Cái điều hòa đứng im sau một tuần hoạt động gần như 24/24 để phục vụ gia đình ba người. Vợ chồng Luân đều là nhân viên văn phòng ở Cầu Giấ⛎y, làm việc tại nhà từ𝔍 hôm 24/7.
Luân trèo lên kiểm tra, tắt đi rồi bật lại mấy lần, loay hoay một lúc, anh cũng hết cách. Một lúc sau, cô con gái hai tuổi đang ngủ tỉnh giấc vì nóng. Chiếc quạt cây chạy không ngừng nghỉ trong căn phòng hơn 30 m2 nhưng cũng chẳng thấm vào đâu dưới nền nhiệt độ 38 độ C. Thu, vợ Luân càu nhàu chồng "không để ý gọi thợ bảo dưỡng kiểm tra sớm, giờ kiếm đâu ra người", tay cầm quyển sách quạt phành phạch dỗ co🔯n ngủ. Thế rồi, hai vợ chồng to tiếng với nhau.
Luân không phản bác lời vợ nữa, chỉ cố dò danh bạ, tìm kiếm trên mạng số điện thoại thợ sửa chữa điều hòa quanh khu mình ở. Nhưng đầu dây bên kia ai cũng từ chối, sợ ra đường tầm này sẽ bị phạt 1-3 triệu đồng. Luân ngán ngẩm bảo vợ: "Chỉ những người phục vụ trong nhóm ngành thiết y🌊ếu mới được ra đường. Thợ sửa điều hòa không nằm trong danh mục ấy".
Anh gọi thêm đến các cửa hàng điện máy, họ khéo léo từ chối khách hàng, nói rằng "thợ bên hãng đã nghỉ" nhưng thực ra họ đã phải đóng cửa do không nằm trong nhóm "hàng hóa, d💧ịch vụ thiết yếu". Nhiệt độ trong phòng ngày càng cao, Luân cũng thấy bức bối, xoay trần, kê ghế ở trước cửa phòng ngồi hóng gió, 💮để dành chiếc quạt cho con.
Khi dùng điều hòa đã trở thành một thói quen, gió từ cây quạt không còn đủ trong những ngày hè oi ả. Chị💎 Thu đặt thêm một chậu nước to trước quạt mong thêm tí hơi mát. Nhưng phòng chỉ có ꦕmột cửa sổ, hơi nóng tích tụ trưa hè khiến mọi thứ bí bách. Bé con nằm ngủ, mồ hôi vẫn rịn ra trên trán.
Thu chỉ lo con ốm. Cô muốn ôm con gửi về quê mẹ ở Ba ඣVì, nơi có sân vườn rộng, tha hồ cho trẻ con chơi. Nhưng xe khách đã ngừng, xe♛ máy lại không thể vượt qua quãng đường gần 60 km đầy chốt kiểm soát. Ra đường không có giấy dễ lĩnh phạt, mà chưa chắc đã về được quê.
"Thôi thì cố đợi thêm tuần nữa,💎 cho đến khi Hà Nội hết giãn cách, hy vọng không kéo dài thêm", Luân nói với vợ.
Liên An, 27 tuổi, ở quận Hoàng Mai vẫn được ngồi điều hòa nhưng cái máy tính đã hỏng ba ngày không có nơi nào nhận sửa.
Hoàng Mai đang là quận nhiều ca nhiễm nhất của Hà Nội, 150 ca tính đến hết ngày 1/8. An cũng thử gọi điện đến các cửa hàng máy tính, nhưng tất cả đều đã đóng cửa. Thiết bị tin học, văn phòng cũng như điệꦜn lạnh gia dụng, đều không nằm trong danh mục hàng thiết yếu của thành phố được phép lưu thông lúc này.
Máy tính hỏng, nhưng công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng củꦏa hãng sữa thì vẫn phải tiếp tục. Hàng ngày, cô gọi điện rồi nhập thông tin, số liệu để chuyển cho bên bộ phận kinh doanh... mọi thao tác đều được chuyển sang chiếc điện thoại. Cứ ba tiếng một lần, An phải cắm sạc, chiếc điện thoại nóng ran. Điều cô gái 27 tuổi sợ nhất lúc này là điện thoại "lăn ra chết" vì nó là thứ duy nhất phục vụ công việc và giữ liên lạc với thế giới bên ngoài.
