Thứ tư, 29/5/2019, 00:38 (GMT+7)

Hai thập niên qua, ngoại trừ vàng mã, phần lớn nhu cầu về giấy của người Việt đều tăng. Nhưng Tổng công ty giấy Việt Nam và Nhà máy Giấy Bãi Bằng lại nằm ngoài bức tranh này.

"Chế độ miền Bắc Việt Nam sẽ nhận được 200 triệu krona từ Thụy Điển trước khi cuộc chiến này kết thúc", Bộ trưởng ngoại giao Thụy Điển Torsten Nilsson tuyên bố ngày 30/9/1969.

Đ🥀ó là khi cuộc chiến tranh Việt Nam chuẩn 💦bị bước vào những cao trào mới. Và Thụy Điển, một nước phương Tây, tuyên bố sẽ tài trợ tiền mặt cho Hà Nội.

"Nó gây sốc cho người Đan Mạch, người Na Uy, người Phần Lan, và hơn tất cả, là người Mỹ", báo Der Spiegel của Đức viết.

Năm mươi năm trước, Thụy Điển đứng bên bờ vực một cuộc chiꦰꦅến tranh thương mại với Mỹ. "Lũ Thụy Điển vô ơn đã cho tiền kẻ thù của chúng ta", dân biểu Cộng hòa William J. Sherle gay gắt. 

"Thế nào là trung lập, nước ta tự quyết" - tân Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme nói với các đồng chí tại Đại hội ไĐảng xã hội dân chủ năm 1969. Bộ trưởng Cơ khí luyện kim Nguyễn Văn Kha sang thăm Thụy Điển vào tháng 9 năm đó.

"Bây giờ Việt Nam💙 cần gì nhất?", Torsten Nilౠsson hỏi ông Kha.

"Vũ khí. Nhưng tôi biết các ông không thể cung cấp cho chúng tôi thứ này", Bộ trưởng Kha trả lời. Và sau đó, phía Việt Nam đề xuất hỗ trợ xây ♒dựng một nhà máy giấy.

Tư liệu của Der Spiegel (Đức): ông Nilsson (ngoài cùng bên trái) và Bộ trưởng Nguyễn Văn Kha (thứ 2 từ trái qua) chụp ảnh cùng nhau năm 1969.

Tháng 2/1971, nhóm chuyên gia lâm nghiệp Thụy Điển đầu tiên đến V♍iệt Nam khảo sát các cánh rừng phía Bắc. Đầu năm 1975, nhà máy giấy Bãi Bằng khởi c♈ông trên diện tích gần 100 hecta của Phong Châu.

"Bãi Bằng" chưa bao giờ là một địa danh trên bản đồ hành chín💃h. Nó là cách dân địa phương gọi vùng công nghiệp của Phong Châu, một vùng đất phẳng rộng lớn giữa đồi núi trung du. Còn trong nhiều nghiên cứu, "Bãi Bằng" là tên của một biểu tượng ngoại giao. Một quốc gia đã thể hiện phẩm giá theo cách họ muốn. 

"Rồi Bãi Bằng sẽ có trung tâm thương mại, điện ngầm, có cả sân bay riêng. Rồi một ngày chúng tớ sẽ bay thẳng từ Stockholm sang Bãi Bằ💦ng, không cần qua Nội Bài", một chuyên gia Thụy Điển mơ màng trong thập kỷ 90, khi họ bàn giao lại nhà máy cho người Việt Nam. 

Nhưng ở vùng đất người Thụy Điển gửi gắm giấc mơ của mình, sau vài thập niên, giờ nhân danh cái nghèo, người ta sẵn sàng vung tay đánh vỡ đầu kẻ khác, chỉ để ăn cắp vài khúc gỗ nguyên ෴liệu làm giấy.

Nhà máy giấy Bãi Bằng 37 năm sau 𒁃ngày cắt băng khánh thành không có nhiều thay đổi, ngoại trừ dấu vết thời gian.

