Bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng "thập tử nhất sinh", trưa ngày 3/4/2020. Lúc này, Bệnh viện Bạch Mai đang bị cách ly do Covid-19. Sản phụ sinh con thứ ba, cắt tử cung do nhau bong non, sốc mất máu, rối loạn đông máu nặng, suy tạng. Khi xe cứu thương vừa đến cổng, bệnh nhân ngừng tim, ngừng thở (còn gọi ngừng tuần hoàn hô hấp).
♚Đây là trạng thái gián đoạn đột ngột hoạt động bơm máu của tim, khiến máu không thể lưu thông tới các bộ phận khác của cơ thể. Nếu không cấp cứu kịp thời, tình trạng này sẽ gây tử vong nhanh chóng. Mục đích cao nhất của việc cấp cứu ngừng tuần hoàn là duy trì nhịp thở, quá trình vận hành của nhịp tim, ngăn nguy cơ não ngừng hoạt động với biến chứng gây tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể.
𝕴"Tình huống lúc đó rất nguy cấp, song tôi vẫn có niềm tin là bệnh nhân sẽ sống", điều dưỡng trưởng Nguyễn Mạnh Chung, Trung tâm cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, hồi tưởng.
🦄Thông thường, xe cứu thương sẽ chở người bệnh đến cửa phòng cấp cứu, nhưng ngày hôm đó bệnh viện đang cách ly, xe chỉ đến được vùng đệm, cách đó 500 m. Lúc này, bệnh nhân đã suy hô hấp nặng, tiên lượng tử vong.
🧔Ngay lập tức, một người nhảy lên cáng ép tim, người khác liên tục bóp bóng, một người che ô, còn lại hợp lực đẩy cáng chạy.
💜15 phút sau, bệnh nhân tự thở trở lại, song các chỉ số sinh tồn thấp, nguy cơ tử vong cao. Đến cuối giờ chiều, người bệnh ngừng tim, ngừng thở lần thứ hai. Kíp cấp cứu tiếp tục ép tim suốt 60 phút nhưng trái tim sản phụ không phản ứng.
🥃Theo lý thuyết, người bệnh không có mạch, tim không đập trở lại sau khi ép tim ngoài lồng ngực và hỗ trợ thở oxy (CPR) 30-60 phút, tức là cấp cứu không thành công. Không từ bỏ, điều dưỡng Chung vẫn ghì chặt tay, tiếp tục ép để kích thích tim. Mọi người thay phiên nhau, người này mệt người kia vào. Phó giáo sư Nguyễn Văn Chi, trưởng kíp cũng vận động anh em kiên trì, cố gắng "câu giờ" cho các biện pháp cấp cứu khác.
𒀰Sau hơn 120 phút ép tim liên tục, tim bệnh nhân đập trở lại, rất yếu ớt. Kíp tiếp tục các biện pháp hồi sức, dùng thuốc hỗ trợ mạch. Sau 24 giờ, người bệnh dần ổn định nhưng vẫn cần máy thở, tiếp tục truyền 4,8 lít máu.
𝕴Hai ngày sau, sức khỏe bệnh nhân cải thiện dần. Tuy nhiên, tình trạng mất máu vẫn tiếp diễn, ống thông dạ dày chảy máu tươi ồ ạt, chị được nội soi dạ dày cầm máu cấp cứu, qua nguy kịch.
ꦦBệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế tuyến cuối tại miền Bắc, tiếp nhận những bệnh nhân nặng nhất từ cả nước chuyển đến. Riêng Hồi sức cấp cứu là khoa "đầu sóng ngọn gió", với khoảng 160 bác sĩ, điều dưỡng thay phiên nhau trực hai ca mỗi ngày. Khoa tiếp nhận hơn 300 ca bệnh một ngày, trường hợp ngừng tim, ngừng thở nhiều không đếm xuể, song không phải ai cũng may mắn "chiến thắng tử thần".
