Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang rất nhạy cảm. Việc giảm phát là hậu quả của chính sách thắt chặt tín dụng, nhưng giảm phát ở đây ﷽lại là do sức mua giảm chứ các loại mặt hàng không giảm giá.
Sức mua giảm do người dân dè xẻn trong chi tiêu, mà sự dè xẻn này lại không bắt nguồn từ yếu tố tiết kiệm mà bắt nguồn từ lượ💜ng tiền trong dân ngày càng ít mà hàng hóa giá cả vẫn ở mức cao.Vậy để cứu nền kinh tế nên làm gì lúc này?
Tất nhiên Chính phủ cần phải có mục tiêu rõ ràng, đó là hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hay là trước mắt hay là một sự hy sinh cần thiết cho mục tiêu ổn định vĩ mô về lâu dài. Nếu xem nền kinh tế quốc gia là một một doanh nghiệp vậy doanh nghiệp đó phải làm gì khi kinh tế khó khăn, thị trường suy giảm, hàng tồn kho nhiều, dòng v🐎ốn cạn kiệt.
Chắc chắn khi lâm vào khó khăn và nợ nần thì doanh nghiệp đừng hy vọng vào sự phát triển trước mắt mà phải đặt mục tiêu cầm cự và hòa vồn là tốt rồi. Có một điều đơn giản cho tất cả các doanh nghiệp khi gặp phải khó khăn là đều do sự suy giảm thị trường tiêu thụ, kể ꦑcả doanh nghiệp có vốn trong tay nhưng không có thị trường tiêu thụ thì tiền lươnꦕg và chi phí Maketing cũng sẽ ăn hết vào tiền vốn.
Vậy việc đầu tiên là phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ.Trở lại với bài tღoán kinh tế để chúng ta thấy Chính phủ nên ưu tiên việc gì vào lúc này. Có hai vấn đề cần đặt ra: bơm tiền cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có tiền mà sống hay bơm tiền cho người dân để kích cầu tiêu dùng?
1- Bơm tiền cho người dân: hiện nay một số ngân hàng và tổ chức tín dụng cho vay tiêu dùng nhưng lãi suất cao và điều kiện cũng rất khắt khe. Điều này giảm sức hấp dẫn từ người dân và doanh nghiệp cũng chẳng bán được hàng. Hơn nữa giá cả vẫn ở mức cao, do đó doaꦐnh ngh💝iệp tiếp tục không có thị trường và nợ xấu lại gia tăng.
2-Bơm tiền cho doanh nghiệp. Ý nghĩa của việc bơm tiền cho doanh nghiệp là thế nào? Bơm tiền tℱrực tiếp thông qua vay vốn để họ phát triển sản xuất, để họ trả nợ ngân hàng hay để mở rộng thị trường?
Phát triển sản xuất làm gì khi hàng tồn kho còn đầy, trả nợ ngân hàng thì sẽ hết tiền, mở rộng thị trường làm gì khi đâu đâu cũng khó khăn mà lại tốn nhiều chi phí cho các khâu Maketing. Rõ ràng bơm tiền ꦏlúc này cho doanh nghiệp chưa chắc tiền đó đã chảy ra thị trường mà tiếp tục lại chảy đến tay các chủ nợ.
Bài toán bơm tiền trực tiếp cho doanh nghiệp xem ra không khả thi. Vậy có nên bơm tiền cho doanh nghiệp không? Tất nhiên là có, đó là phải bơm tiền bằng thuế, miễn thuế giá trị gia tăng để các mặt hàng hạ giá và tiêu dùng sẽ tăng, do🐠anh nghiệp giải quyết được hàng tồn kho và có thị trường tiêu thụ.
Động thái giãn thuế giá trị gia tăng vừa rồi của Chính phủ chỉ là giải pháp chữa cháy bởi vì doanh nghiệp vẫn phải nộ✤p thuế nên giá cả các mặ♛t hàng vẫn ở mức cao không tiêu thụ được.
Các khoản nợ xấu của doanh nghiệp hầu hết đều nằm ở vấn đề hàng tồn kho. Ý định thành lập công ty mua lại nợ xấu là nguy hiểm vì như vậy thì thâm hụt ngân sách rất lớn mà không tiêu thụ được nợ xấu, chẳng qℱua giống như là chuyển cục nợ từ người này sang người khác.
Phải suy nghĩ làm sao cắt thật nhỏ các khoản nợ xấu ấy để mỗi người gánh một ít thì mới giải quyết được nợ xấu, nó ví như một người vác mười bao cát sẽ khó di chuyển hơn mỗi người vác một bao cát. Giải pháp mua nợ xấu dồn vào⛄ một n✅gười (Chính phủ) để 9 người chạy không thì chẳng bao lâu sau 10 người chắc chắc sẽ phải vác 100 bao cát.
Người nhịn đói lâu ngày không thể cho ăn no một lúc được vì như thế sẽ bội thực mà chết, họ cần phải được ăn từ từ mới sống được. Nóꦰi nhiều chẳng qua là phải miễn VAT để giảm giá sản phẩm và giải quyết hàng tồn kho chính là cục nợ xấu.
Nợ xấu của doanh nghiệp phải để doanh nghiệp tự cứu, Chính phủ chỉ nên làm một người điều tiết thị trường bằng các chính sách vĩ mô chứ đừng tham g🦂ia vào thị trường. Ngay cả việc mua lại nợ xấu bằng giải pháp Chính phủ đảm bảo các khoản vay với ngân hàng thì cũng chỉ dành𓂃 cho mấy doanh nghiệp lớn.
Doanh nghiệp vay tiền lúc này làm gì khi mà bài toán về tiêu thụ vẫn còn đó, hàng tồn kho (nợ xấu) không được giải quyết thì sang năm lại phải quay lại vần đề này, rõ ràng ♍miễn giảm thuế VAT lúc này là giải p🌠háp cơ bản của thị trường.
Phạm Hồng Hà