Cuối năm, đám cưới nhiều, Hà dự định mua vài bộ váy, nhân tiện sắm luôn đồ Tết. Thay vì ra các cửa hàng, trời lạnh, nữ nhân viên văn phòngꦬ 30 tuổi 📖ngồi nhà ngắm hàng online.
"Nhiều bạn giới thiệu cửa hàng online của chị này. Giá váy chỉ 200-300 nghìn đồng mà đẹp. Mỗi lần live stream c꧃ó cả nghìn người xem trong khi mỗi loại chỉ vài chục cái, 🌄không nhanh tay là hết", chị Hà, ở Cầu Giấy, Hà Nội, nói.
Người bán hàng giới thiệu bộ nào Hà cũng hăng hái bình luận đặt mua nhưng suốt mấy tiếng chị vẫn không đặt được vì luôn chậm hơn ꦇngười khác. Những ngày sau, Hà cũng chỉ mua được một, hai chiếc. Đến đêm thứ tư canh mua, dù hàng đặt trước đó chưa về, nhưng thấy nhiều người khen rẻ, đẹp, lại thuần thục các thao tác đặt hàng, Hà chốt thêm chục đơn nữa.
Sợ người nhà biết mình mua hàng online quá nhiều, chị chiღa số đơn đã mua về ba địa chỉ nhận khác nhau, một ở nhà nội, một ở nhà ngoại và vài đơn ở nhà mình. "Hơn chục đơn nhưng chỉ khoảng ba triệu đồng", Hà nói.
Khi nhận hàng, chục cái váy, chị không mặc được cái nào. "Cái màu không được như khi xem livestream, cái thì rộng, cái thì chẳng hợp với mình", chị nói. Hà nhận ra cô người mẫu bán hàng có số đo chuẩn nên mặc gì cũng đẹp, còn mình "chỉ cao mét rưỡi, bụng mỡ, ngực lép" thì không thể đẹp bằng. "Không mua thì tiếc, mua thì không mặc 🌊được, cho cũng không ai thèm mặc", Hà nửa cười nửa mếu.
Cùng cản꧂h ngộ, dịp 11/11, Thu Trang ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội thức suốt đêm săn hàng giảm giá trên bốn ứng dụng thương mại điện tử. Sau một tuần, một nửa tro♒ng số 20 đơn hàng mua hôm đó, cô chỉ khui hộp mà không dùng.
"Hàng nào cũng giảm 60%-7🥃0%. Không tranh thủ mua tôi thấy tiếc", nữ sinh giải thích.
Không chỉ những đợt giảm giá, ngày bình thường Trang cũng lướt các trang thương mại điện tử, mua ít nhất hai món đồ. "Hô✃m trước có bạn ngó vào phòng mình cứ tưởng mình có nghề tay trái là bán hàng vì nhiều đồ quá", Trang cười nói.
Những người như Hồng Hà và Trang đang góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về hành vi mua sắm online. Báo cáo nghiên cứu về thương mại điện tử xuyên biên giới, do Ninja Van Group và DPDgroup thực hiện tại 6 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)♛ năm 2022, cho thấy người tiêu dùng Việt mua trung bình 104 đơn hàng mỗi năm, cao hơn hẳn so với người dân các nước xếp tiếp sau là Thái Lan (75 đơn), Singapore và Philippines (🐻cùng 58 đơn). Trong khi đó, trung bình khu vực là 66 đơn mỗi năm.
Khảo sát của một sàn thương mại điện tử đầu năm nay cho thấy, 81% người Việt được hỏi cho biết mua sắm online đã trở thành một phần không thể thiếu tronꦬg cuộc sống hàng ngày của họ. Chiếm tỷ trọng lớn trong các đơn hàng là sản phẩm tiêu dùng nhanh, quần á🌺o và giày dép.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Tâ🥃m (TP HCM) cho biết, sự bùng༺ nổ của thương mại điện tử cũng sản sinh căn bệnh "nghiện" mua sắm online.
"Khi nghiện thứ gì đó, cảm xúc, suy nghĩ của một người bị lệ thuộc vào nó. Nghiện mua sắm là cảm giác say mê mua hàng đến mức không thể kiểm soát, nếu không mua, họ bứt rứt không yên. Khi xem live stream, xem hình ảnh về hàng hóa, người nghiện không thể cưỡng lại༒ hành động mua🍨 hàng, nhưng mua về lại không dùng đến'', bà Tâm nói.
Chưa có nghiên🌠 cứu, khảo 🙈sát về số người nghiện mua sắm tại Việt Nam, tuy nhiên, theo bà Tâm, đây là chứng bệnh phổ biến chúng ta bắt gặp ở những người quanh mình.
PGS. TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Nghiên cứu đời sống xã hội (Social Life) cho rằng văn hóa tiêu dùng ngày nay đã thay đổi. Tiêu dùng không chỉ để phục vụ nhu cầu cơ bản mà còn ꦦlà phương tiện thể hiện bản thân. Các nhà sản xuất ứng dụng các chiến lược marketiღng tác động vào nhận thức người tiêu dùng, tạo ra lối sống tiêu dùng theo phương châm "tôi tiêu dùng là tôi tồn tại".
