𓆏Ngày 16/4, Công an tỉnh Quảng Nam lấy lời khai những phu vàng sống sót sau vụ ngạt khí khiến 4 người tử vong. Bãi vàng nơi những người này gặp nạn vốn hoạt động trái phép, mặc dù chỉ cách trung tâm huyện vài cây số, nhưng cuộc sống của họ dường như tách biệt, không hề tiếp xúc với người ngoài.
“Vì sợ liên lụy nên họ không trình báo mà tự giải quyết. Đến 2 tiếng sau, có lẽ vì phát hiện có phu vàng còn sống sót, người dân xung quanh lại đến xem đông, biết không thể giấu nên họ mới trình báo. Nếu không vụ việc đã được xử lý theo luật rừng”, một công an tham gia cứu hộ nói.
Sau sự cố, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam thống kê có ít nhất 54 phu vàng trái phép thiệt mạng trong 7 năm qua, phần lớn do sập hầm. “Đây chỉ là thống kê chưa đầy đủ bởi thường các vụ tai nạn đều bị giấu nhẹm. Chủ bãi vàng trái phép s♎ợ liên lụy nên sau cái chết, những tℱhi thể được nhanh chóng đưa đi mai táng. Các bãi vàng thường tách biệt trong rừng sâu nên nhà chức trách rất khó biết được”, lãnh đạo Sở Tài nguyên cho hay.
Được mệnh danh là thủ phủ vàng, ở các huyện miền núi Quảng Nam dường như đâu đâu cũng có vàng. Trong đó trữ lượng nhiều nhất là huyện Phước Sơn. Giấc mơ làm giàu từ vàng đã lôi cuốn hàng nghìn người tứ xứ đổ về đ💦ây, ngày đêm đào bới. “Các phu vàng có đủ thành phần nhưng đã đi làm nghề này phần lớn đều vướng vào ma túy. Cuộc sống trong bãi vàng dường như nằm ngoài vòng pháp luật”, Tùng (30 tuổi), một phu vàng từng hành nghề ở bãi 39, thuộc xã Phước Hòa (huyện Phước Sơn), nói.
Bãi 39 được biết đến với vụ sập hầm vào tháng 4/2013 khiến 3 phu vàng quê Thái Nguyên tử vong. Tùng kể, khu vực này dường như nằm tách biệt với bên ngoài. Từ khu dân cư gần nhất phải mất gần nửa ngày mới ♕đến được. Chủ bãi vàng thậm chí cho chặn dòng sông để vận chuyện hàng hóa vào bên trong phục vụ phu vàng. Mọi 💧sinh hoạt có sẵn, hàng trăm phu vàng ở đây chỉ vài tháng mới ra bên ngoài, có người thậm chí cả năm không tiếp xúc với người ngoài.
Ở bãi vàng này được xem “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, các phu vàng muốn ra ngoài phải xin phép. Còn người dân đị♍a phương không thể vào bên trong. Tùng cho hay, bãi vàng được cắt cử người canh gác cẩn thận, ngay từ𒈔 đầu con đường dẫn vào bãi, họ cho gắn biển với dòng chữ “khu vực cấm, vô phận sự miễn vào”.
“Vàng tặc” từng hơn 10 năm làm việc tại nhiều bãi vàng ở Phước Sơn cho hay, các chủ bãi thường thuê những đại ca có máu mặt làm bảo vệ ở khu vực khai thác. Mọi việc trong bãi vàng đều được xử lý theo “luật rừnℱg”. Những cuộc thanh trừng, tranh chấp bãi vàng bằng súng xảy ra liên tục.
“Phu vàng không chỉ chết vì sập hầm mà còn bởi bị đánh, bắn chết rồi bệnh tật, HIV... Chết nhiều lắm, nhưng chính quyền sao mà biết được”, Tùng nói và cho hay ở trong bãi vàng ma túy dường như được bán công khai. Do công việc nặng nhọc, lại ở rừng sâu, sẵn có tiền nên đa số phu vàng đều dính đến ꦬma túy.
Theo thống kê năm 2015 của Quảng Nam, toàn tỉnh có hơn 800 ca nhiễm HIV và gần 100 trư💖ờng hợp ở huyện Phước Sơn, trong đó chủ yếu bị lây nhiễm trong quá trình làm “và🐽ng tặc”.
