Chiều cuối tuần một ngày cuối tháng 2, cô gái 26 tuổi ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) rủ bạn đi chụp ảnh h🐽oa ban, hoa sưa bởi "thấy trên mạng ngập tràn các bức hình chụp cùng hoa như trời Tây".
Đi qua đường Bắc Sơn (quận Ba Đình), nơi có hàng hoa ban đang nở rộ, nhưng chật kín người, Chi tiếp tục đến khu đô thị Ciputra (quận Tây Hồ). T๊ại đây, cô bị bảo vệ ngăn lại bởi quy định "c🎐ấm chụp ảnh", nên đành quay về đường Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình) check-in cùng rặng sưa hoa nở trắng muốt. Nhưng Chi không ngờ dưới mỗi gốc cây có cả chục người xếp hàng chờ chụp ảnh, xe máy đỗ tràn lan trên vỉa hè. Không ít phụ nữ mặc áo dài đứng trên ghế hoặc leo lên hàng rào để chụp ảnh. Tứ phía đều đông khiến cô gái trẻ không thể lấy được góc chụp.
"Chưa lúc nào chụp hình lại khó đến thế, cứ có chỗ đẹp là đông nghịt", Chi nói. Cuối cùng, cô và bạn đành đi thêm 10 km đến khu đô thị Park City, phường La Khê (quận Hà Đông), hy vọng có thể chụp ảnh với hoa phong linh với quyết tâm "phải có ảnh đăng Facebook".
Đi chụp ảnh mỗi mùa hoa cũng là hoạt động quen thuộc của bà Anh Đào cùng hội bạn thân ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) sau hai năm dịch. "Chụp ảnh cùng ཧhoa khiến tôi thấy bản thân 🔯trẻ lại, yêu đời hơn bởi được giải tỏa tâm trạng", bà Đào nói.
Người phụ nữ 60 tuổi cho biết, tùy từng địa điểm sẽ chọn mặc áo dài hay ♎váy, nhưng nhất địn✅h phải thuê người chụp vì muốn có ảnh đẹp. Cách vài tháng cả nhóm lại đặt gói chụp tại các tỉnh khi đến mùa hoa súng, hoa sen hay lúc lúa chín. Giá mỗi buổi chụp dao động 1-2 triệu đồng.
Ngoài check-in tại những con hẻm lâu đời, chung cư cũꦫ ở TP HCM, Lê Công, 30 tuổi, cũng thích chụp ảnh tại các khu vực nguy hiểm. Để có bức hình độc nhất, khiến người xem trầm trồ, không ít lần anh vượt rào vào chụp ảnh giữa đường ray tàu hỏa trên cầu Long Biên, leo lên "mỏm đá tử thần" ở Hà Giang hay núi Đá Chồng tại Quảng Ninh, mặc biển cấm hay lời cảnh báo từ bạn bè.
Chính nh𓆏ững lượt thích, bình luận trên mạng xã hội càng khiến chàng trai trẻ phấn khích☂, cố tìm địa điểm độc lạ để chụp. Trung bình mỗi tháng, anh thực hiện một, hai bộ ảnh chia sẻ trên trang cá nhân.
Số người đổ xô đi chụp ảnh như Chi, Công hay nhóm bà Anh Đào không ít, nhất là sau hai năm dịch bệnh. Khảo sát của phóng viên VnExpress tại nhiều đường hoa Hà Nội cho đến khu tập thể cũ ở TP HCM thu hút đông người đến chụp ảnh.ꦯ Dịp🌠 cuối tuần có thể đến cả trăm người tập trung cùng một thời điểm.
Một quản lý tại khu đô thị Park City (Hà Nội) cho biết đường hoa phong linh dài một km có từ năm 2021 nhưng ngay khi có bài chia sẻ trên mạng xã hội đầu năm 2022, lượng người đổ về tăng đột biến. Ban quản lý phải cử một đội bảo vệ làm nhiệm꧒ vụ phân luồng, sắp xếp vị trí để xe máy, ôtô, tránh tình trạng chen chúc, chắn lối đi.
