Swami Siv🌜ananda vừa có chuyến bay từ London, Anh về Kolkata, Ấn Độ và dừng ở Abu Dhabi để nối chuyến. Tại đây, ông được một nhân viên sân bay kiểm tra hộ chiếu, vé máy bay để hướng ꧙dẫn.
Khi mở cuốn hộ chiếu, nữ nhân viên sốc vì ngày sinh của nam hành k🌃hách ghi 8/8/1896 tại Behala, Ấn Độ. Điều đó có nghĩa là ông Swami Sivananda đã 123 tuổi. Nếu được sách 💫kỷ lục Guinness công nhận, Swami sẽ trở thành người đàn ông già nhất thế giới còn sống.
Swami cho biết ông đang làm việc với 🌸tổ chức Guinness thế giới để được công nhận điều này. Tuy nhiên, việc xác nhận kéo dài đã 3 năm do khó xác minh độ chính xác, bằng chứng duy nhất nằm trong cuốn sổ ghi chép ở một ngôi đền.
Theo AFP, ông Swami mồ côi khi chưa tròn 6 tuổi, được người thân gửi cho một nhà sư nuôi nấng. Ông được nhà sư đưa đi khắp Ấn Độ trước khi định cư ở thành phố linh thiêng Varanasi.
Dù nhận mình đã 123 tuổi, nam hành khách trông trẻ 🐬hơn nhiều. Ông giải thích điều đó là nhờ tập yoga đều đặn, sống kỷ luật và độc thân. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2016, người đàn ông cho biết ông ăn uống đơn giản, phần lớn là đồ luộc, không chiên xào hoặc gia vị. Bữa ăn của ông chỉ gồm gạo, đậu lăng hầm𝄹 và vài quả ớt xanh. Ông cũng không uống sữa, trái cây vì nghĩ đây là những thực phẩm lạ. Hồi nhỏ, ông thường ngủ khi đói bụng.
Nam ౠhành khách cao 1m57, khỏe mạnh, sống độc lập, thậm chí vẫn đi tàu hỏa một mình. Ông ngủ trên một tấm thảm trên sàn nhà, một tấm gỗ thay gối và mong muốn ngày càng sống đơn giản hơn. "Ngày nay, mọi người không hạnh phúc, không khỏe mạnh và trở nên không trung thực. Điều này làm tôi rất đau đớn. Tôi♕ chỉ muốn mọi người được hạnh phúc, mạnh khỏe và bình yên", ông nói.
Người được công nhận là già nhất thế giới là cụ bà Jeanne Louise Calment, đến từ Pháp, qua đời ở tuổi 122 và 164 ngày vào năm 1997. Người già nhất còn sống và được Sách Kỷ lục Guinness công nhận là cụ b🌺à Kane Tanaka, đến từ Nhật Bản với gần 117 tuổi. Người đàn ông sống lâu nhất thế giới là Christopher Gerneth, 113 tuổi, đến từ Đức.
Anh Minh (Theo News)