"Meadows đã đồng ý tham gia cùng Ủy ban Hạ viện Mỹ điều tra vụ bạo loạn ngày 6/1. Ông ấy đã cung cấp 𝄹hồ sơ và sẽ sớm đưa ra lời khai ban đầu. Ủy ban sẽ tiếp tục đánh giá mức độ tuân thủ với ông với trát hầu tòa sau khi cung cấp lời khai", chủ tịch ủy ban Bennie Thompson cho biết hôm 30/11.
Quyết định ra làm chứng của Meadows là một phần trong thỏa thuận hợp tác của ông với ủy ban Hạ viện phụ trách điều tra vụ bạo loạn Đồi Capitol. Theo thỏa thuận, cựu chánh văn phòn🌳g Nhà Trắng cung cấp lời khai và tài liệu liên quan đến vụ bạo loạn, đổi lại ông sẽ tránh được nguy cơ bị truy tố hình sự.
Ủy ban điều tra Hạ viện Mỹ muốn Meadows hợp tác điều tra, vì ông này được cho là đã ở bên cạnh cựu tổng thống Donald Trump trong cả ngày 6/1, hôm đám đông ủng hộ Trump xông vào tòa🔜 nhà quốc hội ở Đồi Capitol để đòi lật ngược kết quả bầu cử.
Động thái hợp tác điều tra của Meadows khá bất ngờ, vì ông trước đó từng từ chối làm chứng hay cung cấp tài liệu cho ủy ban điều tra. Trump được cho là đã yêu cầu 4 cố vấn cũ gồm Mark Meadows, Kash Patel, Dan Scavino và Steve Bannon không hợp tác với cuộc điều tra🥂 của Hạ viện Mỹ.
Ủy ban điều tra Hạ viện dự kiến cáo buộc Jeffrey Clark, cựu quan chức Bộ Tư pháp thời Trump, tội khinh thường quốc hội do ông này phớt lờ trát hầu tòa và không hợp tác điều tra. Cựu cố vấn Nhà Trắng Steve Bannon trước đó cũng bị truy tố về tội danh này.
Tổng thống Joe Biden đã dùng đặc quyền hành pháp của mình để cho phép công bố hồ sơ liên quan vụ bạo loạn 6/1. Trump sau đó khởi kiện lê🅷n tòa án, khẳng định ông cũng có đặc quyền hành pháp để giữ kín hồ sơ này.
Một thẩm phán ngày 9/11 tuyên bố do Trump chỉ là cựu tổng thống, ông không có quyền ngăn cản công bố hồ sơ về vụ bạo loạnไ, song Trump tiếp tục kháng cáo lên tòa phúc thẩm liên bang.
Đây là vụ kiện chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Mỹ,💙 khi một cựu tổng thống và một tổng thống đương nhiệm tranh cãi về đặc quyền hành pháp của người đứng đầu Nhà Trắng. Vụ kiện nhiều khả năng sẽ được phân xử tại Tòa án Tối cao Mỹ.
Ngọc Ánh (Theo Guardian)