Thứ hai, 19/2/2018, 01:00 (GMT+7)

Cuộc sống của những người gieo chữ ở Trường Sa

🥂Dưới chân một ngọn hải đăng trên quần đảo Trường Sa, hai thầy giáo tuổi đôi mươi thầm lặng chăm chút những mầm non.

Quê em ở Trường Sa
Những đảo chìm đảo nổi
Quê em có biển trời
Bốn mùa xanh bao la...

🗹Trên nền bảng xanh, bốn câu thơ nắn nót bằng phấn trắng hiện lên. Đó là giờ luyện viết chữ của học sinh trường Tiểu học Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Bảy đứa trẻ viết xong trên trang vở, đồng thanh đọc theo từng nhịp chiếc thước gỗ của thầy trên bảng. Các bé nhỏ hơn nhìn anh chị, rồi bắt chước dù giọng còn ngọng líu. Âm thanh từ lớp học, nghe như một bài đồng dao vang sang cả mấy khu nhà bộ đội gần đó.

Quê em ở Trường Sa
 
 

𝔉"Quê em ở đảo xa"- bài học đầu đời của những đứa trẻ, về tình yêu biển đảo quê hương, thật ra là một bài thơ mới, thầy Quyết vô tình đọc được trên báo tường ở đảo, liền chép lại vào sổ tay, đưa vào giờ luyện viết, tập đọc cho các em.

💫Cách đó không xa, từ sân trường có thể nhìn thấy ngọn hải đăng Song Tử Tây kiên định giữa nền trời xanh. Hơn ba mươi mét vươn lên từ mặt đảo, công trình ấy là cột mốc quan trọng của một vùng lãnh hải thiêng liêng.

🅠"Tôi xin cống hiến tất cả tâm huyết, sự nghiệp của mình cho Trường Sa", Quyết nhớ những dòng mình đã viết trong lá đơn tình nguyện ra đảo gần năm năm trước.

♍Hôm ấy, thầy hiệu trưởng trường Tiểu học Vạn Thọ 2 - nơi Quyết đang dạy học cầm tờ công văn lên Phòng Giáo vụ, hỏi có ai tình nguyện đăng ký đi Trường Sa không? Quyết xin một tờ đơn, cất vào trong cặp. Anh im lặng, không nói với gia đình về việc sẽ xin đi Trường Sa. Thầy giáo 23 tuổi đêm ấy trằn trọc không ngủ trước ngã rẽ lớn của cuộc đời.

ꦐSáng hôm sau đến trường, anh điền thông tin và viết những lý do mình muốn đi đảo rồi nộp cho hiệu trưởng. Quyết đăng ký, dù không chắc cứ tình nguyện là được đi. Bởi trên bàn của Sở Nội vụ Khánh Hòa luôn có hàng chục tập hồ sơ xin ra Trường Sa dạy học.

꧑Bốn tháng sau, Quyết nhận được tờ quyết định ra Song Tử Tây.

Đảo Song Tử Tây nhìn từ biển.

༒Lê Xuân Quyết đặt chân lên Song Tử Tây vào một ngày cuối tháng 6 nắng rát mặt. Sau cơn say sóng suốt hải trình 14 ngày trên tàu, mắt Quyết hoa lên trước không gian chỉ có màu xanh: màu xanh của biển, của trời hè không một gợn mây, của "rừng" phong ba bao bọc lấy đảo.

⛎Đứng ở trên tàu nhìn vào đảo, thứ đầu tiên Quyết trông thấy là cột hải đăng vươn lên giữa trời và những cánh quạt quay tít mù trước gió. Đó là ngọn hải đăng đầu tiên của Trường Sa xuất hiện trên hải đồ quốc tế. Gió lồng lộng, sóng vỗ ầm ầm vào bờ kè của âu tàu Song Tử Tây. Bây giờ nhắc lại, Quyết vẫn khen sao hải quân mình tài thế, xây được cái âu đủ cho 500 tàu cá của ngư dân vào tránh bão giữa biển nước mênh mông.

ไBuổi ấy xuồng cập cầu cảng, chỉ huy, chiến sĩ ra đón. Ai nấy đen sạm vì nắng và hơi muối biển, chỉ còn hàm răng là trắng lộ ra qua nụ cười. Con đường dẫn về trường một màu xanh ngắt phong ba chen với bàng vuông.

🅘"Từ lúc ấy, tôi biết rằng Trường Sa không phải là nơi tôi chỉ biết đến qua báo đài nữa. Đây là nơi tôi sẽ sống", thầy giáo 9X nhủ thầm.

