Biê💧n g☂iới Tây Nam những ngày đầu năm trở nên nóng hơn khi Nam Bộ bước vào mùa khô. Nhiều địa danh gắn bó với dòng người Campuchia chạy nạn khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot hơn 40 năm trước như Suối Rúc, bàu Châu É, ngã ba chợ Miên... ở Tây Ninh giờ đã không còn.
Khu vực bàu Châu É nay là cánh đồng xanh mướt, trải dài hàng chục nghìn ha thuộc xã Tân Phú, huyện🌜 Tân Châu. Đường trải nhựa vào tận cuối xóm, nhiều căn nhà bêtông khang trang. Hàng chục nghìn người Khmer ngày ấy giờ chỉ còn chừng 20 gia đình với gần 100 nhân khẩu bám lại l🤡ập nghiệp.
Ông Lắc Son (58 tuổi), một người Khmer gốc Campuchia vừa cắt cỏ về cho bò ăn, ngồi trầm ngâm trước cửa nhà. Sau khi Phnom Penh giải phóng, đồng bào lũ lượt trở về quê ⛎hương thì gia đình ông ở lại, chọn Việt Nam là quê hương thứ hai. Cuộc sống bình yên không làm ông lãng quên ký ức đau thương về cuộc trốn chạy khỏi đất mẹ năm nào. Khi nhắc lại, ông thốt lên: "hãi hùng, khổ cực lắm".
Quê ông Son là một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Svay Rieng, cách biên giới Việt Nam chừng 50 km. Trong trí nhớ của người nông꧅ dân, nơi ấy có cánh đồng lúa bao quanh, cuộc sống nghèo khó nhưng êm đềm. Nhưng mọi thứ đã đảo lộn khi tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary lên nắm quyền năm 1975.
Năm 1977, thiếu niên Lắc Son vừa tròn 17 tuổi. Chàng trai bị Khmer Đỏ bắt đi làm thủy lợi, cày cuốc... cùng hàng trăm thanh thiếu niên trong vùng. Đàn ông thì cuốc đất, đào hầm, đàn bà con gái thì tát 🔯nước, cấy lúa... "Mặt trời chưa mọc, bụng chưa ăn gì thì chúng đã bắt mọi người ra đồng làm. Ngày ăn đượ💯c hai bữa trưa và chiều, mỗi lần một chén cơm", ông Son kể.
Bị bắt lao động như khổ sai, nhưng người làng không ai dám kháng cự vì sợ làm phật ý sẽ bị giết. Son mới lớn nhưng đã hiểu chuyện, chỉ im lặng làm việc. Dưới ách cai trị hà khắc của Khmer Đỏ, nỗi sợ hãi bao trùm, cái chết treo lửng trên đầu ngôi làng vốn yên bình. "Có lần chúng nghi ngờ người anh họ của tôi ăn riêng, chia rẽ tập thể nên trói tay, bịt mắt đưa đi. Từ ngày đó, anh ấy k꧙hông về nữa", ông ngậm ngùi.
Hai năm sau khi Pol Pot nắm quyền, ngôi làng ngày càng tiêu điều, số người chết vì bị hành quyết tập thể, hoặc bị bắt đi lính ngày càng nhiều. Những người còn sống sức 🅠lực kiệt quệ, suy dinh dưỡng. "Không còn đường sống nếu ở lại, chúng tôi bàn nhau cách trốn sang Việt Nam để lánh nạn", ông nói về quyết định của gia đình.
Đêm khuya trung tuần tháng 10/1977, trời Svay Rieng tối 🍌mịt, cha mẹ ông dắt bốn anh em rời làng. H💫ành trang cho cuộc chạy trốn là 20 kg gạo, xoong nồi, chén bát và ít quần áo.
Cùng đi có bốn gia đình khác, nhóm 40 người có nhiều người già và trẻ nhỏ. Họ vừa đi vừa dò la, quan sát, bởi lúc này, quân Pol Pot đóng dày đặc trên các con đường để ngăn chặn dòng người chạy trốn. "Hễ phát hiện là chúng giết tại chỗ", ông Son chợt rùng 🐈mình, cắt ngang lời kể.
Cố gạt nỗi sợ, họ hướng về phía Đông để đến Việt Nam, men theo những đồng ruộng, mương nước. Cánh đồng lúa lúc này đã gần chín, thân lúa cao gần một mét trở thành "thành lũy" che chở cho những người bỏ trốn. "Chúng tôi phải kꦑhom người để đi. Những lúc thấy bóng dáng của chúng, người lớn dặn cả đoàn nằm xuống trườn trên mặt đất, áo quần đồ đạc, gạo ướt hết", ông nhớ lại.
