chồng tôi vui lắm", bà Tuyết nhớ lại. Trân được một tuổi thì bố mất, một m🌸ình bà Tuyết nuôi con khôn lớn.
Tuyết Trân coi trở thành "em bé ống nghiệm" đầu tiên là sự may mắn và niềm tự hào. Mẹ vẫn giấu em điều này. Đến năm học cấp 2 Trân mới biết được sự đặc biệt của bản thân. "Hồi còn nhỏ thì e ngại, sợ phiền, 🅺lớn hơn biết suy nghĩ thì cảm thấy vui, muốn khoe cho mọi người biết nhiều hơn", cô gái tâm sự, thêm rằng bố không còn, cô được mẹ yêu thương nhiều hơn nên mong được lo lắng, bù đắp cho bà.
Còn Quốc Bảo ra đời khi ba mẹ đều ngoài 40 tuổi, sau gần 20 năm hi🌳ếm muộn. Bảo cho biết "luôn cảm thấy bản thân đặc biệt" và mong những đôi vợ chồng đang điều trị hiếm muộn kiên trì𝄹, không từ bỏ ý chí của mình.
Ông Ma❀i Công Phơn, ba của Quốc Bảo, cảm ơn các bác sĩ và ngành y tế đã dày công tìm tòi, nghiên cứu kỹ thuậꦬt điều trị hiếm muộn để nhiều gia đình có được hạnh phúc lớn lao như ông và bà Tuyết hôm nay. Những năm qua, khi ông mất đi vợ, bà Tuyết mất đi chồng, cuộc sống của hai gia đình vẫn ấm áp, hạnh phúc nhờ sự có mặt của Bảo, Trân.
GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, người tiên phong của ngành điều trị hiếm muộn tại Việt Nam,🥀 góp công lớn trong sự ra đời của ba đứa trẻ IVF đầu tiên. Bà nói rằng mỗi khi nhớ đến cảnh ba Tuyết Trân chắp tay vái lạy sau khi con ra đời, đều không ki🐷ềm được nước mắt.
30 năm trước, nhiều gia đình tan vỡ vì hiếm muộn. Theo bác sĩ Phượng, khi biết thế giới có kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, bà cùng các cộng sự cố gắng thành lập một khoa để hỗ trợ sinh s♑ản, nghiên cứu thực hiện kỹ thuật này. 5 năm sau, những đứa trẻ đầu tiên chào đời.
"Khi những đứa bé đầu tiên được thụ tinh và sinh ra thành công, không thể diễn tả lại được cảm xúc của chúng tôi lúc đó", bác sĩ Ph🌠ượng nói.
Khoảng một triệu cặp vợ chồng tại Việt Nam đang bị vô sinh, hiếm muộn. Tỷ ⛦lệ vô🥃 sinh ngày càng tăng và trẻ hóa.
Bác sĩ Trần 🙈Ngọc Hải, Phó giám đốc điều hành Bệnh viện Từ Dũ, cho biết từ khi thành lập khoa Hiếm muộn đến nay, Bệnh viện Từ Dũ đã đón hơn 16.300 em bé thụ tinh trong ống nghiệm ra đời. Số lượt khám hiếm muộn mỗi năm 55.000 đến ꦚ60.000. Tỷ lệ thai lâm sàng IVF hơn 45%.
"Mỗi em🐭 bé ra đời là niềm hạnh phúc to lớn của gia đình cũng nh🗹ư đội ngũ y bác sĩ", bác sĩ Hải nói.
Mỹ Ý