🐈Đối với ca cấp cứu ngừng tuần hoàn, trung tâm huy động một bác sĩ chỉ huy cùng ba đến 4 điều dưỡng để thay phiên ép tim, làm thủ thuật. Trong đó, ép tim phổi là "vũ khí" quan trọng nhất, nhằm khởi động quả tim trong những phút đầu tiên, giành lại sự sống cho người bệnh.
ꦑBác sĩ Đỗ Trọng Nam, Trung tâm cấp cứu A9, cho rằng thời gian là quan trọng nhất, càng tiếp cận sớm càng tốt. Trường hợp ngừng tim quá 5 phút, không có biện pháp can thiệp, nguy cơ tử vong lớn. Tuy nhiên, "không phải cứ tim ngừng đập thì bệnh nhân hết cơ hội", ông nói, bởi việc quả tim ngừng rồi đập lại là chuyện hàng ngày tại viện. Nhiều trường hợp tim không còn đập, chỉ số sinh tồn nguy kịch vẫn được nhân viên y tế "giành giật với tử thần" cứu về.
✱Như bệnh nhân nữ, 25 tuổi, sốt cao nhiều ngày, mệt mỏi, khi nhập viện không đo được mạch, ngừng thở. Kíp trực khởi động quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn, ép tim cho người bệnh. Bất ngờ, người bệnh tỉnh lại, gạt tay bác sĩ đang ép tim vì đau ngực. Sau vài phút, cô lại lịm đi, không bắt được mạch, bác sĩ tiếp tục ép tim lần hai.
꧋Thông thường, những trường hợp nặng, không đo được mạch, đã ngừng tim phải cấp cứu ép tim và điều trị hồi sức trong một khoảng thời gian dài mới có thể tỉnh lại. Tuy nhiên, chỉ sau vài phút ép tim, bệnh nhân tỉnh, cảm nhận đau, sau đó lại ngất đi rồi tiếp tục ngừng tim lần hai, ba.
ꦍ"Phải tiếp tục ép để duy trì sự sống", bác sĩ Nam ra y lệnh và cho rằng nếu dừng lại vì nghĩ bệnh nhân đã tỉnh có thể khiến họ tử vong ngay. Do đó, kíp liên tục ép tim đồng thời huy động thêm nhiều chuyên khoa để điều trị giúp quả tim đập trở lại.
ౠBên cạnh đó, "trong cấp cứu bệnh nhân ngừng tim, bước tiếp nhận đầu tiên là quan trọng nhất", điều dưỡng Chung nói. Đây là nhóm cấp cứu khẩn cấp, được ưu tiên hàng đầu. Ngoài ép tim, điều dưỡng sẽ thay phiên bóp bóng hỗ trợ hô hấp, kiểm soát chấn thương, theo dõi sát sao từng chỉ số sinh tồn.
ꦗLà người "đi trước về sau", điều dưỡng Chung nói công việc của mình luôn phải tập trung để kịp thời ứng phó, xử trí khi người bệnh có dấu hiệu bất thường. Họ còn phải nắm rõ tâm lý bệnh nhân, người nhà để chăm sóc và hỗ trợ tối đa.
ꦓ"Chỉ cần cứu được bệnh nhân thì tất thảy mệt mỏi, khó khăn không còn quan trọng", anh nói.
🌌Hơn 20 năm làm nghề, bác sĩ Nam không đếm hết số lần đứng trước ca bệnh nặng, thậm chí trong một ca trực có hai đến ba người tử vong, có người đang bình thường vài tiếng sau trở nặng và qua đời. "Kể cả khi bệnh nhân được ép tim kịp thời, mở ra cánh cửa sống đầu tiên vẫn phải tiếp tục chiến đấu với cuộc chiến khác", bác sĩ nói. Do đó, dù tính chất cấp cứu phải chạy đua thời gian nhưng anh luôn dặn dò mình phải thận trọng từng bước.
🍎Còn điều dưỡng Chung tâm niệm công việc của mình tuy thầm lặng nhưng lại là người canh gác ở "ranh giới sinh tử" bởi chỉ cần tim bệnh nhân đập trở lại, có mạch, huyết áp thì cơ hội sống vẫn còn.
Thùy An