Điểm đến đầu tiên củ꧋a Nguyễn Danh, 29 tuổi, là Nhà thờ Đức Bà tại quận 1. Lần thứ 5 trong vòng một tuần qua nhiếp ảnh gia tự do có mặt tại đây. "Nhiều tháng rồi mình mới trở lại, cỏ trước cửa nhà thờ mọc cao hơn trước. Có cả những chú sóc leo từ cây xuống đường kiếm thức ăn nữa", anh nói.
"Cảm nhận chung của mình là tất cả đều hồ hởi sau bốn tháng giam mình trong nhà. Đi ngang con phố nào cũng vui, mọi người cười v෴ới nhau bằng ánh mắt", Danh kể. Anh cũng cảm thấy niềm hạnh phúc len lỏi trong những âm thanh ồn ã của thành phố, trong những con phố sáng đèn, còi xe rộn ràng, đường sá đông đúc khi dạo chơi phố đi bộ tối 8/10.
Hàng ngày, lộ trình của Danh bắt đầu từ Nhà thờ Đức Bà, phố đi bộ, những con hẻm, chợ Thị N💛ghè, Bưu điện thành phố... Danh ghé qua, chụp lại những khoảnh khắc về💟 nhịp sống đã bắt đầu sôi động trở lại. Nhân vật trong những bức ảnh của Danh, là người đi thể dục, người giao hàng, những gia đình đưa con ra công viên dạo mát. Có hôm dậy sớm, Danh còn "bắt" được cảnh đường xá đông đúc giờ cao điểm đi làm buổi sáng - điều mà anh ngỡ là "xa xỉ" trong những tháng giãn cách xã hội.
"Một lần gặp một chú bán kem hàng rong mà mình ngỡ ngàng và xúc động", chàng nhiếp ൩ảnh gia nói.
Sáng nay, Danh ghé chợ sách Nguyễn Văn Bình, quận 1. Con phố vẫn khá ít người, lác đác vài khách mua sách, chụp ảnh check in rồi về, không ai nán lại lâu. Đã 10 ngày mở cửa nhưng có vẻ như mọi người vẫn khá dè dặt bởi trên thực tế Covid-19 chưa sạch bóng, mỗi ngày vẫn có hơn 1.000 người nhiễm mới. Làn sóng Covid-19 thứ tư đ🐻ã khiến hơn 410.000 người mắc bệnh và hơn 15.000 người tử vong.
TP HCM đã trải qua 120 ngày giãn các🥂h xã hội ở nhiều cấp độ. Ngày 31/5, thành phố bắt đầu thực hiện Chỉ thị số 15. Ngày 9/7, TP HCM áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và kéo dài cho đến hết ngày 30/9. Đi kèm với Chỉ thị 16 là các quy định cách ly nghiêm ngặt như chỉ được ra đường với các mục đích thiết yếu hay khuyến cáo "ai ở đâu, ở yên đó" khiến hầu hết người dân chỉ ở nhà.
Covid-19 đã làm thay đổi nhiều thứ tại Sài Gòn. Đ🎀ường phố dù đông đúc trở lại như trong những bức ảnh của nhiếp ảnh gia tự do Nguyễn Danh, nhưng xét về tổng thể "thành phố chưa bình thường". Nhiều nơi vẫn vắng vẻ và dịch bệnh vẫn là nỗi ám 🥀ảnh với nhiều người.
Hoài Thu, 30 tuổi, sống tại quận 7, là một trong số đó. Hôm 1/10, bạn trai của Thu nhắn tin rủ♏ cô đi dạo và hẹn hò nhưng cô từ c♐hối vì "vẫn sợ ra đường". Đó là khởi đầu cho trận cãi vã, khiến hai người chia tay.
Nữ nhân viên văn phòng "dở khóc dở cười" nói về mối quan hệ yêu đương rạn nứt. "Khi thành phố vừa mở cửa là anh ấy nhắn liền", c💫ô nói. Bạn trai của Thu sống tại quận Tân꧂ Bình, dự định "phóng xe sang đón lên phố đi bộ quận 1".
Thu đã tiêm hai mũi vaccine, nhưng cô cho rằng khi không có lý do cần thiết, cô sẽ không đến nơ𒈔i đông người, bất kể việc bạn trai "kì kèo đòi gặp mặt bằng được". "Công ty mình tới giữa tháng 10 mới đi làm trở lại. Từ giờ cho đ𝓀ến lúc đó, mình vẫn cứ ở nhà thôi", Thu quả quyết.
Không chỉ ngại ra đường dạo phố, nhiều người còn ngại đến công ty làm việc bởi đã quen với hình thức làm việc tại nhà. Cách chung cư của Thu khoảng 13 km, tại💧 Gò Vấp, Ngọc Trâm, 25 tuổi, không hề do dự khi chọn câu trả lời "làm việc tại nhà" trong cuộc khảo sát của phòng nhân sự.
Sau nhiều tháng chật vật thích nghi với giãn cách, Trâm nửa hào hứng, nửa lo lắng về cột mốc 1/10. Cô làm mảng dịch vụ vé máy bay và hồ sơ xin visa cho khách. Tính chất công việc không bắt buộc phải lên công ty. "Ở nhà 5 thán𝄹g nay, giờ bảo đi làm lại c♍ũng ngại. Công ty mình đa số nhân viên vẫn tiếp tục chọn làm việc tại nhà", Trâm cho biết.
Ngo🤡ài lý do "làm việc 📖ở nhà thoải mái hơn", Trâm cho rằng cô vẫn sợ đi lại, tiếp xúc đông người do ở nhà có trẻ em dưới 18 tuổi chưa tiêm vaccine.