Trên các bức tường ngoài xư﷽ởng sản xuất, vẫn có những tranh cổ động giai cấp công nhân 💎theo phong cách của thập kỷ 70. Trong xưởng xeo, nơi 40 năm trước người Việt Nam và người Thụy Điển đứng ăn mì spaghetti mừng sự ra đời của cuộn giấy đầu tiên, vẫn là máy móc được sản xuất từ hơn 30 năm trước. Màu sơn tróc lở. Bảng điều khiển đã xước mờ.

Phía ngoài các phân xưởng, nh🎉ững bức tường rêu mốc, kim loại gỉ sét. Trong khuôn viên, cỏ dại mọc thành rừng. Lác đác là những dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp, không phân định được còn chức năng hay đã để hoang.

Chỉ trong vòng 2 năm 2014-2015, Công ty cổ phần Giấy Bãi Bằng đã lỗ 255 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ có 218,5 tỷ. Trong báo cáo tài chính gần nhất của Tổng công ty Giấy Việt꧙ Nam (Vinapaco) - cái tên Bãi Bằng chỉ xuất hiện nổi bật ở phần "nợ xấu" với 37 tỷ chưa thể thu hồi. 

Năm 2017, hiện trạng của công ty này được cho là một trong những lý do chính khiến tổng giám đốc Vinapaco bị thay thế.

Những khối nhà được xây bằng 2,8 tỷ krona viện trợ của nh༺ân dân Thụy Điển, tương đương 🌌với khoảng 700 triệu USD theo thời giá của thập kỷ 70-80.

Bên trong nhà máy giấy Bãi Bằng, 2019.

Trong thập kỷ 90, chỉ cần thấy ai lái xe đạp Mifa trên đất Phú Thọ, người ta biết ngay đấy là cô🉐ng nhân của Bãi Bằng. Lươღng tháng công nhân trung bình 4 chỉ vàng, cao nhất miền Bắc.

"Cả miền꧟ Bắc Việt Nam khi ấy làm gì có vũ trường. Bãi Bằng có vũ trường"🦂. Ông Trần Ngọc Quế, nguyên Tổng giám đốc công ty hồi tưởng.

Một nhà máy điện được xây dựng riêng cho Bãi Bằng, sau sản xuất vဣà sinh hoạt còn thừa điện để hòa vào lưới quốc gia. Một "thành phố Bãi Bằng" đꦕược xây dựng phục vụ riêng cho công nhân. 

Công nhân🐽 Bãi Bằng ngày vào xưởng giấy, gửi con nhỏ ở mầm non Bãi Bằng, con lớn ở tiểu học Bãi Bằng, tan làm đi bơi ở bể bơi Bãi Bằng, đánh tennis, bóng chuyền ở sân vận động Bãi Bằng, và tối ngủ ở căn hộ có sân vườn. Khi đau ốm 🦩thì khám bệnh ở trạm y tế có bác sĩ người Thụy Điển.

Làng Thụy Điển được xây dựng trên đồi thông cạnh đó, với hơn 100 biệt thự gỗ, bể bơi, quán bar và nhà hàng, là nơi ở của hơn 400 chuyên gia thuộc 25 q💧uốc tịch. Người Phong Châu vẫn nhớ về dốc Chai Lọ, nơi đội đồng nát ngồi bán lại những thứ họ mót được trong đống rác của ngôi làng này.

Làng Thụy Điển, Bãi Bằng, mùa Hè năm 1979.

"Các công trình lớn nhỏ ở cái thị trấn này, đều từ෴ giấy mà ra", 🥃ông Quế nói.

Ba thập niên sau, vẫn sự phụ thuộc đó, nhưng theo chiều hướng ngược lại. Thị trấn 𒈔Phong Châu vài năm qua chứng kiến có lúc "quán phở cũng không có người ăn", Phó tổng giám đốc Vinapaco Mạc Mạnh Đang mô tả. Đó là quãng năm 2015, khi mà cả Tổng công ty Giấy lẫn Công ty giấy Bãi Bằng đều dày đặc những dấu "âm" trên báo cáo tài chính.

