Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 20/5 ghé thăm khu tưởng niệm ở huyện Vu Đô, thành phố Cám Châu, tỉnh Giang Tây, nơi khởi đầu cuộc Vạn lý Trường chinh của Hồng quân Trung Quốc từ năm 1934 đến 1936. Sau cuộc rút lui chiến thuật kéo dài hơn 12.000 km, Hồng quân Trung Quốc cuối cùng đã giành thắng lợi trước Quốc Dânꩵ đảng 15 năm sau đó.
Đặt vòng hoa tại khu tưởng niệm, ông Tập tuyên bố Trung Quốc giờ đây phải bước vào một cuộc ♑"Vạn lý Trường chinh mới" để vượt qua các thách thức lớn ở cả trong và ngoài nước.
Giới quan sát cho rằng cuộc "Vạn lý Trường chính mới" mà ông Tập đề cập chính là chiến lược ứng phó với cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump ⛦phát động nhắm vào Trung Quốc. Cuộc chiến đang dần lan sang nhiều lĩnh vực khác như công nghệ, giáo dục, cho thấy đây là một phần trong cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới.
Vài ngày sau chuyến thăm Giang Tây của Chủ tịch Trung Quốc🗹, Tổng thống Mỹ tới Tokyo, Nhật Bảꩵn, nơi ông phát biểu với báo chí rằng Washington "chưa sẵn sàng" ký kết thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh trừ khi Trung Quốc chịu nhượng bộ và chấp nhận các yêu cầu từ ông. Trung Quốc trong khi đó liên tục đưa ra các tuyên bố cứng rắn, khẳng định sẽ không nhượng bộ đối với các "lợi ích cốt lõi".
"Sẽ sai lầm nếu nghĩ rằng ông Tập chỉ đơn giản chuyển sang lập trường cứng rắn chống lại Mỹ. Mục đích thực sự của ông là giành thắng lợi cuối cùng trong 'cuộc chiến 15 năm' với Mỹ, tức sẽ kéo dài đến năm 2035", một nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nhận định. Ông này cho rằng một phương án Trung Quốc có thể tính đến trong cuộc chiến này là tạm thời "rút lui chiến thuật", g🌃iúp tránh đối đầu trực diện với Trum🐽p và chờ cơ hội phản công.
Khi ví hình ảnh ẩn dụ của cuộc "Vạn lý Trường chinh" với tình hình căng thẳng Mỹ - Trung hiện nay, giới chức Trung Quốc dường như muốn truyền thông điệp rằng họ đang phải đối mặt với tình thế hiểm nghèo không kém những gì diễn ra cách đây 85 năm. Trong khi Bắc Kinh vẫn cho rằng Mỹ sẽ tổn thương lớn hơn vì chiến tranh thương mại, trên thực tế, các đòn thuế của Washington cũng như áp lực Mỹ gây ra với các công ty lớn Trun𒁃g Quốc, đặc biệt là hãng công nghệ Huawei, đã đặt nước này vào thế bất lợi.
Tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 27/5 ở Tokyo, Tổng thống Trump cho biết "hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp đang rời bỏ Trung Quốc để đến những nơi không♛ bị Mỹ đánh thuế".
Một hậu quả chắc chắn từ các đòn áp thuế là làn sóng cắt giảm việc làm bắt đầu lan tỏa đến những cơ sở sản xuất Trung Quốc, ngành thương mại điện tử và cả các công ty nư💞ớc ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc.
Nếu công nhân🧸 ở thành phố mất việc, nhiều người không có sự lựa chọn nào khác ngo🌌ài quay về quê, gây ra những hệ lụy lớn từ làn sóng công nhân nhập cư thất nghiệp.
Lo ngại trước viễn cảnh trên, chính phủ Trung Quốc hôm 14ꩲ/5 thành lập một cơ quan mới mang tên Tổ chỉ đạo Công tác Việc làm Quốc vụ viện nhằm hỗ trợ những người mất việc làm tìm được công việc mới. Phó thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa được bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan này.
T𓂃heo giới phân tích, việc đề ra khái niệm "Vạn lý Trường chinh mới" giúp ông Tập khơi dậy tinh thần lịch sử, củng cố sự đoàn kết trong dư luận và đội ngũ lãnh đạo, sau khi cuộc đàm phán thương mại gần đây với Mỹ đổ vỡ.
Điều này cũng sẽ giúp chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho người dân về một sự thỏa hiệp với chính quyền Trump. Thuật ngữ "rút lui tạm thời" để tránh xun🐓gও đột trực diện theo tinh thần của "Vạn lý Trường chinh" sẽ khiến bất kỳ động thái nhượng bộ nào của Trung Quốc đều được xem là một tính toán khôn ngoan.
Dù vậy, trong cuộc họp báo với c🌱ác cơ quan thông tấn nước༺ ngoài ở Bắc Kinh hôm 22/5, Trương Yến Sinh, nhà nghiên cứu trưởng của Trung tâm Giao lưu Kinh tế Quốc tế Trung Quốc (CCIEE), dự báo cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ kéo dài rất lâu.