Sài Gòn mở cửa, nhưng với người kinh doanh, để trở lại như cũ là điều khó khăn Những ngày gần đây, Hoàng Vy, 28 tuổi, sống tại Bình Thạnh, nhân viên văn phòng luật kiêm chủ thương hiệu thời trang trẻ em, tất bận mở lại cửa hﷺàng. Cô gái một tay cầm điện thoại liên lạc với khách hàng cũ, một tay di chuột trên laptop để kiểm kê hàng tồn kho, lập kế hoạch giảm giá, quảng cáo chiến dịch mới trên các sàn thương mại điện tử.
Thời gian đóng cửa kéo๊ dài khiến doanh thu của shop sụt giảm. Sau khi thành phố nới lỏng g♚iãn cách, sức mua của khách sau dịch vẫn còn e dè, thợ may ở xưởng cũng chưa lên lại Sài Gòn. "Mở bán sau dịch giống như bắt đầu khởi nghiệp vậy", Vy tâm sự.
Chẳng có khách mua quần áo, Vy buôn bán lặt vặt trong chung cư để có t🦩hêm nguồn thu nhập. "Mình bán rau và trái cây. Những ngày này người ta chỉ mua đồ ăn thôi chứ đâu có mua gì", cô kể.
Ban đầu, Hoàng Vy tưởng bán rau là công việc nhẹ nhàng nhưng bắt tay vào mới thấy vất vả. Mỗi ngày, cô "ngập đầu" trong những công việc như bốc vác, soạ🅷n🌠 đơn, giao hàng, dọn dẹp.
Sài Gòn đã sôi động hơn, nhưng nhiều người vẫn thấy thiếu thốn. Họ đang mong mỏi âm thanh "rộn rã, ồn ào" tại các quán cà phê, nhà hàng. Như câu chuyện của 🔯Trần Tâm, 27 tuổi, khi anh dừng trước cửa hàng cà phê ✨ở Phú Nhuận, chờ mua một ly nước mang đi hôm 10/10.
"Lúc giãn cách chỉ mong quán mở lại để đặt về nhà uống. Nhưng bây giờ mới nhận ra cái mình thực ✨sựꦍ cần không phải là cà phê, mà là không khí ngồi tại quán", chàng trai làm trong ngành truyền thông chia sẻ.
Trần Tâm là người hướng nội. Đợ💙t giãn cách năm ngoái, khi mọ𒐪i người than phiền vì ở nhà quá lâu, Tâm lại thấy thoải mái. Nhưng 4 tháng qua đã mang đến cho anh một trải nghiệm rất khác. "Mấy tháng không được ra đường, giờ chỉ muốn lao đi chơi, gặp người này người kia. Dù được mua đồ ăn, nước uống mang về rồi nhưng vẫn thấy chưa thỏa mãn, vì vẫn chỉ là ngồi trong bốn bức tường nhà mà thôi", Tâm nói.
Đối với chị Võ Mơ, giáo viên mầm non tại quận Bình Tân, Sài Gòn mở cửa nhưng chị vẫn cảm thấy loay hoay chưa biết làm gì, sau khi đã thất nghiệp 5 tháng. "Nữ 30 tuổi, đã tꦿiêm 2 mũi vaccine, cần tìm việc làm thêm tại nhà", là dòng tin nhắn chị gửi lên một hội nhóm tìm việc tại T🎀P HCM, hôm 8/10. Từ bây giờ đến tháng 1/2022 – thời điểm học sinh Sài Gòn dự kiến trở lại trường học – chị Mơ vẫn phải tìm việc để trang trải chi phí sinh hoạt.
"Vợ chồng mình những tháng qua không có thu nhập, phải vay mượn người thân, bạn bè. Mình đang tìm việc làm ﷽tạm ở nhà, như gấp giấy, hoặc gia công đồ gì đó", chị Mơ nói. "Nhưng tìm việc khó quá, mình vướng con nhỏ, không đi ra ngoài được". Người mẹ của hai đứa con mong sớm được đi dạy trở lại, nhưng cũng không hy vọng quá nhiều. "Ở khu mình vẫn có nhiều F0 lắm", Mơ chia sẻ.
Sài Gòn mở cửa, vẫn có những nỗi lo dịch bệnh, vẫn có những người khó khăn, vẫn có những tℱhiếu thốn, bất tiện về đời sống vật chất và tinh thần. Nhưng người Sài Gòn đang chắt lọc từng niềm vui nhỏ bé, về một thành phố từng bước hồi sinh sau thời gian "xám xịt".
"Nghĩ tích cực thì đại dịch đã giúp mình🍃 biết thích nghi hơn, từ luật sư, bán quần áo cho đến bán rau, bốc vác... Đều làm được hết", Hoàng Vy chia sẻ. Cô thừa nhận bây giờ còn nhiều vất vả để công việc kinh doanh trở lại như cũ, nhưng "được tới đâu ꩲhay tới đó". "Ít nhất vẫn còn khỏe mạnh để xoay xở kiếm tiền là may mắn lắm rồi", Vy nói.
Đối với Nguyễn Danh, điều khiến anh cꦐảm thấy thiếu thốn nhất khi miêu tả Sài Gòn những ngày sau giãn cách là thiếu tiếng còi xe buýt, và tiếng máy bay bay trên bầu trời.
💙"Thiếu những thứ đó, thì gọi là Sài Gòn bình thường mới, chứ chưa được gọi là một Sài Gòn bình thường, đúng nghĩa của nó", chàng trai chia sẻ. "Dù sao thì thành phố cũng đang dần trở lại", Danh nói.
Hoàng Hà