Vừa rời khỏi làng chưa x🎀a, một nhóm người đi sau bị phát hiện, quân Khmer Đỏ nổ súng ꦚgiết sạch, không còn một ai. "Thấy vậy ai cũng sợ, em trai tôi lúc đó còn nhỏ nghe tiếng súng liền khóc, mẹ phải bịt miệng lại dỗ dành, cứ nghĩ chết đến nơi", người đàn ông nói. Vì sợ bị phát hiện, mẹ ông không dám nấu cơm, cả nhà ăn gạo sống cầm hơi.
Một ngày sau cuộc tháo chạy, gia đình Son đến xóm nhỏ bỏ hoang khi trời chạ𓆏ng vạng. Ở đây họ nấu cơm ăn và nghỉ ngơi lấy sức. Nhưng khi mọi người vừa chợp mắt thì tiếng súng nổ lại vang lên chát chúa. Ánh đèn và tiếng hò ๊hét của quân Khmer Đỏ dội vào xóm nhỏ hoang vắng. "Chúng tôi bật dậy, ôm đồ đạc bỏ chạy ra hướng cánh đồng, nhiều người già bệnh tật không chạy nổi đành ở lại", ông kể tiếp.
Giọng ông Son chùng xuống khi nhắc về ông ngoại: "Sau một ngày lăn lê bò trườn trên những cánh đồng, chân cụ sưng lên, không thể chạy được nữa. Ông nói chúng tôi cứ chạy đi để 🐽tìm đường sống, còn ông già rồi chết cũng không sao". Nuốt nước mắt, cha mẹ ông dắt bốn anh ꦅem chạy theo nhóm người hỗn loạn. Phía sau họ, tiếng súng nổ như dí sát theo.
Trốn ở ngoài đồng chừng một giờ, thấy tiếng súng đã ngớt, ông Son được mẹ bảo quay lại tìm cụ. Nhưng k🐼hi ông lần về lại căn nhà nơi gia đình trú ngụ thì chỉ còn cảnh hoang vắng, xung quanh xác người ngổn ngang. Tìm chừng mười phút, ông quay lại tiếp tục đi về phía Việt Nam.
Tiếng súng vẫn không ngớt trên những cánh đồng biên giới. Nhưng trên đường trốn chạy, gia đình ông ph♑át hiện một toán quân với màu cờ khác. Đó là bộ đội Việt Nam trên đường rút quân về. "Gia đình tôi reo hò chạy lại. Các anh ấy thấy người dân cũng vui vẻ, hối thúc đi nhanh v🎃ề phía trước để họ bảo vệ đằng sau. Những cụ già, trẻ em đi không nổi được đưa lên xe tăng, xe đò, người lớn thì đi bộ theo một hàng dài, lúc này sự sống như mới nẩy mầm", mắt ông sáng lên khi tả niềm vui lúc đó.
Nhóm người được đưa về Bến Sỏi, lên sà lan qua sông ౠVàm Cỏ Đông, đến khu vực lánh nạn thuộc huyện Châu Thành. Cuối năm 1977, thấy pháo kích của quân Khmer Đỏ ngày càng dữ dội, chính quyền tỉnh Tây Ninh quyết định đ♊ưa họ về bàu Châu É để khai hoang, lập nghiệp, ổn định cuộc sống.
Trên vùng đất mới, nhờ siêng năng cần cù, gia đình ông khai phá được vài 👍mẫu đất để trồng lúa, khoai mì, bắp... Một năm sau, ông nên duyên vợ chồng với một cô gái Khmer cũng là người Campuchiaꦚ chạy nạn.
"Sau giải phóng Phnom Penh, tôi có quay lại quê cũ nhưng căn nhà của cha mẹ đã bị phá bỏ, ruộng đồng cũng không còn nên ở lại. Cuộc sống giờ đã ổn định, tôi thấy hài lòng khi chọn Việt Nam làm quê hương thứ ha🐲i", ông Son tâm sự.
Sống cạnh nhà ông Lắc Son, ông Nhô Rưꦰng (49 tuổi) đến Việt Nam sau đó một tháng. Rời Campuchia khi mới tám t🌌uổi, ông Rưng vẫn không thể quên tuổi thơ khắc nghiệt nơi cố hương.
Gia đình ông Rưng có cha mẹ và bốn chị em. Làng cũ của họ tại Campuchia các🥃h biên giới Việt Nam chừng 5 km. Khi đó, ông Rưng phải chăn bò cho Khmer Đỏ. "Sợ tôi bị bắt đi xa, cha mẹ luôn dặn dò khôn💮g được nói bậy, làm phật ý lính Pol Pot", ông kể.
