Những người Triều Tiên đãi vàng trên sông biên giới với Trung Quốc. Nguồn: Reuters.
Trên một đoạn sông giữa biên giới Trung Quốc và Triều Tiên, một nhóm những người mặc đồ bảo hộ cao su trầm mình trong dòng nước lạnh buốt. "Họ đang mò vàng đấy", dân Trung Quốc địa phương rỉ tai phóng viên Reuters.
Khi được hỏi, họ là người Trung Quốc hay Triều Tiên, người dân thốt lên: "Ha! Họ là người Triều Tiên. Dân Trung Quốc không tuyệt vọng đến mức phải kiếm tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚiền theo cách đó".
Cách đó không xa, một số quân nhân đang đứng trên bờ dõi theo những người hì hụi dưới sông. Theo những người đào tẩu Triều Tiên, "Văn ꦯphòng 39", cơ quan chịu trách nhiệm buôn bán hàng hóa xa xỉ, tham gia điều hành việc khai thác và đãi vàng để xuất khẩu thu về ngoại tệ.
Không chỉ có vàng, Triều Tiên còn có mỏ đồng, quặng sắt, aluminium, than đá và gỗ. Chưa kể các sản phẩm nông nghiệp như hạt dẻ, hạt thông, nấm và hải sản. Theo Liên Hợ▨p Quốc, bất chấp lệnh trừng phạt kinh tế, Bình Nhưỡng thu về 200 triệu USD vào năm 2017 nhờ xuất khẩu hàng hóa thô.
Theo ước tính của phía Hàn Quốc💛, Triều Tiên có trữ lượng vàng lên tới 2.000 tấn, lớn thứ 6 trên thế giới. Và khu vực gần biên giới với Trung Quốc chiếm tới hơn 60% trữ lượng. Dân Trung Quốc sống gần khu vực này cho biết người Triều Tiên đãi vàng trên sông hàng ngày, nắng cũng như mưa, hè cũng như đông𒐪, bằng những dụng cụ rất đơn giản.
Cuộc sống miền phên dậu
"Dân Triều Tiên làm mọi thứ dưới sông. Họ rửa rau, giặt quần áo và tắm táp", ông Sun, một người buôn gỗ Trung Quốc, vừa nói với Reuters vừꦫa chỉ tay về phía một toán phụ nữ đang lúi húi bên bờ sông giũ quần áo. Vào mùa đông lạnh âm độ "cắt da cắt thịt", không khó bắt gặp cảnh 🍷người dân đục băng trên bề mặt sông để lấy nước sinh hoạt.
Trên sông Yalu, ranh giới tự nhiên giữa hai Trung Quốc và Triều Tiên, ở những đoạn nước nông, người ta có thể thấy rõ lối m🦋òn đi từ bờ bên này sang bên kia. Đường biên giới giữa hai quốc gia dài 1.400 km nhưng c🎐hỉ có 15 trạm kiểm soát biên phòng chính thức. Do vậy, hầu hết ꧅những 🐻người Triều Tiên đào tẩu khỏi quê nhà đều chọn ngả đường qua Trung Quốc. Theo số liệu của Hàn Quốc, đến nay có khoảng 31.000 người Triều Tiên đào thoát thành công bắt đầu hành trình của họ từ Trung Quốc.
Yang Shilong, chủ tiệm bán đồ lưu niệm ở đầu cầu Trung Quốc cho biết vào mùa đông, khi mặt sông đóng băng, dân Triều Tiên đi bộ trên băng sang bên này biên giới để nhặt những thanh gỗ còn s🌜ót lại trên những chiếc cầu 𒀰bị phá hủy trong Chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950-1953.
"Họ đốt các thanh gỗ để giữ ấm", ông Yang vừa nói vừa thu dọn quầy hàng. "Người Trung Quốc không đư🌄ợc phép lấy gỗ đó đâu".
Ông Wang Bingmin, một tài xế xe tải về hưu, nhớ lại thời thơ ấu, khi đang chơi gần cây cầu này, ông nghe thấy tiếng máy bay ném bom của quân đội Mꦿỹ rít trên đầu. Mọi người tháo chạy tán loạn. "Ruột người văng tung tóe trên khắp các cành cây", ông Wang nói🐭, trên tay ôm một con sóc. Ông cho biết con vật nuôi này giúp ông dễ ngủ hơn vào ban đêm.
