Thời sự
Thứ năm, 12/9/2024, 22:12 (GMT+7)

Cuộc sống ở nơi sơ tán khỏi rốn lũ ngoại thành Hà Nội

Hàng nghìn người dân vùng lũ ven sông Cầu thuộc xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, sau ba ngày bị cô lập b✅ởi nước lũ đã được sơ tán đến trường học.

Tại Trường mầm non Trung Giã, tối 12/9, người dân sơ tá𓆏n được chính quyền địa phương và các đội, nhóm từ thiện hỗ trợ đồ ăn gồm cơm, bánh chưng, giò, chả, bánh mì, nước lọc... Nhiều người cho biết🌺 đã nhịn đói từ trưa để chờ được sơ tán.

Ba ngày nay, hai thôn An Lạc và Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn tiếp tục bị cô lập khi nước lũ từ sông Cầu chảy ಌtràn vào. Hầu hết nhà dân khu vực này đều bị ngập 1-2 m. Riêng khu vực ven sông Cầu thuộc thôn An Lạc có nơi ngập 3-4 m. Người dân được các lực lượng quân đội, công💯 an dùng xuồng, ca nô tiếp cận, sơ tán vào bờ đề phòng nước lũ lên trong đêm.

Bà Đỗ Thị Phúc, 68 tuổi, xóm Trong, thôn An Lạc, xã Trung Giã (ngồi giữa), cho biết được sơ tán đến Trường mầm non xã Trung Giã lúc 17h. Hơn một giờ sau, bà được hỗ trợ cơ⛦m tối với nhiều món.

"Suất ăn có cơm, chả, rau luộc, canh, một quả trứng, chuối tráng miệng, tôi rất vui", bà Phúc nói, cho biết nhà bị cô lập 3 ngày nay, k🐈hông có điện, không nước sạch, việc ăn uống hầu hết trông chờ và꧂o các chuyến thuyền, ghe chở thực phẩm vào vùng lũ.

Người dân được sắp xếp chỗ ở theo lứa tu🦹ổi, giới tính hoặc t🧜heo từng nhóm gia đình có con nhỏ.

Ở phòng dành cho các cụ bà, m🧜ọi người hàn 🙈huyên tâm sự sau nhiều ngày bị nước lũ chia cắt. Các cụ được cấp phát suất ăn, chăn, gối.

Cụ Nguyễn Thị Vừa, 93 tuổi, người cao tuổi nhất làng An Lạc, được nhiều người hỏi han. Cụ cho biết nước đã ngập vào nꩲhà, việc đi lại, sinh hoạt với người lớn tuổi càng khó khăn hơn.

"Ra đây tôi được hỗ trợ đầy đủ, gặp được nhiều hàng xóm nên cũng vui🌊", cụ nói.

Năm đứa cháu nội, ngoại bà Nguyễn Thị Chiểu, 60 tuổi, ở Xóm Ngoài, thôn An Lạc, đã ngủ dù mới 18h. Mọi người mệt mỏi sau quã꧑ng đường sơ tán và nhiều ngày sống🗹 trong lũ.

"Ở đây thích hơn ở nhà. Ở nhà thì tài sản ngập hết ♓rồi, nước cứ chực chờ ngập thêm", bà Ch༺iểu nói.

Bà Nguyễn Thị Hòa, thôn An Lạc, tranh thủ sạc điện thoại để gọi cho người thân, thông báo tình hình của gia đì🔜nh. "Ba ngày nay cúp điện, nhiều người thân hỏi thăm nhưng không liên lạc được", bà Hòa nói.

Các cụ ô𒁃ng đꩵược sắp xếp ở một phòng riêng để đảm bảo yên tĩnh và tiện cho việc sinh hoạt.

Cụ Nguyễn Văn Ên, 86 tuổi, thôn An Lạc ngồi trầm ngâm tại nơi sơ tán, cho biết sau ba ngày mắc kẹt ở💜 nhà đã hết sạch đồ ăn, nước uống. Trưa nay, cụ được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trường mầm non Trung Giã để có chỗ ở, đủ thức ăn và đảm bảo an toàn khi lũ vẫn có dấu hiệu lên.

Chị Nguyễn🐈 Thị Thúy, 35 tuổi, chăm con 28 ngày tuổi. Gia đình chị Thúy có 5 thành viên, đều được sơ tán để đảm bảo an toàn.

"Nhà tôi cao 2 tầng nhưng đã ngập hết tầng một, hư hỏng hết🍃 đồ đạc, thóc lúa cũng không kịp kê lên cao vì lũ lên nhanh", chị Thúy nói.

Một gia đình vừa đến lúc 18h30 đã được các tình nguyện viên cấp phát các suất ăn. Nhiều gia đì🌜nh ở thôn Hòa Bình và An Lạc để lại người lớn ở nhà để trôn♑g coi tài sản, còn phụ nữ và trẻ em đi sơ tán.

Một ng💜ười mẹ mang theo hành lý đến nơi sơ tán, chưa🦩 kịp dọn đồ ra thì con hơn một tháng tuổi khóc đòi sữa.

Người dân cho biết vì chỗ sơ tán đảm bảo an toàn, đồ ăn, thức uống nên họ yên tâm ở 💦tạm, chờ nước lũ rút mới về nhà.

Câu lạc bộ thiện nguyện Việc tử tế trong hôm nay đã hỗ trợ các điểm sơ tán người dân xã Trung Giã 800 suất cơm, 🍷200 suất xôi, 250 suất cơm nắm và 150 bánh chưng.

Hàng hóa tiếp tục được đưa về Trườꦬng mần non Trung Giã để tiếp tế cho hàng trăm người dân những ng🐷ày tới.

Nguyễn Đông - Phạm Dự

VnExpress mở chiến dịch "Cùng đồng bào vượt lũ" nhằm hỗ trợ người dân vượt lên nghịch cảnh thiên tai, tái thiết cuộc sống. Mọi đóng góp của bạn xin ủng hộ tại đây.