Bãi Bằng không còn vũ trường. Thị trấn Phong Châu là một chuỗi nhà dân thấp tầng quanh một cung đường chừng 3 km. Quán hàng thưa thớt. Các ảnh chụp vệ tinh từ thập kỷ 80 đến nay cho thấy sự mở rộng không đáng kể của vùng lõi đô thị, với điểm đầu 🐬là nhà máy giấy, điểm cuối là nhà văn hóa Giấy Bãi Bằng và trường tiểu học Bãi Bằng - vốn cũng là di sản thời Thụy Điển.

Năm 1990, sau 15 năm xây dựng, đào t𝕴ạo và chuyển giao, toàn bộ đoàn chuyên gia Thụy Điển rời khỏi Việt Nam. Trước khi đi, trưởng cố vấn Sveningsson trăn trở: "Nếu Thụy Điển để Việt Nam tự lo liệu từ nay về sau thì tương lai có thể là một canh bạc".

Giây phút những người Thụy Điển rời đi, nhà máy giấy Bãi🏅 Bằng chính thức trở thành doanh nghiệp Nhà nước.

Làng Thụy Điển, Bãi Bằng, mùa Hè năm 1979.

Ông Dương Nguyên Thưởng, quản đốc đầu tiên của phân xưởng xeo giấy Bãi Bằng đã 82 tuổi. Ông có một quyển sổ ghi chép những sự kiện quan trọng: sinh nhật con꧑, ngày họp mặt bạn bè, ngày xây sửa nhà, ngày trồng cây bơ trước cửa... Ôngꦇ sợ tuổi già làm mình quên. 

Nhưng 30/11/1980 là ngày ông không quên: ngày cuộn giấy Bãi Bằng đầu tiên ra lò. Cuộn giấy nặng gần 5 tấn, dài 3,8 mét hoàn thành lúc 11h30, "nóng hổi, thơm phức, trắng tinh". Anh em trong xưởng ôm nhau, hoan 💯hô rền rĩ,  sờ mó mãi cuộn giấy. 

Học trò Việt Nam ngà𒐪y ấy còn đang đánh vật với những trang giấy rão rạc, chưa đặt bút mực đã nhòe. Những "quyển vở 5 hào 2" làm từ giấy trắng của Trung Quốc, khi ấy được các gia đình Việt mua về, gập đôi khâu chỉ và dặn con cái ghi chép tiết kiệm. Bãi Bằng biến ước mơ của học trò Việt Nam trở thàꦺnh hiện thực.

- Chúng ta cần có một cái bìa cho vở học sinh.

- Vở học sinh mà cũng cần bìa à?

- Cần. Vở đẹp,🎃 trẻ con mới thích học chứ. Hãy chọn một hình ảnh quen thuộc, con trâu, cánh đồng chẳng hạn.

Bìa vở Bãi Bằng với hình chú bé chăn trâu.

Ông Thưởng không còn nhớ lời gợi ý của các chuyên gia Thụy Điển được đưa ra năm nào. Nhưng suốt nhiều năm sau đó, cuốn vở kẻ ngang bìa xanh, in hình chú bé cưỡi trâu với logo GBB đã thống trị các cửa hàng văn phòng phẩm. "Đã có thời, người ta đến hiệu sách và bảo, bán cho tôi một tập Bãi Bằng, thay vì bảo bán cho tôi tập vở".

Trong hai thập niên qua♈, ngoại trừ vàng mã, phần lớn nhu cầu liên quan đến giấy đều tăng. Tổng lượng tiêu thụ giấy của Việt Nam tăng với tỷ lệ hai con số trong suốt 10 năm qua, giờ đã đạt gần 5 triệu tấn một năm. Nhưng Tổng công ty giấy Việt Nam nằm ngoài bức tranh này - một kịch bản dành cho nhiều huyền thoại kinh tế quốc doanh khác. Thị trường giấy do các doanh nghiệp FDI dẫn dắt.

