- Nhìn lại bảy tháng làm việc ở Hà Nội FC, ông cảm nhận thế nào?
- Một trải ngh💟iệm tốt. Nếu nhìn chi tiết, có rất nhiều thứ xảy ra, nhưng nếu một ngày nào đó nghĩ 👍lại thì tôi sẽ rất vui với những gì đã nhận được ở CLB.
- Hồi tháng 2/2024, ông từng nói muốn thay đổi văn hóa bóng đá Việt Nam từ phản công, chơi bóng dài sang kiểm soát bóng để tận dụng cơ địa nhỏ bé của cầu thủ nội. Mức độ hoàn thành mục tiêu là bao nhiêu trên thang điểm 100?
- Nếu nhìn chi tiết hơn, nó sẽ dao động từ 70 đến 80 điểm. Nhưng ꧂xét đến những gì đã đạt được, tôi tin đã vượt qua cả 100 điểm.
- Có nghĩa là các cầu thủ thích ứng tốt hơn mong đợi?
- Thành thật thì nó khác với những gì tôi nghĩ trước đây.𝓀 Tôi từng nghe rằng phối hợp với cầu thủ Việt khó khăn. Nhưng nếu bạn trình bày một hệ thống và làm rõ từng nhiệm vụ, cầu thủ có thể hiểu được, dẫn đến sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Không thể phủ nhận triết lý đã bén rễ nhanh chóng, dựa vào sự tiếp thu nhanh kết hợp với﷽ khao khát mạnh mẽ muốn chơi theo phong cách này của cầu thủ.
- Khi ông tiếp quản, Hà Nội đang chuyển giao với nhiều cầu thủ chủ chốt rời đi. Nhưng ông gây ấn tượng vì tích cực trao cơ hội cho cầu thủ trẻ. Sự trưởng thành của họ thế nào?
- Tôi ꦯkhông biết đến cuộc chuyển giao ấy khi mới tiếp quản, nhưng tôi nhận ra không chỉ Hà Nội mà toàn bộ giải đấu đang như vậy. Vài năm trước, Hà Nội rất mạnh. Đến hiện tại, các đội khác tốt lên. Cán cân sức mạnh đang thay đổi.
Với những cầu thủ không còn trẻ, chúng🐼 tôi rơi vào tình huống người đang ở đỉnh cao với thể lực tốt chuyển đi, nhưng những người ở lại vẫn có kỹ thuật xuất sắc. Vì vậy, tôi nghĩ đến việc tận dụng điểm mạnh của lực lượng hiện tại để chơi kiểm soát bóng.
Đặc điểm của Hà Nội là có nhiều cầu thủ trẻ tài năngꦍ ở từng vị trí. Một số tiến bộ. Một số thì không. Vấn đề là nếu không sử dụng thì tôi sẽ không thể đánh giá họ. Bên cạnh đó, tinh thần cạnh tranh giữa các vị trí còn thấp, vì vậy phải trao cơ hội thi đấu. Cho đến giờ, tất cả các cầu thủ, trừ thủ môn số ba, đã được ra sân. Chúng tôi sử dụng tất cả nhằm khuyến khích sự cạnh tranh để chọn ra cầu thủ thích nghi tốt nhất.
- Hà Nội thường đóng góp số lượng lớn cầu thủ cho đội tuyển quốc gia. Những khi họ vắng mặt, ông duy trì tinh thần cạnh tranh cho các cầu thủ còn lại trong quá trình tập luyện thế nào?
- Đó là giai đoạn khó khăn nhất trong sáu tháng tôi làm. Hà Nội luôn có từ sáu đến bảy cầu thủ lên tuyển và tôi phải chuẩn bị tập luyện cho nhóm còn lại trong th🌳ời gian dài. Khi tôi mới tới, một nhóm cũng đang t🍌rên tuyển (Asian Cup 2023) nên tôi nghĩ phải luôn chuẩn bị cho tình huống này. Tôi luôn khắc sâu khái niệm đội tuyển để thúc đẩy nỗ lực từ nhóm còn lại.
Tuy nhiên, khi nhìn vào những nội binh, tôi thấy họ thiếu tính cạnh tranh. Họ không khó chịu vì không được ra sân mà có vẻ🍃 chấp nhận thực tại, rồi mang suy nghĩ đó vào những buổi tập.ไ Khi nhận thấy không khí buổi tập quá thoải mái, tôi phải liên tục nhắc về công việc và thái độ cần có với tư cách một cầu thủ chuyên nghiệp.
- Hà Nội dưới thời ông bắt đầu đạt kết quả mà không phụ thuộc vào ngoại binh. Yêu cầu ông đưa ra là gì nếu ngoại binh có thể khỏa lấp những khuyết điểm của đội bóng?
- Là khả năng định đoạt trận đấu, vì cầu thủ Việt Nam còn yếu trong dứt điểm. Nếu Hà Nội có một chân sút như Rafaelson, người có thể giải quyết trận đấu ch💝ỉ bằng một cú sút, thì các đối thủ sẽ gặp vô vàn khó khăn. Đó làