Ngày 17/11, Cơ quan🐼 Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, hoàn tất kết luận điều tra vụ án xả👍y ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan; đề nghị truy tố 86 bị can về 7 tội danh.
Trong số này, bà Nhàn là người duy nhất bị đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ. Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị đề nghị truy tố 3 tội: Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản.
Theo kết luận, không nắm giữ chức vụ nào ở SCB nhưng bà Lan là người có quyền hạn tại ngân hàng🍸 này, nắm cổ phần chi phối hơn 90%. Bà bố trí người thân tín giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt tại SCB nên mọi hoạt động của ngân hàng này "đều cơ bản" phục vụ bà Lan.
Tháng 8/2018, Cơ quan thanh tra, giám sát thuộc Ngân hàng Nhà nước đã thanh tra hội sở chính Ngân hàng SCB và các chi nhánh. Bà Nhà🔜n với vai trò Cục trưởng Thanh tra, giám sát là trưởng đoàn.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, cáo buộc để che giấu các sai phạm và thực trạng tài chính đặc biệt yếu kém của SCB, bà Lan trực tiếp gặp bà Nhàn để bàn bạc với mục đích tìm c💮ách "chạy" cho SCB không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và tiếp tục được tái cơ cấu. Để mọi việc trót lọt, bà Lan chỉ đạo cấp dưới đặt vấn đề, trực tiếp đưa tiền cho bà Nhàn và quà bồi dưỡng các thành viên trong Đoàn thanh tra.
Bà Nhàn sau đó nhận 5,2 triệu USD qua Tổng giám đốc Võ Tấn Hoàng Văn để "bao che, bưng bít sai phạm" của Ngân hàng SCB. Sau khi nhận tiền, bà Nhàn gửi các báo cáo với nội dung bị꧙ cơ quan điều tra xác định là "không trung thực, sai lệch kết quả thanh tra" theo hướng giảm nhẹ sai phạm để tạo điều kiện giúp cho SCB tiếp tục được tái cơ cấu.
Việc làm của bà Nhàn bị cho rằng khiến cho Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm của SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội 🍃của bà Lan và đồng phạm.
Quá trình điều tra, bà Nhàn được ghi nhận thành khẩn khai báo, nộp lại toàn bộ số tiền đã nhận hối lộ 𒉰và phối hợp cùng cảnh sát làm rõ🧸 vụ án.
Về nguồn tiền đưa hối lộ, bị can Văn thừa nhận do bà Lan chỉ đạo, lấy từ nguồn riêng. Tiền được chuyển từ SCB Sài Gòn ra SCꦦB Cầu Giấy sau đó hợp thức bằng các bút toán rút, nộp, chuyển tiền. Sau đó tiền đổi thành USD để Văn hối lộ bà Nhàn, theo chỉ ♒đạo của chủ tịch Lan.
Tu💝y nhiên, bà Lan chỉ thừa nhận trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với bà Nhàn chứ không thừa nhận chỉ đạo cấp dưới đưa tiền hối lộ. C03 cho rằng với các chứng cứ thu thඣập được đủ căn cứ cáo buộc bà Lan đã đưa hối lộ 5,2 triệu USD (khoảng 120 tỷ đồng).
Theo kết luận điều tra, Chủ tị🍌ch tập đoàn Vạn Thịnh Phát có sai phạm xuyên suốt trong vụ án với 3 tội danh bị cáo buộc. Bà biến SCB "thành công cụ" để tổ chức huy động tiền gửi. Nữ chủ tịch Vạn Thịnh Phát còn sử dụng hàng nghìn cá nhân, pháp nhân lập hồ sơ khống nhằm chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng của SCB.
Trong 86 bị can của vụ án có 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước, 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ, một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước bị đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra Ngân hàng Nhà nước; Nguyễn Văn Dũng, Phó giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP HCM; Nguyễn Thị Phụng, Phó cục trưở꧙ng thanh tra; Bùi Tuấn Khoa, Phó cục trưởng thanh tra cùng Lê Thanh Hà, Phó chánh thanh tra của Kiểm toán Nhà nước; Trần Văn Tuấn, Trương Việt Hưng, Nguyễn Duy Phương, đều là thanh tra viên Vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II) của Thanh tra Chính phủ...
Với các bị can còn lại, 5 người thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT; Hồ Bửu Phương, cựu Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính; Trương Huệ Vân, cháu ruột bà Lan; Đặng Phương H🍌oài Tâm, phó văn phòng HĐQT; Nguyễn Phi Long, nhân viên tài chính.
Trong 41 người thuộc Ngân hàng SCB có 4 cựu chủ tịch HĐQT, 3 cựu tổng giám đốc cùng nhiều phó chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, phó tổng giám đốc. Nhóm bị can còn lại ꦐlà các doanh nghiệp, đơn vị thẩm định giá...
Trong 5 đại án tham nhũng được điều tra xét xử những năm gần đây, vụ án tại Vạn Thịnh Phát đứng thứ ba về số tiền nhận hối lộ, với 120 tỷ đồng, sau đại án chuyến bay giải cứu (165 tỷ đồng) và đại án AVG liên quan cựu bộ trưởng Thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son (138 tỷ đồng).
Song xét về số tiền nhận hối lộ trung bình mỗi quan chức nhận, vụ án Vạn Thịnh Phát đứng đầu danh sách🧜, do ♍toàn bộ 120 tỷ đồng này được đưa chỉ cho một người.
Trong vụ án chuyến bay giải cứu, 21 cựu quan chức bị xét xử tội nhận hối lộ, tức trung bình mỗi người 7,86 tỷ đồng; vụ AIC liên quan quan chức tỉnh Đồng Nai có ba người, trung bình 14,6 tỷ đồng/người; vụ Việt Á cജó 6ꦆ người, trung bình 17,7 tỷ đồng; vụ AVG có 4 người, trung bình 34,5 tỷ đồng.