Chiếc lán tạm dựng bằng bạt màu xanh da trời của người phụ nữ 40 tuổi cùng chồng Hồ Văn Sơn (41 tuổi), ở hai tháng qua, rộng khoảng 10 m2 dưới tán rừng keo tràm. Đây là "căn nhà" được chính quyền địa phương hỗ trợ vật liệu dựng ♔lên sống tạm sau thiên tai.
"Căn nhà" chất đầy quần áo cũ, chăn màn, một vài thùng mì tôm - những vậ🃏t dụng do các đoàn từ thiện tặng. Để đến được chỗ bà, người ngoài địa phương phải vượt đường đèo sạt lở, bùn lút đến đầu gối, băng qua con suối mà nước lũ đã cuốn mất cầu treo.
Căn bếp với chiếc kiềng là ba viên đá đặt trên n🤪ền đất nguội lạnh vì không thường xuyên đỏ lửa. Cạnh đó là một gói muối trắng và một gói mì chính. Không có rau. Không có thịt. Không có cá. Cơm trắng nấu ăn dư lại, được chị Phăn để lên một ch♛iếc bàn gỗ, gá tạm bằng bốn thanh gỗ còn nhuốm bùn non.
Bữa ăn ngày qua ngày, với vợ chồng chị Phăn và gần chục gia đình trong lán tr🍌ại ở thôn Trà Văn A, xã Phước Kim (huyện Phước Sơn) là mì tôm. Cơn lũ ống quét qua ngôi làng ven con suối nhỏ, chiều tối 28/10, đã cuốn đi mọi thứ: nhà cửa, vật dụng, tiền mặt và cả tương lai.
Phăn không nói thạo tiếng Kinh. Người phụ nữ chỉ biết khóc. Những đứa trẻ không ở nhà. Chúng được nhà trường linh động cho bán trú, 🥂dù theo quy định thì từ nhà đến trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Phước Kim không đủ 5 km. Cuối tuần về nhà, chúng được gửi sang ngủ tạm ở những hộ còn nhà. Còn vợ chồng chị Phăn nhiều đêm "không ngủ được" vì mưa, lạnh.
Cách lán tạm của vợ chồng chị Phăn chừng 20 mét ra phía bờ suối, chị Nguyễn Thị Thu (40 tuổi) mới dựng lại được gian hàng tạp hoá. Đứng từ cá﷽nh cửa còn nguyên vết bùn tạt lên cao quá 3 mét, nhìn ra trước mặt là mấy cái nền gạch nham nhở, đất đá. Chị Thu bảo, nền gạch là dấu vết ba dãy nhà đã bị cuốn trôi. Còn dưới lớp đất đá kia là con đường bê tông.
Cơn lũ hai tháng trước đã cuốn phăng 26 căn nhà. Những hộ còn nhà cũng bị hư hỏng hơn nửa. May mắn, không có người tử nạn. Cây cầu treo trước nhà chị Thu, nối thôn 🌳Trà Văn A 70 nóc nhà này với bên ngoài, chỉ còn lại những trụ bê tông đổ gập xuống 🐼bờ suối, trơ lõi sắt hoen rỉ. Toàn thôn bị cô lập. Người trong thôn chỉ biết chia nhau nhu yếu phẩm, chờ cứu hộ.
10 năm lên đây lập nghiệp, chị Thu "chưa từng thấy cơn lũ nào hung dữ như v꧋ậy". Thấy dòng nước gầm rú, người dân gọi nhau bỏ nhà tháo chạy. Nhà chị Thu cách con suối khoảng 30 mét cũng bị dòng nước đục ngầu tràn vào. Ban đầu nước cao 1 mét, chị quyết bám trụ. Nhưng chỉ vài phút sau, lũ cao quá đầu người.
"Tôi ôm vội đứa con 5 tuổi chạy lên quả đồi sau nhà", chị kể về buổi chiều chạng vạng suýt mất mạng. Những người dân Trà Văn A đứng trên quả đồi, bất lực nhìn con lũ nhấn chìm làng mạc, cuốn đi mọi thứ. Lũ rút, chị Thu mới dám về lại nhà mình và chứng kiến "🐽nền nhà sâu hoắm như hố bom".
Thống kê thiệtꦚ hại, chị bảo nhà mình có thể mất nhiều tiền mặt nhất thôn, nhưng vẫn may mắn hơn nhiều gia𓆉 đình, vì còn nửa căn nhà. Hai vợ chồng đi nhặt nhạnh lại được ít mái tôn móp méo, nhờ người cán cho phẳng lại; nhặt thêm vài miếng gỗ để dựng lại căn nhà bị lũ chặt ngang.
Sau cơn lũ, gian hàng tạp hoá lởm chởm đất, đ꧂á của chị Thu thường xuyên đón khách mua chịu. Những người đàn ông có sức khoẻ băng theo con đường sạt lở nhiều giờ liền để gùi thức ăn về. Khi những đoàn cứu trợ đưa mì tôm, áo quần đến cho𒁏, nhiều hộ dân không biết cất ở đâu vì không còn nhà.
Chiếc cầu treo ở thôn Trà Văn A giờ được thay bằng một chiếc cầu treo khác. Đó là nỗ lực của các hộ dân đánh liều qua suối, kéo hai dây cáp làm chỗ vịn tay, dùng dây bẹ, dây điện đứt buộc các ván gỗ, ván tre 🐽đ൩ể tạo thành lối đi cho một người qua. Cây cầu cũng "gánh" thêm một ống nước sạch vừa đủ cho dân dùng. Có cây cầu tạm, lũ trẻ mới được đến trường, hàng hoá mới về thôn.