Một người đàn ông Trung Quốc tiết lộ thi thoảng vẫn cùng bạn bè vượt sông vào ban đêm sang Triều Tiên để uống một trận say túy lúy. "Chúng tôi chè chén, ồn ào xuyêꦦn đêm", người đàn ông vừa nói vừa phì phèo điếu thuốc. "Vui cực!"
Để chuẩn bị một bữa nhậu 𒐪trên đất Triều Tiên, thường những bợm rượu Trung Quốc mang theo đúng 4 thứ, bao gồm gà nướng, xúc xích, rượu trắng và thuố𓆏c lá. "Cả 4 thứ đó đều quan trọng. Chúng tôi không cần mang theo bia. Bia của Triều Tiên ngon hơn bia Trung Quốc".
Huyết mạch kinh tế
Triều Tiên từng có quá khứ thịnh vượng và giàu có. Vào những năm 1930, Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên và đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp ở phía bắc, biến Triều Tiê༒n trở thành một trong những trung tâm công nghiệp phát triển nhất khu vực Đông Á, theo chuyên gia Andrei Lan🍎kov. Sau Thế chiến II, bán đảo Triều Tiên chia cắt.
Cuối những năm 1960, Trung Quốc gửi nhiều du học sinh sang Triều Tiên học tập. "Hệ thống giáo dục của họ lúc đó vượt trội so với giáo dục của chúng tôi", Li Zhonglin, một chuyên gia nghiên cứu🔜 về quan hệ Trung Quốc và Triều Tiên, nhận xét. "Một vài du học sinh sau đó không trở về quê nhà. Họ ở lại Triều Tiên và có lẽ bây giờ phải hối꧑ tiếc vì quyết định đó".
Kể từ khi bắt đầu thử nghiệm vũ khí hạt nhân vào năm 2006, Triều Tiên liên tục hứng các đòn trừng phạt kinh tế của cộng đồng quốc tế. Bình Nhưỡng càng đẩy mạnh các cuộc thử nghiệm tên lửa và hạt nhân, "chiếc vòng kim cô" kinh tế càng th🌜ắt chặt.
Dưới sức ép của các lệnh trừng phạt, giao thương các mặt hàng, trừ nhu yếu phẩm như lương thực, giữa Trung Quốc và Triều Tiêไn đã sụt giảm mạnh trong thời gian gần đây. Dẫu vậy, lo ngại kinh tế suy kiệt sẽ tạo ra làn sóng người tị nạn Triều Tiên tràn𒆙 qua biên giới, Bắc Kinh vẫn tạo điều kiện thông thương để giúp cuộc sống của 25 triệu người dân Triều Tiên sống sát biên giới dễ thở hơn.
Đường biên giới dài hơn 1.000 cây sꦍố với ﷽Trung Quốc là cửa ngõ thông thương duy nhất của Triều Tiên với thế giới bên ngoài. Mọi người dân sinh sống ở Đan Đông thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, khu vực biên giới phía đông với Triều Tiên, đều có mối liên hệ nào đó với nước láng giềng. Có người làm ăn với dân Triều Tiên, người khác thuê nhân viên người ౠTriều Tiên chạy bàn, số khác có bạn học là người Triều Tiên tại trường đại học Đông Liêu Ninh.
Các nhà máy chế biển thꦰủy hải sản và may mặc ở Đan Đô♔ng thuê một số lượng không nhỏ công nhân Triều Tiên. Các trung tâm thương mại địa phương buôn bán các mặt hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng Triều Tiên thường mua buôn để mang về quê nhà bán lại.
Phóng viên gặp hai người đàn ông Trung Quốc đến từ một tỉnh miền Nam đang ở Đan Đông để tìm thuê lao động Triều Tiên thay ๊thế cho lao động là tù nhân Trung Quốc làm việc trong các nhà máy linh kiện điện tử.
"Chúng tôi muốn tìm nguồn cung cấp lao động trực tiếp từ Triều Tiên vì như thế, 🍬giá thuê còn rẻ hơn nữa cơ", một người nói, rồi tiết lộ thêm các đối thủ cạnh tranh bắt đầu sử dụng lao động Triều Tiên từ nhiều năm trước và làm ăn rất phát đạt vì tiết kiệm được chi phí nhân công.
Tình hình thay đổi sau khi Liên Hợp Quốc siết lệnh trừng phạt vào năm ngoái, lao động Triều Tiên trở nên khan hiếm. "Tôi nghe nói gần đây khó khăn hơn", doanh 𝓰nhân đến từ miền nam Trung Quốc nܫói. "Nhưng tôi nghĩ tình hình đang được nới lỏng trở lại".
An Hồng