Một số phận điển hình. Trong bảng dưới, dễ nhận ra một thực tế đã được thừa nhận bởi nhiều bên: khả năng "làm ra tiền" của doanh nghiệp nhà nước luôn thấp hơn các doanh nghiệp tư nhân hoặc FDI. Hiểu đơn giản, cùng một đồng tài sản, nếu khối tư nhân thường kiếm ra hơn 2 đồng một năm, thì doanh nghiệp nhà nước không kiếm được một đồng.

Một trong những lý do được nêu ra là, phương pháp quản lý 💜của doanh nghiệp nhà nước mang những đặc thù riêng.

Nguyên phó tổng giám đốc Vinapaco Trần Ngọc Quế nhớ lại số phận những đề xuất đổi mới của mình sau năm 90. Năm 1994, Giấy Bãi Bằng đệ trình kế hoạch nâng công suất✱ gấp đôi, 100.000 tấn mỗi năm. Ông Quế đưa ra ý tưởng mua công nghệ xeo giấy của Nhật, còn công nghệ xử lý bột của Thụy Điển, đắt hơn 25% so với dự toán ban đầu, nhưng "tận dụng được cái tốt của cả hai nước".

Ông Quế cùng lúc hứng chịu chỉ trích từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và 💞cả Văn phòng Chính phủ. "Cái rẻ không làm, tự dưng muốn làm cái tốn tiền tốn của" - nhà máy bị mắ✃ng. Suốt bốn năm sau đó, là quãng thời gian "không thể áp lực hơn" với lãnh đạo nhà máy.

Điều này ch♚ỉ kết thúc khi cố Thủ tướng Phan Văn Khải chủ trì một cuộc họp đủ các bên. Nhưng cũng 🅠mất thêm 5 năm nữa, kế hoạch tăng năng suất mới được thực hiện.

Máy móc trong nhà máy giấy Bãi Bằng đã được trang bị từ thập kỷ 80.

Đến những năm 2000 ấy, ngay cả một làng nghề làm giấy "tự phát" ở Bắc Ninh cũng đã sở hữu dây chuyền triệu đô nhập ngoại. Năm 2006, một chủ xưởng giấy ở làng Dươn🌱g Ổ lên báo khoe, dùng lương cao mời được cả chuyên gia hàng đầu từ Phú Thọ về làm cùng. Chuyên gia đó là một phó giám đốc nhà máy c🅠ủa Tổng công ty giấy Việt Nam.

"Cổ phần hóa là việc tất nhiên, để người làm chủ phải là người có tài sản, để họ sống chết với nó. Đấy là vấn đề của tất cả doanh nghiệp 😼nhà nước", ông Quế diễn giải về sự bất cập trong cung cách quản lý của doanh nghiệp nhà nước. "Tài sản của nhà 🌺nước, sơ suất thì cùng lắm là bị kỷ luật thôi".

Chiến lược cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được🍷 Chíℱnh phủ thực hiện gấp rút trong thập kỷ qua. Nhưng Tổng công ty giấy Việt Nam chưa nằm trong danh sách.

Ông 💞Quế đã lên kế hoạch tăng năng suất của nhà máy giấy Bãi Bằng🥀 lên 200.000 tấn từ năm 1997. Năm 2019, kế hoạch này chưa được thực hiện. 

Những b🦩i kịch của vùng trung du mà người Thụy Điển gửi gắm ước mơ không chỉ dừng ở khối nhà máy trì trệ tại thị trấn Phong Châu.

Hơn mười năm trước, Phùng Mạnh Thắng - Giám đốc lâm trường Yên Lập - bị bổ một nhát củi giữa đầu. Người ra tay là một cư dân địa phương, cáo buộc công ty giấy đã cướp đi sinh kế của dân vùng này.