Ngày đôi lần, An lại kéo cánh cửa tủ lạnh kiểm tra, xem còn mát hay không. Cô chỉ cầu mong nó đừng trục trặc để còn có thứ mà ch𒁏ứa thực phẩm, khi ba ngày mới được đi chợ một lần. "Hầu hết người dân đều đã làm việc từ xa, nên nếu quạt điện, bếp gas, vòi nước, thậm chí xe cộ hỏng hóc lúc này, thì không biết mang đi đâu mà sửa", An nói.
Buổi sáng đầu tiên của tháng 8, Hương Giang (quận Ba Đình) mất nửa ngày lên chợ điện tử tìm mua phụ kiện ống nước khi cậu em trai lỡ tay làm gẫy cút nối. Cô phải khóa van tổng bởi chỉ cần mở ra là nước xả ào ạt như tháo cống. Hai chị em chia nhau đi tìm số hỏi cửa hàng quanh khu Kꦺim Mã, nhà nào cũng đóng cửa. Chợ thương mại vẫn bán, nhưng shipper cũng không thể giao hàng.
Hết cách, mỗi lần muốn dùng nước, Giang đành 🎉rón rén mở van ra tích nước vào chậu, rồi lại mau chóng bịt lại ngay. "Sống dở chết dở. Chỉ một phụ kiện nhỏ cũng đủ khiến cuộ♐c sống dở khóc dở cười", cô than.
Gần một tuần nay, ngày nào Đỗ Hồng Quang, nhân viên của một trung tâm điện lạnh cũng nhận được cuộc gọi từ khách hàng,𒁃 hỏi có đến nhà sửa điều hòa, máy lạnh, quạt hỏng được không. Quang nói rằng đã tạm nghỉ việc, về quê Phú Xuyên tránh dịch trước hôm thành phố công bố cách ly xã hội, nhưng vẫn bốc máy hỏi thăm vài chỗ giúp khách. Các đồng nghiệp của Quang người không dám ra đường vì sợ bị phạt khi gặp chốt, người cũng đã về quê. Anh đành gọi lại từ chối khách hàng, không quên an ủi "Thôi cố chờ khi nào Hà Nội hết giãn cách".
Quang kể, công ty có hơn hai chục thợ, phần lớn đã tạm nghỉ, trong khi thời điểm này hàng năm là lúc kiếm ra tiền nhất, làm không xuể việc. Thành phố áp dụng lệnh giãn cách, họ không nằm trong nhóm dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động và cũng không được ra ngoài. Nhưng theo Qua♊ng, "anh em sợ dịch bệnh nhiều hơn" bởi họ thườ🥂ng ăn ở chung tại công ty, nếu một người nhiễm virus thì sẽ phải cách ly hết".
Nhân viên một chuỗi cửa hàng phân phối đồ điện tử, điện lạnh ở Hà Nội cho biết, những ngày này vẫn nhận được điện thoại khách đặt hàng. Người dân ở nhà nhiều, nhu cầu dùng đồ điện gia dụng đều tăng. Người giao hàng được làm giấy đi đường theo đúng mẫu kèm xác nhận "luồng xanh" của ngành giao thông vận tải Hà Nội. Nhưng người giao hàng có qua được các chốt hay không lại chuyện hên xui vì mỗi địa bàn thực hiện khác nhau. Có chốt cho qua, nhưng cũng có chốt từ chối, nói "không phải là mặt hàng thiết yếu" và buộc xe quay đầu. Với những đơn ở khu chung cư, khu đô thị, cửa hàng hầu như phải từ chối vì thường có chốt cứng, không cho người lạ vào. Còn với khách có nhu cầu mua linh kiện điện tử, hoặc🎃 bảo hành, sữa chữa đồ gia dụng, điện lạnh bị hỏng hóc, cửa hàng phải từ chối hoàn toàn.
Những ngày không thể ra đường ngoài đi chợ mua thức ăn, bỉm sữa cho con, Luân chỉ mong ước một cơn mưa rào, trời dịu đi một tí cho dễ thở. Anh cố đợi thêm tuần nữa, cho đến khi Hà Nội hết giãn cách, chỉ "hy vọng khôn♐g kéo dài thêm". Giang cũng cố chờ đến hết 7/8 chỉ để ra phố tìm mua cái cút nối ống nhựa bé bằng ngón tay.
Hồng Chiêu