"Năm ngoái đã đông, năm nay còn đông hơn. Chưa khi nào tôi thấy nhu cầu chụp꧒ ảnh ở mọi độ tuổi tăng cao như hiện nay", người này nói.
Thạc sĩ Lê Anh Tú, giảng viên khoa Quan hệ Công chúng, Đại học Văn Lang (TP HCM), cho rằng dịch bệnh là một trong những nguyên nhân chính làm phong trào chụp ảnh, check-in bùng phát mạnh hơn. "Tâm lý người dân có phần ức chế vì ở trong nhà quá lâu. Do vậy, việc đổ xô đi chụp tại các điểm vui chơi giải trí cũn꧃g là điều dễ hiểu", anh nói.
Chưa kể, việc chụp ảnh, kh♏oe hình càng được thúc đẩy trong thời đại bùng nổ kỹ thuật số. Báo cáo Digital 2021 của công ty quảng cáo kỹ thuật số We are Social (Anh), cho thấy Việt Nam có khoảng 72 triệ🅘u người dùng mạng xã hội, tương đương hơn 73% dân số. Nhóm 25-34 tuổi và 18-24 tuổi được xác định sử dụng nhiều nhất.
Đáng chú ý, "chia sẻ thông tin (hình ảnh, video, status) với mọi người" là một trong năm mục đích chính sử dụng mạng xã hội của người trẻ trong độ tuổi 11-35 (chiếm 54%), theo nghiên cứu "Nâng cao tính tích cực của mạng xã hội cho giới trẻ" của thạc sĩ Đỗ Thị🧸 Anh Phương, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (TP HCM).
Ông Lê Anh Tú nhận định, nhu cầu chụp ảnh ở những nơi cảnh đẹp của người dân là chính đáng, phần nào góp phần đưa các dịch vụ phát triển. Như tại khu vực đường Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, ven sông Tô Lịch (Hà Nội), trước khi có chiến dịch dẹp nạn xâm lấn vỉa hè, nơi đây xuất hiện nhiều bãi trông xe tự phát, gánh hàng hoa; hay đường hoa phong linh ở quận Hà Đông cũng bùng nổ các dịch ♊vụ trang điểm, cho thuê váy áo, thang mini, quán nước...
Anh Phi Hùng, thợ ảnh tự do tại Hà Nội, cho biết thu nhập hꦐàng tháng tănℱg 3-4 lần so với hai năm trước dịch. Lượng khách liên hệ chụp hình trong nội thành tăng đột biến, hiện anh kín lịch đến hết tháng 3.
Nhiều gia đình có đất rộng cũng chủ động tạo dựng các vườn hoa tư nhân. Như cuối năm 2021, anh Dương Văn Đạt, 35 tuổi, chủ một đầm sen ở Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) tự ươm trồng hơn 200 gốc hoa dã quỳ, sau mở cửa🌼 cho khách đến tham quan, chụp ảnh với giá vé 50.000 đồng một lượꦜt. Khách đông giúp thu nhập của anh Đạt tăng mạnh.
Tại Hải Dương, anh🦄 Nguyễn Duy (thợ ảnh) cho biết chỉ trong vòng một năm trên địa bàn tỉnh đã mở thêm ba vườn hoa tư nhân, rộng hàng nghìn mét vuông. Nhiều nhà vườn cũng hợp tác với thợ ảnh để thu hút khách, phát triển dịch vụ.
Ghi nhận chụp ảnh giú⛄p nâng cao đời sống tinh thần, nhưng thạc sĩ Lê Anh Tú lưu ý mọi người cần chú ý đến cách thức thể hiện, tránh ảnh hưởng đến xung quanh, gây ùn tắc giao thông và 🅰tự tạo áp lực cho mình.
