Một tuần trước, bệnh nhân có vết thương vùng bàn chân p🃏hải do giẫm lên vật nhọn. 5 ngày sau, anh bị sốt, vùng vếtꦆ thương sưng nề, mưng mủ, cứng hàm tăng dần.
Ngày 9/𓆏1, bệnh nhân không há được miệng, gồng cứng toàn thân, co giật từng cơn, suy hô hấp nên được gia đình đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Bác sĩ Hoàng Công Tình, người trực tiếp thăm khám cho biết hai hàm răng cắn chặt nên bệnh nhân không thể thở và không ho khạ💧c được k🐻hiến nước bọt, dịch hầu họng ứ đọng ở khoang miệng dẫn đến nguy cơ trào ngược vào phổi.
Ngoài ra, do bệnh nhân gồng cứng, đặc biệt là cơ bụng, co giật liên tục nên dịch và thức ăn ở dạ dày rất dễ trào ngược vào phổi 𒁏làm cho tình trạng suy hô hấp càng nặng nề hơn. "Nếu không mở khí quản nhanh để tạo đường thở qua cổ thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong do suy hô hấp hoặc do sặc", bác sĩ nhận định.
5 phút sau, kíp bác sĩ tiến hꦅành mở đường thở qua cổ, tìnꦦh trạng hô hấp của bệnh nhân được đảm bảo.
Theo bác sĩ Tình, uốn ván là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc☂ toàn thân do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Nha bào vi khuẩn xâm nhập vào vết thương trong điều kiện kị khí, không có ﷽oxy, vừa sinh sản, vừa sinh ra độc tố. Độc tố của nó sẽ tác động vào hệ thần kinh cơ gây các biểu hiện như cứng hàm, co cứng cơ liên tục ở vùng cơ mặt, cơ gáy, cơ cổ, cơ lưng, cơ bụng và tứ chi hoặc co giật toàn thân. Thông thường, bệnh nhân tử vong thường do suy hô hấp hoặc nhiễm trùng toàn thân.
Bác sĩ kh🐈uyến cáo phòng bệnh bằng cách tiêm vaccin phòng uốn ván 3 mũi tiêm, mỗi mũi cách nhau một tháng, sau 10 năm tiêm nhắc lại một mũi. Khi có vết thương trên cơ thể, cần phải rửa sạch, sát trùng để hở vết thương, không để vết thương bị bịt kín tạo đường hầm, không đắp bất cứ thứ gì lên vết thương.
Nếu vết thương nghiêm trọng hoặc vết thương bẩn, ෴cần nhập viện để xử trí vết thương và sử dụng huyết thanh kháng độc tố uốn ván.
Thùy An