Ông Trương, người cũng đang giữ chức Tổng thư ký Ban học thuật thuộc Ủy Ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung🌼 Quốc (NDRC) cho rằng một mặt, hai nước sẽ đàm phán, mặt khác, đôi bên sẽ "chiến đấu" cho đến năm 2035. Hồi đầu tháng 5, một nhà nghiên cứu khác ở CCIEE cũng nói trong cuộc chiến thương mại hiện nay, Trung Quốc và Mỹ sẽ vừa "đánh" vừa "đàm".
Các nhận thức về sự cần thiết phải chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại kéo dài đến năm 2035 bắt đầu lan tỏa 𒆙Trung Quốc.
2035 là năm hoàn tất cơ bản mục tiêu "hiện đại hóa xã𒈔 hội chủ nghĩa" mà đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 19 hồi năm 2017. Đây là các mục tiêu được đề ra để Trung Quốc vượt mặt Mỹ về năng lực kinh tế lẫn công nghệ.
Còn hơn 15 năm nữa để đến thời hạn đó và con số này trùng khớp với 15 năm từ lúc bắt đầu cuộc "Vạn lý Trường chinh" vào năm 1934 cho đến khi Cộng hòa N♉hân dân Trung Hoa được thành lập năm 1ܫ949.
Những động🧔 thái trên cho thấy về thực chất, ông Tập đã tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ "vừa đánh vừa đàm" với Mỹ trong một cuộc "Vạn lý Trường chinh mới" và cuối cùng sẽ đánh bại đối thủ.
Thời gian đang ủng hộ ông. Ngay cả khi Trump tái đắc cử tổng thống vào năm 2020, ông không thể tiếp tục tại vị qua thời điểm tháng 1/2025 vì hiến pháp Mỹ quy định một tổng thống chỉ được phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ. Trﷺong khi đó, hiến pháp sửa đổi của Trung Quốc không giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch và ông Tập trên lý thuyết có thể nắm giữ quyền lực trong thời gian rất dài.
Đối với Trᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚung Quốc, cuộc xung đột thương mại hiện nay với Mỹ chỉ là màn "va chạm" dạo đ♏ầu của một cuộc chiến dài hạn và ông Tập không chịu những áp lực về thời gian như ông Trump.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump cho thấy ông vẫn dồi dào năng lượng tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Abe ở Tokyo hôm 27/5. Đề cập đến các cuộc đàm phán thương mại không thành công với Trung Quốc, Trum🃏p bày tỏ sự không hài lòng về việc Bắc Kinh đơn phương xóa bỏ các🍎 phần cam kết quan trọng trong dự thảo thỏa thuận đã được soạn ra sau 5 tháng đàm phán.
Mỹ cáo buộc đoàn đàm phán Trung Quốc đã xóa bỏ đến 30% nội dung dự thảo, giảm từ 150 trang xuống còn 105 trang. Quyết định này diễn ra sau khi các quan chức cấp cao đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ trích dự thảo thỏa thuận không khác gì "một hiệp định bất công" vì áp đặt những biện pháp ràng buộc pháp lý đối với các cam kế🌳t của Trung Quốc.
Hôm 27/5, Trump ca ngợi các đòn thuế nhằm vào Trung Quốc. "Chúng ta đang thu về hàng chục tỷ USD tiền thuế. Và con số có thể còn tăng lên rất mạnh🐈, rất dễ dàng. N🦂hưng tôi nghĩ, đến lúc nào đó, Trung Quốc và Mỹ chắc chắn đạt được một thỏa thuận thương mại tuyệt vời. Và chúng tôi mong chờ đến thời điểm đó", ông nói.
Các nhà phân tích cho rằng nếu chấp nhận một "hiệp định bất công", ông Tập có thể phải đối mặt v🥂ới làn sóng chỉ trích từ những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc. Nhưng khi kêu gọi về cuộc "Vạn lý Trường chinh mới", ông có thể nhận được sự ủng hộ cần thiết để khôi phục dự thảo thỏa thuận thương mại với Mỹ về giống như nội dung ban đầu, thời điểm Trung Quốc chưa rút bớt các cam kết, hoặc ít nhất gần giống như vậy.
Rất nhiều người kỳ vọng rằng cuộc "Vạn lý Trường chinh mới" sẽ không diễn ra khi Chủ tịch Tập và Tổng thống Trump ꧑gặp nhau bên lề hội nghị G20 cuối tháng này ở Nhật Bản. Hai lãnh đạo được kỳ vọng sẽ có cuộc t🐲hảo luận nhằm chấm dứt cuộc đối đầu thương mại, vốn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới, thậm chí gây ra suy thoái toàn cầu, nếu tiếp tục kéo dài.
Nhưng đến nay vẫn chưa có sự đảm bảo nào từ hai phía rằng cuộc gặp sẽ diễn ra đúng theo kế hoạch. Trong khi đó, những lời công kích vẫn tiếp tục được tung ra, khi Trung Quốc công bố sách trắng về chiến tranh thương mại, tố Mỹ dùng các "chính sách đơn phương làm nghèo hàng x🌄óm", tro🦂ng khi Washington chỉ trích Bắc Kinh "chơi trò đổ lỗi" trong đàm phán thương mại.
Hồng Vân (Theo Nikkei Asian Review)