“Thương nhớ thời bao cấp” là tuyển tập những câu cửa miệng, tục ngữ, thành ngữ, câu ca vần 🌃vè… quen thuộc của người Việt cuối thế kỷ 20. “Nhiệt tình cộng ngu dốt bằng phá hoại” ám chỉ người thiếu hiểu biết, xông xáo làm mọi việc nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho biết cuốn sách không chỉ để giải trí mà còn ôn 🔴cố tri tân (ôn cũ hiểu mới). Theo ông, thời bao cấp tuy đã lùi xa hơn 30 năm nhưng nhiều hiện tượng xã hội mà các sáng tác dân gian đề cập vẫn🐻 còn làm phiền sang cuộc sống hiện tại. “Tôi mong những sáng tác dân gian sẽ góp phần tích cực vào việc ném củi khô, củi tươi lỗi thời vào cái lò lịch sử đang bắt đầu đượm lửa hôm nay”, ông nói. Sách do Nhã Nam liên kết thực hiện. Câu ca dao hài hước v✅ề đời số��ng “chăn gối” của lính pháo binh. Trong mắt cô gái xưa, chàng trai lý tưởng, “đáng mặt” đàn ông phải có đài (radio) mang theo mình và "pha-vơ-rít" (Favorite - loại xe 🧸của Tiệp Khắc cũ). "Pha-vơ-rít" được ví như đồ “hàng hiệu” của dân chơi thời bao cấp. Ca dao phản ánh cuộc sống bộ đội phục viên sau ngày đất nước thống nhất. Người lính trở về nhà, gánh vác trách nhiệm trụ cột trong gia đình. Trong suốt thời bao cấp, giá cả tă🍰ng hàng ngày, đồng tiền mất giá, lương của sĩ quan hạn hẹp. Người lính từ bậc đại tá trở xuống đều phải ra ngoài, kiếm thêm thu nhập bằng những công việc như vá xe, bán chè đỗ đen… Bức tranh minh họa “thần tượng đi tây thời bao cấp” – những người sang nước ngoài học tập và làm việc. Khi đi, họ chỉ mang vật dụng gọ𝕴n nhẹ, đơn giản. Khi về, họ xách đủ vật dụng lỉnh kỉnh – hàng “hot” thời bao cấp như: bàn là, nồi áp suất… Bức tranh phác họa khung cảnh thời bao cấp, đ🎉àn ông được phân phối vải, giày dép và đôi khi cả áo may ô. Từ đó, dân gian có câu than rằng: “Bắt cởi trần ph✤ải cởi trần, cho may ô mới được phần may ô”. Bên cạnh tiếng cười về lối sinh hoạt thường nhật, nạn quan liêu, tham nhũng tràn lan cũng 🍎được dân gian chế nhạo qua ca dao. Lời vần vè phản ánh nạn chạy quyền chức,ꦬ tranh giành địa vị trên quan trường của bộ phận người học hành kém cỏi chuyên dựa vào mối quan hệ và tiền bạc để thăng tiến. Trọng Trường'Thương nhớ♑ thời bao cấp' phác họa đời sống 💃Việt cuối thế kỷ 20 Truyện tranh giành 💙giải thưởng châu Á phát💝 hành tại Việt Nam