Cùng Hồ Kiểng, Mai Thành... Hữu Thành là một trong những nghệ sĩ đóng nhiều vai phụ của phim Việt. Với hơn 116 phim, ông để lại ấn tượng trong lòng khán giả với: Mùa len trâu, Đất phương Nam, Người đẹp Tây Đô, Đường Hồ Chí Minh trên biển, Lệch pha...
Nghệ sĩ Hữu Thành mê đờn ca từ năm 10 tuổi và sớm bỏ nhà để theo đoàn Thái Bình. Ông xin làm một chân chạy việc cho đoàn hát, và được giao đóng những vai nhỏ. Theo nghề vài năm có kinh nghiệm, ông được "bầu" Thới - Đoàn Hữu Chí giao đóng vai chính và được đổi từ tên “cu Lắc” do cha mẹ đặt thành Hữu Thành. "Bầu" Thới còn thương, gả con gái cho ông. Vợ chồng Hữu Thành có 6 người con.
Khi đoàn Thái Bình tan rã, ông dꦰắt cả nhà đi khắp miền Tây, tham gia các đoàn hát từ Mộng Vân, Hoa Sen đến Hương Mùa Thu. 40 năm lang bạc với nghề cầm ca, ông được bầu làm Phó trưởng đoàn chỉ đạo nghệ thuật Hậu Giang II nhưng cũng không trụ được lâu. Năm 1990, ông về Sài Gòn và bước vào lĩnh vực điện ảnh.
Làm nghệ thuật cả một đời nhưng ở tu𝕴ổi xế chiều, lão nghệ sĩ🍒 vẫn không có nổi một căn nhà. Hiện ông sống cùng gia đình cậu con trai út trong một căn nhà thuê lụp xụp khoảng 10 mét vuông.
Căn nhà trọ được ngăn làm hai phần bởi chiếc cầu thang hẹp. Phía trên hai vợ chồng ông ở, phía dưới là vợ chồng con trai và ba đứa cháu. Ngôi nhà ẩm thấp, thiếu ánh sáng, đồ đạc bề bộn. Căn gác của vợ chồng nghệ sĩ già vỏn vẹn 5 mét vuông, một khoảng trên đó dành để bàn thờ ông bà, bố vợ và hai người con của ông đã mất. Phần còn lại là tấm nệm, chiếc quạt máy và chiếc tivi đời cũ. Bốn bức tường dùng để treo quần áo, nhiều hình ảnh, bằng khen, cùng những đạo cụ cải lương đã theo gia đình ông nhiều năm.
Căn gác nhỏ đến mức mu💟ốn tiếp khách, nghệ sĩ phải mời họ sang quán nước cạnh nhà. Ở tuổi 81, gia tài quý giá của nghệ sĩ Hữu Thành là chiếc xe máy cũ, giúp ông chạy công việc hàng ngày.
"Ai nói làm nghệ thuật là giàu. Ở tuổi này mà tôi vẫn phải đi đóng phim để lo phí sinh hoạt hà꧃ng ngày và nuôi mẹ già dưới quê. Nhiều bạn bè tôi còn khó khăn hơn nên tôi không dám than thở gì cả", ông nói. Những năm gần đây vợ ông - nghệ♔ sĩ Ngọc Bình bị bệnh tim nên cuộc sống thêm chật vật.
Thù lao từ việc đóng phim cùng đi hát mỗi đêm không đủ mua nhà. Ông cho biết, hơn 20 năm sống tại Sài Gòn, gia đình ông đã trải qua 6 căn nhà trọ. Có căn bị ngập lênh láng khi 🌊trời mưa, cả nhà đang ngủ phải dậy lấy thau hứng nước vì dột. Có căn tiền thuê tăng giá, ông không kham nổi nên phải chuyển đi. "Tôi đưa vợ con lang bạt hoài, tới lúc bạc tóc giật mình, thấy cuộc sống còn quá tạm bợ", Hữu Thành ngậm ngùi rồi lau nước mắt khi nhắc đến hai người con trai đã mất vì bệnh tật. Các con còn lại của ông cũng chật vật mư𒅌u sinh.
Chính tình yêu nghệ th🌸uật đã giúp ông vượt꧃ qua những thiếu thốn trong cuộc sống. Ban ngày, ông xuôi ngược khắp các phim trường với chiếc xe máy cũ kỹ. Ban đêm ôn🍌g hát tại những༒ nơi có giao lưu đờn ca tài tử.
Diễn hơn một 100 vai phụ nhưng chưa bao giờ ông nề hà bất kể một vai nào, có khi chỉ xuất hiện một phân đoạn ngắn trong phim. Nói về Hữu🤪 Th𒉰ành, đạo diễn Xuân Cường (làm việc chung với nghệ sĩ qua hai bộ phim Gỡ rối tơ lồng, Lệch pha) chia sẻ: "Ông là một trong những nghệ sĩ 🧜mà tôi rất kính trọng. Ông nhiệt tình tham gia tất cả các vai mà không nề hà bất cứ thời gian hay 🅷địa điểm. Tôi cũng chưa bao giờ thấy ông trễ giờ. Cũng không bao giờ ông để cho đồng nghiệp hay diễn viên trẻ phải phiền lòng khi 🤪đóng chung".
Đạo diễn cho biết thêm, dù cuộc sống khó khăn, nghệ sĩ Hữu Thành luôn cho thấy tinh thần lạc quan và hăng s🍎ay trong công việc. Giải thích điều này, lão nghệ sĩ cho biết, ông đối xử với các vai diễn, dù nhỏ hay lớ🐈n, như n💦hau, bởi nó lưu lại trong lòng những kỷ niệm với nghề không thể quên. Nhắc đến vai ông Định - ba nhân vật Kìm trong Mùa len trâu, Hữu Thành nhớ nhất cảnh Kìm đẩy chiếc thuyề𝔉n có người đã chết trên đó giữa mênh mông sông nước. Cảnh quay có sự tham gia diễn xuất của hai con quạ,🗹 được buộc ở đầu mũi thuyền gần đầu người cha. Lúc quay phim, ông hoảng hồn vì quạ gặp xác người là sẽ móc hai con mắt trước: "Tôi sợ đến toát cả mồ hôi".
Tiền cát-xê ít của vai diễn phụ cũng chưa bao g🃏iờ làm ông phiền lòng. Với nghệ sĩ, chỉ cần có vai diễn, dù phải di chuyển xa thì ông🅺 cũng tham gia. "Có phim quay ở Đà Lạt, tôi nhận 500 nghìn đồng, trừ thuế còn 470 nghìn. Cái máu diễn nó ăn vào trong ngườ🌌i rồi. Tôi đi hát không có cát-xê chỉ có hoa hồng. Khách cho bao nhiêu thì phải chia lại chủ quán 30%. Nhưng tôi vẫn sống được, lạ thật", nghệ sĩ Hữu Thành cười, nói, "giờ 🍃tôi không mong gì hơn đó là được đóng phim, ca hát cho đến khi nhắm mắt".
Tâm Giao