🥃Anh còn nhớ, đồng nghiệp, gia đình khi nghe tin đã "ngã ngửa". Má và bốn anh chị của Quyết ra sức ngăn cản. Ở Vạn Ninh này, cái nghèo ngăn bước chân đến trường của nhiều đứa trẻ, nhưng bà chưa bao giờ cho phép năm đứa con mình bỏ học.

🎐Bà nói với con trai Trường Sa cách đất liền rất xa. Khoảng cách ấy với quê nhà được tính bằng hàng chục ngày đi biển. Nếu nhà có việc thì không phải muốn là về được ngay. Cho đến tận hôm đưa con vào quân cảng để xuống tàu đi đảo, bà vẫn khóc. Đồng nghiệp biết tin, có người động viên Quyết, cũng có người nói sao ra đó chi cho khổ, cái gì cũng thiếu.

👍"Thực ra, những cái đó mình lường được, nhưng thấy đó không phải là khó khăn lớn. Ở đảo có bộ đội. Bộ đội ở được thì mình cũng ở được. Còn trẻ mà, đi thì cứ đi thôi", thầy Quyết nói về quyết tâm của cậu trai 23 tuổi khi ấy, dứt khoát như cái tên Lê Xuân Quyết cha mẹ đặt cho.

𝓡Cùng đi với Quyết năm ấy có thầy Lê Văn Mạnh. Thầy Mạnh hơn Quyết một tuổi, ít nói, tính hay thẹn. Đoàn công tác ra đảo, nhà báo đi tìm phỏng vấn, thầy Mạnh chỉ xua tay, bảo chẳng có gì để nói. Nhưng khi phóng viên xin một "pô" lưu niệm thầy với lũ trẻ trên đảo thì Mạnh đồng ý ngay. Thầy bảo muốn lưu lại từng khoảnh khắc với lũ trẻ, như mấy năm qua nhìn từng đứa một lớn lên.

Những con đường trên đảo rợp bóng cây bàng vuông và cây phong ba

♕Sáng sớm, từ cuối con đường bê tông rợp bóng phong ba, bé Bảo Nam đồng phục gọn gàng cầm cái bánh mì. Cái bánh là món ăn sáng "xa xỉ" một năm chỉ có vài lần, khi tàu ra cấp hàng cho đảo. Nó lững thững vừa đi vừa gặm, rồi đứng trước cổng các nhà í ới gọi bạn đi học.

🎃Cái Quỳnh Thư nhà đầu ngõ, gần trường nhất nghe tiếng chạy ra. Cô em gái Quỳnh Thi chạy phía sau đòi theo chị đi học, không kịp mang cả dép. Cái cảnh nháo nhác như đàn gà con tìm mẹ ấy là thứ âm thanh quen thuộc, tạo nên một chút xao động mỗi buổi sáng trên hòn đảo này.

𝓰Trong phòng học ghép chung, anh chị lớp 3 ngồi làm phép tính thì học trò lớp 1 cầm bút chì nắn nót từng chữ cái. Mỗi đứa quay một hướng. Số học sinh ngồi trong lớp bao giờ cũng đông hơn danh sách chính thức. Bởi mấy đứa nhóc chưa đến tuổi đi học vẫn luôn theo các anh chị đến trường. Lớp học như một nhà trẻ với bảo mẫu là hai thầy giáo tuổi chưa đến 30.

💙Ngày Quyết mới ra, đảo chưa xây được trường. Lớp học là dãy nhà mượn của bộ đội. Nắng tháng bảy, đảo không điện, không quạt, lũ trẻ vừa ngồi học vừa lau mồ hôi. Học trò lạ trường, lạ lớp, lạ cả bạn bè. Lần đầu Quyết dạy ghép mẫu giáo với lớp hai. Mấy đứa nhỏ làm quen với nhau, xì xào, ồn ào, thầy nhắc mấy lần không được liền quát "Nếu còn ồn nữa thầy sẽ phạt nặng". 

🌃Cái Quỳnh Thư mới bốn tuổi, sợ quá, nhân lúc thầy đang viết trên bục giảng liền trèo qua cửa sổ trốn về. Tối thầy xuống nhà, cùng ba mẹ khuyên khản cổ, con bé mới chịu quay lại lớp. Người thầy 9X nhận được bài học lớn trong đời: "Dù có xảy ra chuyện gì cũng không bao giờ được cáu giận với sắp nhỏ".