Đó là một buổi sánಌg mùa thu năm 2008, người cán bộ lâm trường đứng dưới chân đồi quát vọng lên,🎃 khi nhìn thấy một thanh niên đang vác gỗ.

"Rừng của tao chứ" - người thanh niên trên lưng đồi quát lại, tay vẫn cố đẵn thêm vài thân keo non chằng lên x🅰e máy, rồi rồ ga, phóng vú🐼t đi.

Thắng đuổi theo. Bị dồn đến ngõ cùng, người chạy trốn vơ một khúc gỗ, bổ vào đầu đối phương. Chiếc mũ bảo hiểm trên đầu Thắng vỡ là꧑m đôi. "Nếu không có cái mũ bảo hiểm thì cũng không về gặp vợ con hôm ấy".

Cái mũ bảo hiểm cứu cho người thanh niên Mường, Nguyễn Đình Hậu khỏi bản án giết người. Anh ta lãnh án 9 tháng tù vì tội cố ý gây thương tích. Hậ🍷u là đại diện cho một lớp cư dân bất mãn với những lâm trường của Tổng công ty giấy ở Phú Thọ.

Chuyên gia Thụy Điển và người dân Phú Thọ cùng lao động, năm 1980.

Công ty trách nhiệm hữu hạn lâm trường Yên Lập là một thành viên của Tổng công ty giấy Việt Nam, đặt tại huyện Yên Lập, Phú Thọ. Trong một tham vọng điển hình của nền kinh ♕tế Việt Nam trước mở cửa, Tổng công ty này được thiết lập theo mô hình tự cung cấp nguồn gỗ: họ nắm trong tay 15 lâm trường, với hàng chục nghìn héc-ta đất lâm nghiệp, để trồng cây lấy gỗ làm giấy.

Những lâm trường quốc doanh này chịu tai tiếng ở nhiều cấp độ. Tại quốc hội, chúng bịꦰ mô tả là một mô hình kinh tế yếu kém. Nợ lũy kế của các lâm trường quốc doanh đã vượt mốc 1.000 tỷ đồng từ 3 năm trước. Tại địa phương, như các huyện ở Phú Thọ, lâm trường bị cáo buộc không đóng góp được gì cho kinh tế địa phương mà gây mâu thuẫn.

"Nắ💯m hàng triệu hecta đất, mà mỗi năm nộp ngân sách nhà nước chỉ được 90.000 ജđồng mỗi ha/năm, không bằng một nhà máy" - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói về các lâm trường quốc doanh.

"Chúng tôi từng làm trọng tài cho không biết bao nhiêu vụ tranh chấp đất", ông Hoàng Xuân Trường, Phó chủ tịch xã Phúc Khánh, Yên Lập kể. "Cꦍông ty lâm n𝄹ghiệp trồng cây thì dân nhổ. Mà người dân trồng cây, thì người của công ty đến nhổ". 

Tại xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, trung bìnhꦦ mỗi người dân🐓 có 270 mét vuông đất sản xuất, đủ để trồng 10 cái cây. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 là 14,6%.

Phía bên kia, lâm trường quản lý hơn ꦫ3.000 hecta đất và cﷺó năm nộp ngân sách cho huyện chỉ một triệu đồng.

"Một bên khát đất, liên tục lấn rừng. Một bên làm ăn bết bát, quản lý quá nhiều đất, nhân lực mỏng. Mâu thuẫn là tất yếu", Trưởng ꧃phòng Tài nguyê♎n Môi trường huyện Yên Lập, Nguyễn Quốc Tuấn nhận định.

Người dân Phú Thọ và chuyên gia Thụy Điển khi xây dựng nhà máy giấy, 1980.

"Rừng của tao" - tuyên bố củ⛄a Nguyễn Đình Hậu là niềm tin của nhiều người Yên Lập.