Trận lũ lịch sử sau bão số 9 không chỉ quét đi một nửa làng Trà Văn A. Cách đó 15 km, lũ đã nuốt trọn 49 nóc nhà thôn 2, ven tuyến đường bê tông đi vào trường Tiểu học và 𝓀THCS Phước Thành. Khu vực này là trung tâm xã Phước Thành, chủ yếu là người mi♊ền xuôi đến buôn bán lương thực, thực phẩm cho dân bản địa và doanh nghiệp khai thác vàng.
Họ dựng nhà hai bên đường, men theo con dốc lên núi, kéo dài khoảng 700 m. "Biết có lũ tràn về, chính quyền xã xuống cưỡng chế tất cả hộ dân đi nơi khác nên không có người tử nạn", ông Ngô Tha🗹nh Bình (57 tuổi), một trong sáu chủ hộ bị lũ cuốn mất nhà nói.
Hôm đó, ông Bình về thị trấn▨ Khâm Đức chăm vợ bị ốm nằm bệnh viện. Con suối trước nhà vốn mùa khô không có nước, nay bị xé toang hai bên bờ hơn chục mét. Toàn bộ tài sản là ba dãy nhà trải dài 18 m mặt đường, két sắt mౠà vợ chồng tích góp tiền buôn bán lâu nay giờ chỉ còn là những đất, đá nước suối chảy tràn qua.
Nghe hung tin, ông lội bộ hai ngày mới về được nhà, vì đường bị những quả đồi đổ sập xuống chắn ngang. Người đàn ông lên Phước Thành lập nghiệp 23 năm nay, chọn con đường gần trường học để buôn bán, quỳ khựng xuống. Trước mắt là khung cảnh hoang tàn. Vùng cao cho ông có được chút cơ ngơi, giờ lại quét đi tất 🔥cả.
Nhiều ngày qua, ông Bình thuê một chiếc máy xúc giúp bới tìm tài sản. Chiếc két sắt vẫn không thấy đâu. Ông mất ngủ nhiều ngày nhưng vẫn quyết vay mượn tiền dựng lại că🍬n nhà trên nền đất cũ, dù lũ đã "ngoạm" mất một nửa. "Giờ ai thương, giúp chúng tôi năm trăm hay một triệu để dựng lại nhà cũng quý", ôn🧸g Bình nói.
Phước Sơn từng được biết đến là "thủ phủ" vàng của tỉnh Quảng Nam. Nằm giữa mỏ vàng nhưng Phước Sơn là một trong 3 huyện nghèo của tỉnh này và thuộc nhóm 1 -🎃 nhóm 56 huyện nghèo cả nước cần hỗ trợ. Tỷ lệ hộ nghèo nơi đây hơn 25%; thu nhập bình quân đầu người c⛎hỉ 20 triệu đồng mỗi năm.
Những ngày qua, một số căn nhà vách tôn được một doanh nghiệ💎p vàng hỗ trợ dựng tạm để người dân có chỗ trú mưa, chưa thể là ngôi nhà đúng nghĩa. Nương rẫy cũng bầm dập vì 🐼mưa và sạt lở. Không còn hoa trái trên rừng để đi hái, một số người ở Phước Sơn ra ven con suối đào đãi vàng cám. Dòng suối giờ chỉ trơ đá. Những nhát cuốc khô khốc va vào đá sởn da gà.
Một ngày bây giờ với vợ chồng chị Phăn như dài hơn 24 giờ. Buổi sáng, hai vợ chồng không còn thức dậy sớm, nấu nồi cơm rồi đùm theo đi vào r✤ừng làm rẫy đến tối mới về nữa, mà nằm bệt một chỗ, đến bữa không 🥀buồn dậy.
"Nhà mất rồi" - câu trả lời ngắn cũn, khô khốc của chị Phăn nơi chiếu đất, màn bạt là tình cảnh của nhiều người dân ở Phước Sơn lúc này. Tấ👍m bạt màu xanh dương ấy đã không thể mang ý nghĩa của hy vọng.
Nguyễn Đông - Đắc Thành
Với mong muốn mang đến một năm mới ấm áp cho trẻ em vùng sạt lở tại Nam Trà My, Phước Sơn (Quảng Naꦿm) và Đăk Glei (Kon Tum), Quỹ Hy vọng tổ chức tặng quà và ăn Tết cùng học sinh ở các trường THCS Dân tộc nội trú Trà Leng, Phước Kim và Phước Thành...
Chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ của độc giả 💝để hoàn thành mục tiêu 2.000 phần quà cho chương trình lần này. Độc giả có thể chung tay đưa Tết đến với những hoàn cảnh khó khăn cùng Quỹ bằng cách ủng hộ .
Đây là năm thứ tư Quỹ Hy vọng tổ chức chương trình tặng quà Tết. Năm 2018, gần 2.000 độc giả đã gửi quà qua chương trình để mang Tết về gần hơn cho 1.346 hoàn cảnh là trẻ mồ côi, khuyết tật nặng và người già neo đơn, bệnh nhân trong các trại phong tại Thái Nguyên và Bình Dương. Năm 2019, chương trình tặng quà Tết cho 300 Việt kiều không quốc tịch ở Long An, góc học tập cho 120 học sinh khó khăn ở Huế và nhiều vật phẩm cho ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚtrường học ở Cao Bằng. Năm 2020, với hơn 3.000 lượt ủng hộ, chương trình trao 1.200 phần quà Tết cho học sinh nghèo ở Lạng Sơn, Thanh Hóa và trẻ em t๊ại các trường tình thương ở TP HCM, người già neo đơn ở Tây Ninh.
Được vận hành bởi báo VnExpress và Công ty Cổ phầ🦹n FPT, Quỹ Hy🌊 vọng theo đuổi hai mục tiêu: hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn và tạo động lực phát triển. Mời bạn xem thêm thông tin về Quỹ Hy vọng .