Bên cạnh đó, sự ra đời c✱ủa công nghệ số thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhu cầu của con người. Chỉ cần tìm kiếm một từ khóa về hàng hóa, trên mạng xã hội sẽ tràn ngập hình ảnh liên quan, khiến người xem có khát khao phải chiếm hữu để thỏa mãn những nhu cầu chưa được đá▨p ứng.
"Những người "nghiện" đa phần đều có vấn đề tâm lý cá nhân như cô đơn, bị bỏ rơi, bị lạm dụng, tự ti... Mua sắm là cách để họ giảꦅi tỏa vấn đề của mình. Khi mua, họ thấy hạnh phúc, sung sướng, có điều cảm giácꩵ đó chỉ đến trong chốc lát'', chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Tâm nói.
Thu Trang thừa nhận hội chứng nghiện mua hàng online củཧa cô xuất phát từ việc chơi với nhóm bạn đều có gia thế. Cô gái không muốn mìꦜnh thua kém bạn bè nên ai có thứ gì, Trang muốn có nhiều hơn thứ đó.
Hồng Hà từ bé đã không thiếu thốn gì, nhưng lại luôn tự ti với ngoại hình. Chị khổ sở mỗi lần đi thử đồ vì bụng béo, ngực lép và chân "như chân voi". "Chồng hay cười mỗi lần tôi từ phòng thử đồ đi💖 ra", chị kể. Nhìn những người bán hàng mặc đồ đẹp, lại quảng cáo sẽ che được khuyết điểm như mình gặp phải, Hà như được vỗ về.
Cuồng mua sắm online khiến người tiêu dùng kiệt quệ tài chính và tốn thời gian vì chúi mũi vào các video, hình ảnh trên mạng để "chốt đơn". Hiện tại, Thu Tr🤡ang nợ vài người bạn thân và chưa đóng học phí, dù bố mẹ đã gửi tiền cho cô đóng từ tháng trước. Chị Hồng Hà cũng từng phải nghỉ làm vì thức 🍒đến gần sáng săn hàng, không thể thức dậy vào sáng hôm sau.
PGS Nguyễn Đức Lộ☂c cho rằng, nhu cầu tiêu dùng phát triển góp phần thúc đẩy thị trường, giúp nền kinh tế mạnh mẽ hơn. "Tuy nhiên, nó ít nhiều tác động đến nhận thức và lối 🐠sống của người tiêu dùng, đặc biệt người tiêu dùng trẻ. Nó tạo ra khoảng cách đôi khi là xung đột thế hệ trong các ứng xử tiêu dùng", ông nói.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, nghiện mua sắm có mối 💦quan hệ với các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách. Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Tâm cho biết, từng trị liệu cho một 🔯nam khách hàng nghiện mua nước hoa, túi xách, váy, son môi gắn mác các thương hiệu lớn cho vợ con.
Các trang này live stream giới thiệu đây đều là đồ hiệu, bị lỗi bao bì nên bán giá rẻ. Dù vợ con khuyên thế nào,🐻 anh vẫn không nghe, có tháng mua online đến hơn 20 triệu đồng.
Nam khách hàng kể với chuyên gia, anh kết hôn khi vợ là chủ doanh nghiệp, mình là nhân viên. Dù vợ con tôn trọng, sâu thẳm, anh vẫn thấy mình không phải trụ cột. Người đàn ông muốn mua sắm cho vợ con để chứng tỏ mình chăm lo được cho họ. Bị vợ cấm mua sắm online, anh hoảng loạn vì ngh🌄ĩ cô xem thường mình, nổi nóng và luôn trong trạng thái căng thẳng.
Chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh khuyên người tiêu dùng nên cân nhắc, dành thời gian suy nghĩ trước khi🐷 quyết định đặt mua sản🍎 phẩm và chỉ nên mua khi thật sự cần. "Dù khuyến mại hay mua combo giảm giá thật thì các doanh nghiệp đã tính toán để họ có lãi. Trong khi đó, nhiều người ham rẻ nên mua rồi không dùng tới. Chưa kể, một số đơn vị tăng giá lên gấp 4-5 lần, sau đó treo biển giảm 4-5 lần để đánh lừa người dùng", ông nói.
Cácꦐ chuyên gia khuyên nên tìm những niềm vui khác ở thực tại với bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội, trải nghiệm để giảm thời gian cầm điện thoại.
Cả chị Hồng Hà và Thu🤡 Trang đều nhận thức được mình đang quá đà mua sắm, nhưng không thể kiểm soát. Bởi không được mua, họ buồn bực, chán nản, chẳng còn h🎉ứng thú. "Tôi biết mình không nên như thế mà lại không kiểm soát được hành động. Mọi thứ cứ như nước lũ, cuốn tôi trôi theo, không điểm dừng", Trang thừa nhận.
Phạm Nga
Tên các nhân vật trong bài đã thay đổi