Hoàng Ngọ🦹c Doanh sinh năm 1980, khi những đồi măng đã phủ kín đất Phúc Khánh. Doanh mù chữ. Bảy anh em trong nhà không mấy người được đi học. Rừng với họ là trường học, là nhà, là nguồn sống.

Doanh bị thọt chân bẩm sinh. Năm tuổi, cậu đã theo bố mẹ lên rừng chăm măng, đẵn gỗ, gom củi, đóm, kiếm lá thuốc đi bán. Hai quả đồi s꧋au nhà chưa đầy 2 hecta, nuôi🐻 chín người ngày ba bữa cơm độn sắn không bao giờ phải đói.

Nhà Doanh trồng giang trên đồi. Mùa xuân, các anh em trai lên đồi chặt măng để mẹ mang đi bán dạo. Bẹ măng tuốt ra, các em gái trong nhà lại quảy từng gá💞nh đi bán cho người làm nón ở Phù Ninh. Khi cây đủ già, họ đốn thành từng đống chất trước cửa nhà, ai mua thì bán.

Cuộc sống nhuộm mà🤡u rừng cho đến một sáng tháng Ba năm 1996, họ bị đánh thức bởi những t💞iếng dao bổ vào thân cây vẳng lại trên đồi.

"Từ nay, đ🐭ây là đất của lâm trường, nhà nước giao cho rồi", người của lâm trường đáp lại những câu hỏi. "Ai chống đối, công anꦅ bỏ tù hết". Miệng nói, tay chặt, chưa đầy nửa buổi, đồi măng đã nằm rạp dưới đất.

"Lúꩲc ấy sợ lắm, nghe thấy của nhà nước thì không dám làm gì đâu". Chín người nhà Doanh đứng dưới sân nhìn lên trên đồi, nước mắt quệt ngang nghe những tiếng rựa đẽo bồm bộp. Người mẹ ngồi bệt xuống sân đất nhìn đàn con: "Giờ biết lấy chi mà ăn nọ?".

Bữa cơm độn sắn những ngày sau đấy càng lúc càng nhiều sắn hơn cơm. Đến khi trở thành hai bữa sắn luộc. Một tối nọ, ngܫười mẹ Mường đứng trước mặt bảy đứa con, chỉ vào cái sọt tre rỗng ở góc nhà: "Chẳng có chi ăn nọ".

Đất đã không còn, họ phải tìm cách mưu✱ sinh khác. Mười năm ăn sắn 💦luộc thay cơm của đời Doanh bắt đầu.

Hoàng Ngọc Doanh trước căn nhà gỗ lợp lá cọ, gần như không đồ đạc.

Từ tháng tư năm ấy, năm anh chị lớn cùng mẹ vác cuốc, vác gùi đi ra khỏi nhà. Không phải đi rừng, họ đi xin mót sắn. Năm ấy, cả thôn Hầm đeo gùi, đổ đi hang cùng ngõ hẻm của huyện Yên Lập mót sắn. Ở đâu 🍒có đất trồng sắn, ở đấy thấy người Phúc K🌄hánh đeo gùi đi xin. 

"Nhà nào tốt thì họ cho mót, không là họ đuổi, không cho bén mảng đến gần ruộng". Những ngày may mắn, sáu mẹ con sẽ trở về nhà với những gùi sắn vừa đủ ăn hai ngày. Hết hai ngày, họ lại vác gùi 🦄lên và đi.

Đến một ngày, quay ngược lại lấn 𝄹rừng và phá rừng "của lâm trường" trở thành một thông lệ trong cộng đồng tại Phúc Khánh. Hoàng Ngọc Doanh, giờ ở tuổi gần 40, đang tự trồng keo trên một vạt đồi lấn chiếm "của lâm trường".

Ông Phùng Mạnh Thắng nhớ tên từng nhà lấn rừng, phá rừng. Ông và các lãnh đạo của Tổng công ty giấy, đều nhận thức được "có mâu thuẫn". Nhưng mâu thuẫn với người dân không phải là vấn đề cốt tử của những ngườ🌃i đang cầm lái Tổng công ty giấy.