Như với Thùy Chi, việc không có ảnh ưng ý khoe bạn♏ bè khiến cô khó chịu, ấm ức, sau có cảm giác thua thiệt. Lâu dần nảy sinh tâm lý hơn thua, không ngừng tìm kiếm các đ🍷iểm chụp ảnh đẹp, mong đón đầu xu hướng để được ngợi khen. Còn với Lê Công, hiểu rõ không nên chụp ảnh ở những địa điểm nguy hiểm, nhưng anh vẫn cố làm vì muốn có nhiều lượt yêu thích trong bài đăng.
Tâm lý của Công hay Chi được gọi là "so sánh xã hội mang tính cạnh tranh". Theo Zlatan Krizan, giáo sư tâm lý học tại Đại học bang Iowa (Mỹ),🍎 nhiều người có xu hướng so sánh bản thân với những người khác trên mạng và cố gắng vượt qua bạn bè bằng những bức ảnh để cho thấy cuộc sống thú vị.
Nhà tâm lý học, tiến sĩ Tracy Alloway bổ sung, khi một người nhận được nhiều lượt thích hoặc bình luận tích cực có thể tạo ra một lượng lớn dopamine tạo cảm giác phấn khích. "Vì vậy nếu một bức ảnh nhận được nhiều lượt thích sẽ khuyến khích chủ nhân lặp lại các hành vi tương tự, bất chấp nguy hiểm", tiến sĩ Tracy nói. Thống kê từ năm 2008 đến năm 2021 cho thấy trên thế giới🎃 có đến 379 người đã mất mạng do chụp ảnh tự sướng, các nạn nhân bị thương còn cao hơn. Con số phản ánh ở nhóm trẻ tuổi, đặc biệt là nam giới.
Bên cạnh đó, việc đổ xô đi chụp ảnh còn gây phiền phức cho những người xung quanh. Tháng 2/2023, người dân tại hẻm 139 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3 (TP HCM) đã phả🎃i cầu cứu cơ quan chức năng vì cuộc sống bỗng chốc xáo trộn, làm phiền suốt ngày đêm khi nhiều người tìm đến chụp ảnh.
Sống tại cư xá hơn 20 năm, ông Lộc, 54 tuổi, than phiền nhiều khách đến chụp ảnh liên tục vứt rác bừa bãi, phái🍌 hoại cây cối, gây ồn ào, không ít người vô tư thay đồ ngoài đường rất mất mỹ quan. "Mọi người quan tâm đến con hẻm chúng tôi rất vui, nhưng nên giữ ý thức, tránh các việc làm phản cảm", ông nói.
Bà Trần Thị Thu, tổ trưởng tổ 98, khu phố 7, phường Võ Thị Sáuཧ, quận 3, cho biết suốt một tháng qua liên tục nhận phản ánh của các hộ dân. Nhiều thời điểm, khu vực này có cả trăm người kéo đến gây náo loạn khu dân cư. "Khu vực này đa số là người già, cán bộ hưu trí và trẻ nhỏ rất cần không gian yên tĩnh. Chúng tôi cũng nhiều lần định treo biển cấm, nhưng sau lại thôi", bà Thu nói.
Cũng vì những hệ lụy này mà cư dân Hào Sĩ Phường, số 206 đường Trần Hưng Đạo, phường 11 (quận 5) đã treo biển cấm quay phim chụp ảnh. Chung cư Tôn Thất Đạm, chung cư💛 Lý Tự Trọng (quận 1) cũng có động thái tương tự vì không muốn bị làm phiền. Sau khi treo biển cấm, các khu vực này yên ắng hơn vì không còn các nhóm khách lạ tìm đến check-in.
Tiến sĩ Trần Long, nguyên trưởng bộ môn Văn hóa Việt Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP✅ HCM, khuyên mọi người khi đi chụp ảnh cần biết điểm dừng, tránh làm những hành động quá lố gây mất mỹ quan đô thị. Cơ quan quản lý cũng cần có động thái cân bằng giữa nhu cầu vui chơi giải trí và cuộc sống của người dân.
"Bởi dù là hành động nhỏ, mang tính cá♏ nhân nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội", ông Long nói.
Minh Tâm - Quỳnh Nguyễn