Trước Thế Chiến I, người dân thành phố The Hague, Hà Lan, thường bắt gặp Zelle thong thả rời nhà mỗi sáng. Khoác áo lông dài, đội mũ nhung, cô từ bên bờ kênh Smidswater, đi vào c𓄧on hẻm nhỏ Jagerstraat tới phố Lange Voorhoutm, qua hàng loạt trụ sở sứ quán. Lọt thỏm giữa khu phố ngoại giao của The Hague là khách sạn Des Indes, nơi cô vũ nữ bí mật gặp gỡ các tùy viên trong chính phủ Hà Lan.
Nằm gần tòa nghị viện và cung điện hoàng gia Noordeinde, khách sạn Des Indes từng tiếp đón không ít vị quốc vương, tổng thống, thủ tướng từ năm 1881. Diện mạo ngày nay của khu phố ngoại giao tại The Hague không thay đổi quá nhiều so với những năm 1910, và Des Indes vẫn được coi như một trụ sở chính trị quan trọng. Khách sạn vẫn toát lên nét cổ điển: lối vào🍌 uy nghi 🌸với vương miện hoàng gia bằng đồng trên đỉnh, tiền sảnh xa hoa cùng các trụ đá cẩm thạch, nội thất bọc nhung, cầu thang lớn với lan can bằng đồng…
Từng là nhà của một quý tộc, Des Indes trong tiếng Pháp có nghĩa là “khách sạn của Đông Ấn”. Đông Ấn là thuật ngữ chỉ cácꦿ đảo của Đông Nam Á, với một phần là Indonesia ngày nay - nơi được coi là viên ngọc trên phần lãnh thổ Đông Nam Á trải ra như chiếc vương miện của thực dân Hà Lan. Về phần Zelle, nếu quay trở lại Des Indes sau 100 năm, cô hẳn sẽ ngạc nhiên khi thấy bức chân dung toàn thân của mình được đặt trang trọng trước sảnh. Des Indes có một ý nghĩa đặc biệt với Zelle, bởi Indonesia cũng là một phần quan trọng trong cuộc đời cô.
Rời khỏi ജquê nhà tại bắc Friesland, Hà Lan, Zelle cưới một sĩ quan quân đội ở tuổi 18 và chuyển tới hòn ngọc Đông Ấn sinh sống. Đầu tiên là đảo Java, tiếp đến là Sumat𝔉ra. Nhưng hôn nhân đổ vỡ, hai vợ chồng lại khăn gói về Hà Lan.
Ly hôn, không một xu dính túi, Zelle tìm đến kinh đô ánh sáng của Pháp. “Tôi cho rằng tất cả phụ nữ bỏ chồng đều tới Paris”, cô bộc bạ❀ch sau đó. Đầu thập niên 1900, Paris là trung tâm giải trí của thế giới với hàng loạt quán rượu, rạp hát, nhà thổ… Dù không có nhan sắc đặc biệt, Zelle được thuê làm người mẫu, diễn viên nhờ ngoại hình cân đối. Zelle thấy tương lai của mình tràn đầy tiền tài và danh vọng.
Với những điệu nhảy học từ khi ở Indonesia, Zelle sáng tạo ra những vũ điệu của riêng mình với sự trợ giúp của Émile Guimet, chủ bảo tàng Guimet nổi tiếng với những bộ sưu tập nghệ thuật châu Á. Ông đã gợi ý cho Zelle phong cách biểu diễn, cho cô mượn đạo cụ từ các bộ sưu tập của bảo tàng từ trang sức cài đầu, yếm ngực cho tới vòng tay. Buổi gala của Zelle diễn ra vào ngày 13/3/1905 tại bảo tàng Guimet là một thành 🎀công vang dội, được báo chí Paris hết lời ca tụng.
Những buổi diễn được đặt là “The Eye of the Day” (Con mắt của ngày), dịch từ nghệ danh Mata Hari của Zelle trong tiếng Indonesia có nghĩa là mặt trời. Người Paris bàn tán xôn xao về những vũ điệu♔ Java nóng bỏng của Zelle, phấn khích với hình ảnh vũ nữ người Hà Lan trong tấm voan nửa kín nửa hở để khán giả không thể rời mắt khi cô cởi bỏ tất cả trên sân khấu.
Zelle chinh phục biết bao trái tim của những người đàn ông tài hoa và giàu có tại châu Âu, như chuyên gia tài chính Baron Henri de Rothschild, nhà soạn nhạc Puccini, nhà thiết kế Erté… Dù chỉ là một vũ nữ tầm thường, Zelle thậm chí xuất hiện trong những dòng văn của nhꦅà phê bình sân khấu nổi tiếng Edouard Lepage: “Cô ấy cao và thanh mảnh, uyển chuyển như một con rắn đang bị tiếng sáo thôi🐓 miên”.
Cả Paris như p♌hát điên vì cô gái mang nghệ danh Mata Hari, tiếng tăm của cô lan khắp châu Âu. Từ đây, cuộc sống nhung lụa của vũ nữ này bắt đầu trong những khách sạn cao cấp nhất tại các thủ đô giàu có của châu Âu. Những vũ điệu khiêu dâm cùng Zelle vi vu từ Berlin tới Istanbul, Monte Carlo rồi Mil♋an…