Các phu vàng còn thường bị chủ bãi cho người đánh đập, hành hạ như thời trung cổ vì không chịu nghe lời hoặc làm việc không hiệu quả. Nhiều phu vàng không chịu đựng được, tìm đường bỏ trốn nh꧑ưng phần lớn bị truy bắt.
Năm 2014, Phạm Văn Hảo (sinh năm 1997) và Phạm Văn Cường (sinh năm 1995), được người dân phát hiện đang đào thoát khỏi bãi vàng nên ứng cứu, đồng thời trình báo với👍 chính quyền. Làm việc với công an, hai phu vàng nhí này khai gia đình ở Thanh Hóa rất nghèo. Quanh năm cha mẹ làm quần quật vẫn không nuôi nổi mấy anh em. Không được học, nhưng mong muốn đ🅷i làm kiếm tiền phụ giúp gia đình luôn thôi thúc các em nên khi được một người quen gợi ý, hai em không ngần ngại cùng gần 40 người khác từ Thanh Hóa vào Quảng Nam làm vàng trái phép. Trong số này có 15 em đang độ tuổi vị thành niên.
Những phu vàng này được đưa đến xã Phước Thành (Phước Sơn) làm việc dưới hầm. “Tụi em bắt buộc phải làm đủ 6 tháng mới nhận được tiền một lần, lương là 3,5 triệu đồng/tháng, làm chăm thì được 4 triệu đồng. Tối tăm, cực nhọc, không có tiền lại nguy hiểm nên làm được khoảng một tháng, tụi em gồm 10 người cùng quê xin được nghỉ”ℱ, Hảo kể với công an. Sau khi cuốc bộ gần 40 km từ xã Phước Thành ra trung tâm huyện, 10 em này lại gặp một đồng hương không rõ tên, môi giới qua mỏ vàng Bồng Miêu (huyện Phú Ninh), làm việc.
“Qua bên này chưa tới 10 ngày nhưng bọn em ai cũng suy sụp, ốm yếu nhưng vẫn phải làm việc nếu không sẽ bị đánh đập. Không chịu được, sau giờ cơm trưa bọn em bỏ trốn”, Hảo nói. Tuy nhiên, bị chủ bãi phát hiện và rượt đuổi, 10 em chia nhau chạy theo nh𒊎iều hướng. Riêng Hảo và Cường băng rừng suốt nhiều tiếng, sau đó chạy vào một nhà dân xin cơm ăn rồi kể lại sự việc. Những phu vàng khác thì không tung tích, Hảo và Cường được giao cho Trung tâm Công tác xã hội trẻ em tỉnh Quảng Nam chăm sóc, sau đó đư🎀a về quê.
Sau vụ đào thoát của Hảo và Cường ít ngày, tại bãi vàng xã Phước Thành, gần 100 p🐬hu vàng cũng đi bộ vượt gần 50 km đường rừng để bỏ trốn ra trung tâm huyện. Khi bị chủ bãi truy đuổi, đại diện các phu vàng nói với nhà chức trách họ bị bóc lột lao động nên đào thoát. “Chúng tôi bị buộc phải lao động cực nhọc, lại bị đối xử thậm tệ, thường xuyên bị đánh đập và không được trả lương. Hơn một năm nay, chúng tôi làm việc ở độ sâu gần 1.000 m nhưng không có hệ thống thổi ngạt, cái chết luôn rình rập. Trong khi bữa ăn hàng ngày chỉ là cơm nguội, thức ăn chủ yếu là muối và rau rừng…”, những phu꧑ vàng trình báo với công an.
Thừa nhận việc truy quét các bãi vàng chưa quyết liệt, một lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Nam cho hay từ trước đến nay việc truy quét cũng chỉ dừng lại ở mức đập phá máy móc, thiết bị đãi vàng. Khi cảnh sát rút đi, họ lại l🐷àm việc bình thường.
“Nhiều lực lượng có thể tham gia truy quét. Tuy nhiên, bãi vàng thường nằm trong rừng sâu, khi truy quét bắt được thì cũng 🍷xử lý hành chính nhưng các phu vàng rất nghèo, nên chỉ phá hủy máy móc rồi thôi. Còn chủ bãi vàng thì khó bắt được vì phu vàng không chịu khai”, vị này nói với VnExpress.
Tiến Hùng