Ông Vũ Mão.
Ảnh: Tuổi Trẻ
- Hôm nay (7/11), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ kết nạp Việt Nam. Vậy khi nào Quốc hội sẽ phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO?
- Theo Hiến pháp, Chủ tịch nước có quyền phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập WTO. Nhưng Chủ tịch nước nhận thấy đây là vấn đề hệ trọng nên trình ra Quốc hội thảo luận, phê chuẩn. Như vậy, Chính phủ sẽ trình Chủ tịch nước, Chủ tịch nước nghiên cứu rồi có tờ trình sang Quốc hội. Khi có tờ trình, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội sẽ tiến hành thẩm tra báo cáo của Chính 🍌phủ.
Theo Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển thì khoảng giữa tháng 11 Chính phủ sẽ có văn bản trình Quốc hội. Dự kiến tối 22/11, Ủy ban Đối ngoại sẽ có cuộc họp để thẩm tra vấn đề đó. Sau khi thẩm tra, dự kiến ngày 28-29/11 sẽ trình Quốc hội thảo luận, ph🦩ê chuẩn.
- Tại sao Quốc hội không sớm phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO ngay sau khi Việt Nam được kết nạp mà phải đợi đến cuối phiên họp?
𝓡- Cũng có ý kiến cho rằng ngày 7/11 Việt Nam được kết nạp vào WTO thì đến ngày 9-10/11, Quốc hội nên phê chuẩn ngay. Tuy nhiên, chúng ta phải coi trọng chất lượng chứ không chạy theo thời điểm.
Sau 7/11, đoàn đại biểu của Chính phủ mới về nước và báo cáo Quốc hội. Sau đó, các bộ ngành phải hoàn thiện hàng trăm trang văn bản, dịch ra tiếng Việt sao cho chuẩn xác. Sau đó, Quốc hội cũng phải có thời gian thẩm tra. Do vậy, chúng ta꧋ mới xếp thời gian phê chuẩn Nghị định thư vào cuối kỳ họp. Như vậy cũng là rất gấp.
- Ủy ban Đối ngoại đã yêu cầu Chính phủ phải làm rõ những vấn đề gì trong tờ trình về việc Việt Nam gia nhập WTO?
- Chúng tôi đã đặt ra hàng loạt vấn đề, ví dụ như yêu cầu Chính phủ phải báo cáo rõ những nội dung của Nghị định thư, và những nội dung đó tác động như thế nào tới nền kinh tế, mà thực chất là các doan🐽h nghiệp. Việc gia nhập WTO tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến đời sống kinh tế, xã hội. Có ý kiến cho rằng đây là thách thức đối với nhà nước. Doanh nghiệp làm ăn được hay không là do những cơ chế chính sách của Nhà nước.
Các địa phương cũng gặp phải thách thức. Trước đây, mình chỉ biết mình, nhưng nay lại tham gia môi trường chung của thế giới. Chính lãnh đạo các địa phương cũng phải nâng tầm lên. Như🥃ng cũng cần tạo điều kiện để lãnh đạo các địa phương được tiếp xúc, ngh🙈iên cứu, thông tin thì mới có thể chỉ đạo.
- Thưa ông, trong phần báo cáo thẩm tra, giả sử có những cam kết đã ký với các đối tác song không phù hợp với điều kiện Việt Nam, Uỷ ban Đối ngoại sẽ xử lý như thế nào?
- Tất nhiên là chúng tôi có xem xét vấn đề này. Tuy nhiên, các đoàn Chính phủ đi đàm phán đều thảo luận trước với các cơ quan Quốc hội và tạo sự thống nhất giữa các cơ quan lập🐟 pháp và hành pháp. Bây giờ, công việc của Quốc hội là phải phân tích với điều kiện đó chúng ta thực hiện thì có thuận lợi gì, khó khăn gì.
Việt Anh ghi