Mâu thuẫn lớn nhất của họ, là với những cái cũ. Những giống bạch đàn, giống keo đã được đưa vào Việt Nam từ thập kỷ 80, qua bốn thập kỷ không được cải tạo, phục tráng. Chúng "đình công" bằng cách chết non, đem lại năng suất thấp, khó chống sâu bệnh. Năm 2018, hơn 20 nghìn hecta đất lâm nghiệp của Vinapaco chỉ đáp🎉 ứng 60% nguyên liệu sản xuất của nhà máy.

Ông Mạc Mạnh Đang, phó tổng giám đốc đương nh☂iệm, thừa nhận khó khăn lớn nhất mà Tổng công ty giấy Việt Nam và Nhà máy giấy Bãi Bằng đang đối mặt, chính là việc không thoát khỏi các di sản thời trước Đổi mới: từ dây chuyền sản xuất cho đến cây giống, đều là sản vật từ ba bốn mươi năm trước.

Một thế hệ lãnh đạo mới của Vinapaco đang loay hoay tìm cách "đổi mới" trên nền tảng các di sản đó, trước khi quá muộn. Họ tìm cách đầu tư công nghệ mới, chủ động nhập giống cây trồng ♏mới.

Nhưng cũng nh🍌ư thời ông Quế, vai trò của các lãnh đạo doanh 🌜nghiệp nhà nước vẫn phải thiên về tư cách "cán bộ" hơn tư cách "doanh nhân": các sáng kiến đều phải vượt qua thử thách báo cáo và giải trình nhiều cấp trước khi được đưa vào thực nghiệm.

Một góc nhà máy giấy Bãi Bằng, năm 2019.

Hậu ra tù, giám đốc Thắng xuống gặp người năm xưa suýt giết mình, đề nghị làm bảo vệ cho lâm trường. Hậu từ chối. Mười năm nay, Hậu đi làm gỗ, làm chè, đi phụ hồ, đi bốc vác ở Thu Cúc, ở Việt Trì, ở Hà Nội.

Tài sản của Doanh bây giờ là món nợ 100 triệu vay ngân hàng và 3 hecta keo đang trồng trên "đất của lâm trường". Năm năm nữa, nếu được thu hoạch đồi keo, Doanh ước có đủ tiền xây căn nhà g༺ạch. Nhưng phía lâm trường không định c❀hấp nhận điều đó: họ sẽ tìm cách cưỡng chế để lấy lại đất của mình.

Những con người sống trong huyền thoại Bãi Bằng một thời như ông Quế, ông Thưởng, chấp nhận sự thật, là những đứa cháu mình bây giờ thích ๊những cuốn vở bìa bóng, in hình ca sĩ, cầu thủ, nhân vật hoạt hình. Chúng không biết đến cuốn vở cậu bé cưỡi trâu ông mình làm ra nữa.

Một góc nhà máy giấy Bãi Bằng, 2019.

Ông Thưởng buổi chiều hay đi dạo trong "làng Thụy Điển". Những ngôi biệt thự gỗ phong cách bắc Âu đã mục nát nằ⭕m im lìm trong những tán thông hầu như không có khách đến thăm. Ông nhớ về những ngày Quốc Khánh Thụy Điển, những bữa tiệc ngoài trời, rượu vang, cá trích và những bài acapella họ cùng nhau hát thâu đêm bên bể bơi. Bể bơi giờ đã không có nước, cóc bò ngổn ngang quanh những đường ống, dây thừng ওvứt dưới đáy.

Ông vẫn đều đặn nhận được những cuộc gọi qua mạng xã hội của những người bạn Thụy Điể🐠▨n trong dự án năm xưa.

- Bãi Bằng sao rồi?

- À, vẫn thế thôi, vẫn chưa có sân bay.

Bài: Thanh Lam
Ảnh: Bai-bang.se