𒐪Chứng kiến học trò lớn lên từng ngày, từ khi còn ẵm ngửa đến lúc đi mẫu giáo, Quyết thuộc nằm lòng tính cách từng đứa. Quỳnh Thư trí nhớ tốt, thầy nói qua một lần là nhớ liền. Con bé rất thích các cô gái, nhất là phóng viên ra thăm đảo, nghe ai giới thiệu tên hay chỉ nói một câu thôi là nhớ lâu lắm. Duy Quân hiếu động, thầy phải nhắc nhở nhiều. Anh Kỳ học lớp 2 cẩn thận nhất cả trường. Nguyên Khôi thông minh mà khiêm tốn, luôn biết khen ngợi người khác. Cô bé Khánh Huyền mới 5 tuổi, học mẫu giáo lớn nhưng đã đọc được chữ cái rồi, mẹ không phải bày và hàng sáng tự xách cặp lên lớp.

Thầy và trò trường tiểu học Song Tử Tây.

Bọn trẻ đi đâu cũng có nhau, thấy một đứa là có mặt mấy đứa còn lại. Sống ở nơi không có smartphone, lũ trẻ vận động nhiều, dành nhiều thời gian để chơi với nhau. Mấy trò Rồng rắn lên mây, Bịt mắt bắt dê, Chim sổ lồng🌳 chơi cả ngày không chán. Quỳnh Thư, Duy Quân, mấy đứa lớn thuộc tên từng chú bộ đội trên đảo.

🎶"Cũng may mà có sắp nhỏ, đảo mới không buồn", thầy Quyết nói.

🔴Thầy Quyết mừng khi bọn trẻ được sống đúng tuổi thơ, nhưng rồi lại lo ngay. Ở đảo không có nhiều hoạt động xã hội, không như trong đất liền nên học sinh thiếu kỹ năng sống. Có những điều bình thường ở trong bờ, nhưng ngoài đảo lại thành điều kỳ lạ với bọn trẻ. Mỗi giờ học, hai thầy giáo nhận được "mười vạn câu hỏi vì sao". Vì sao cái cột đèn tín hiệu giao thông lại có ba màu? Sao màu đỏ thì phải dừng, màu xanh lại được đi? Thế là thầy giải đáp, trò ngồi nghe, nghe xong lại hỏi tiếp đến mức "đầu thầy quay mòng mòng".

Sinh ra ở Trường Sa/ Em là con của biển💦. Xã đảo Song Tử Tây giờ đã có một thế hệ công dân thế kỷ 21. Mỗi đứa trẻ ra đời trên đảo, trong cái tên cũng gợi nhắc đến Trường Sa.

♚Đoàn Phúc Vi Sa chào đời tháng 4/2014. Ca đẻ của mẹ bé có phần "kịch tính" khi bác sĩ phụ trách ca đỡ đẻ từ Cam Ranh chưa kịp lên tàu thì chị Luyện đã vỡ ối, sinh non. Bệnh xá trưởng Song Tử Tây khi ấy là bác sĩ quân y Nguyễn Văn Phúc được hướng dẫn từng thao tác qua điện thoại để giúp chị Luyện sinh con an toàn. Cái tên Đoàn Phúc Vi Sa được ghép từ tên bác sĩ Phúc, Vi từ tên bà nội bé và chữ Sa trong Trường Sa.

𒁏Thế Phong có nghĩa là gió, cả đảo hay gọi cu Bin. "Hoàng tử bé" của Song Tử Tây ra đời cuối năm 2015. Anh Thôi, chị Hiền lo lắng không ngừng khi con trai chỉ nặng 2,9 kg và mang một trái tim không khỏe mạnh. Nhờ một đoàn công tác ra đảo kết nối, Phong được đưa về đất liền mổ tim. Hôm đi, hai bác sĩ của Bệnh viện quân y 108 trực tiếp ra đảo đưa cả nhà vào bờ. Đã hơn một năm từ khi trái tim Bin được chữa lành.

ꦿNhững đứa trẻ Song Tử Tây sẽ lớn lên dưới một mái trường khang trang hơn những lớp anh chị. Năm 2015, những viên gạch mà cán bộ giáo dục, giáo viên và học sinh của TP HCM góp lại đã tạo thành một ngôi trường mới có sáu phòng, có cả phòng nghỉ cho thầy Mạnh, thầy Quyết.