"Lúc ấy, chùa chiền ở làng tôi bị đập bỏ, ruộng lúa bị tịch thu, tiền không xài, giao thương với người Việt coi như là điều cấm kỵ. Việc bắt cá dưới ruộng ăn cũng không được, muốn ăn thì phải lén lút 🗹chứ không là 𒈔bị giết", ông Rưng nói với vẻ hãi hùng.
Ngày chạy trốn sang Việt Nam, cha mẹ ông mang được ít chén bát, quần áo, bạt che mưa, mùng mền, và hai con bò. Họ men theo những con đường r🦂uộng để đi trong đêm, đến gần biên giới thì gặp bộ đội Việt Nam. "Ở đây, bộ đội cho chúng tôi ở tạm hai ngày trong một vườn cao su. Họ cấp gạo, khoai mì, mùng mền cho dân lánh nạn. Sau đó dùn൩g ôtô chở về bàu Châu É", ông nói.
Hiện gia đình ông Rưng gồm bốn thဣế hệ đã sinh sống và lập nghiệp ở huyện Tân Châu. Chị gái ông trong thời gian lánh nạn đã chọn người đàn ông Việt Nam làm chồng. "Con cái giờ cũng đã lập gia đình và ở riêng, vợ c🧸hồng cô con gái cũng được nhà nước quan tâm tặng nhà tình nghĩa nhằm ổn định cuộc sống", ông Rưng niềm nở.
Cùng chạy trốn với gia đìnಌh ông Rưng, nhiều người như ông Lóc Lao, Nhô Ram, Nhô Rát, Nhô Lon... cũng đã ở lạiꦰ Tân Châu lập nghiệp.
Bà Hà Thị Huệ, Phó chủ tịch UBND xã Tân Phú, cho biết cộng đồng người Khmer gốc Campuchia ở ấp Tân Châu chủ yếu làm nông nghiệp, kinh tế tương đối ổn định với mức trung bình khá. "Cùng với người Chăm, người Khmer cꦉùng hòa nhập với cộng đồng người Việt. Chúng tôi luôn tạo điều kiện tốt nhất c⭕ho họ yên tâm phát triển kinh tế cũng như đời sống tinh thần, phong tục", bà Huệ nói.
Trung♋ 🔯tướng Triệu Xuân Hòa, nguyên Tư lệnh Quân khu 7 cho biết trong hai năm 1977-1978, đã có hàng chục nghìn người dân Campuchia chạy sang Việt Nam lánh nạn, trong đó có nhiều nhà hoạt động cách mạng như Hun Sen (Thủ tướng Campuchia hiện nay), Heng Samrin, Tea Banh, Bu Thoong...
Việc bố trí nơi định cư cho họ diễn ra liên tục trong thời gꩲian đó trên các tỉnh biên giới, phần l🍬ớn tập trung ở Tây Ninh, Bình Phước (Sông Bé cũ), Long An...
Ban đầu, với tinh thần hữu nghị giữa hai nước, giải quyết xung đột biên giới trên tinh thần đàm phán hòa bình, nhữnꦜg người chạy sang đều được Nhà nước trao trả về. "Tuy nhiên sau mỗi lần trả về ấy, tập đoàn Pol Pot tàn ác giết sạch, thì chúng ta bắt đầu mới dang vòng tay giúp đỡ, kể cả người dânღ và lực lượng cách mạng", trung tướng Hòa cho biết.
Tháng 5/1978, tại căn cứ Suối Râm, nay là xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai), dưới sự giúp đỡ của Quân đội Việt Nam, Lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia ra đời do Hun Sen làm Chỉ h🍨uy trưởng với 1𝔍25 thành viên. Sau sáu tháng, đoàn 125 đã thành lập 15 tiểu đoàn, 76 đội công tác và một đội văn công với tổng số quân gần 10.000 người.
Họ chính là những đơn vị 🐈vũ trang đầu tiên sát cánh cùng các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam tấn công giải phóng Phnom Penh khỏi ách thống trị của tập đoàn diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary vào ngày 7/1/1979.
Căn cứ Suối Râm hiện vẫn còn dấu tích của lực lượng cách mạng Campuchia. Nơi yên nghỉ của 49 người lính trẻ trong thời gian chiến đấu và huấn luyện được Quân khu 7 xây dựng, sửa sang thành Di tích lịch♒ sử căn cứ 125 vào năm 2012. Phần lớn 🍰họ nằm lại do bị thương nặng từ Campuchia đưa về hoặc bệnh khi ở Việt Nam. Những người yêu nước ấy vĩnh viễn nằm lại khi chưa kịp nhìn đất nước được giải phóng (ngày 17/1/1979).
Phước Tuấn