⭕Cạnh ngọn hải đăng được xây từ năm 1993, khối nhà sơn vàng với dòng chữ đỏ "Trường tiểu học xã Song Tử Tây" trở thành công trình mới nhất bổ sung vào sự vững vàng của cột mốc lớn giữa đại dương.

Những đứa trẻ ở Song Tử Tây dành nhiều thời gian vận động hơn bạn cùng lứa trong đất liền.

Thầy giáo Quyết làm đám cưới tranh thủ trong chuyến về phép cách đây ba năm. Anh yêu cô gái ấy từ hồi mới ra trường. Đó cũng là người con gái hết lòng ủng hộ và đợi chờ khi Quyết xin ra Trường Sa dạy học. 

🍎Đã gần năm năm, từ ngày hai thầy giáo đặt bước chân đầu tiên lên đảo.

𒁏Cuộc sống gần 2.000 ngày trôi qua là sáng thức dậy lúc 5h30 khi nghe tiếng kẻng báo thức của bộ đội, đến lớp, tối xem thời sự xong rồi soạn bài. Hết giờ lại đi chăm vườn rau. Rảnh thì đi đánh bắt cá với mấy hộ dân, đi trồng cây với bộ đội. Cuộc sống ở đảo không có chợ búa, không buôn bán, mọi thứ đều phải trồng, tự nuôi. Cái gì cũng thiếu, nhưng cây rau trồng được ăn từ gốc đến ngọn mà không lo hóa chất.

𒅌Sợi dây nối các thầy với đất liền là những cuộc điện thoại rè rè vì sóng yếu và chuyến về phép hàng năm vào dịp hè. Năm năm, thầy Quyết về nhà được ba lần, ba cái hè, mỗi lần được một tháng. Quyết không giấu giếm trong gần 2.000 ngày đêm trên đảo, không thiếu những đêm trằn trọc đến rạng sáng, thậm chí khóc thầm vì nhớ đất liền, thương cha mẹ ở bờ, lúc nhà có chuyện.

❀"Thế mà về nghỉ phép lâu lại không quen, đêm nằm không nghe tiếng sóng biển lại nhớ đảo, nhớ trường với sắp nhỏ". Cái suy nghĩ ấy đã khiến người thầy bén rễ với mảnh đất này, như cây phong ba cắm sâu vào lớp đất đá san hô của Trường Sa mà lớn lên, kiên cường trước bão, sóng gió thế nào cũng không thể quật ngã.

꧋Tôi hỏi thầy nếu được chọn lần nữa thì có đi đảo tiếp không? Quyết nói rằng có con rồi, thầy sẽ đăng ký để xin trở thành một hộ dân trên đảo, vừa sinh sống, vừa dạy học. Ở đảo miết, bao chuyến về bờ nhưng vợ chồng Quyết vẫn chưa có con. 

✃"Em thì không lo lắm chuyện chưa có con, còn trẻ mà. Em đi đảo mãi mà đã đến 30 tuổi đâu", thầy cười.

🌟Năm năm ra đảo, thầy Mạnh vẫn chưa lập gia đình. Năm nay 29 rồi, mỗi lần gọi điện về ba má đều hỏi thăm khi nào mới về bờ cưới vợ? Mạnh chỉ ậm ừ. Hỏi ra mới biết thầy giáo yêu một cô trong bờ hơn một năm nay, định hè này về tính chuyện cưới xin.

🐎Trên sân trường, phía trước lớp học có một cây bàng vuông. Cây ấy hai thầy trồng hồi mới ra đảo, giờ chúng đã vươn cao ngang đầu người. Quyết nghĩ đến một ngày về bờ thì đó là thứ duy nhất các thầy để lại trên đảo. Ở đất liền dễ gì trông thấy được bóng dáng cả bàng vuông lẫn phong ba, bão táp... Cái cây ấy rồi sẽ lớn dần lên, vươn cao ngang ngôi trường, tỏa bóng mát ra trước sân, như thầy đang ngó vào lớp nghe sắp nhỏ đọc bài:

Sinh ra ở Trường Sa
Em là con của biển
Những chuyến tàu quê hương
Mang hơi ấm đất liền

...

Yêu lắm chú bộ đội
Dạy em hát em chơi
Các bạn đất liền ơi
Một lần ra đảo nhé
Tự hào em sẽ kể
Quê em ở Trường Sa.

Bài: Hoàng Phương
Ảnh: Bảo Nam, Hải Yến
Đồ họa: Tiến Thành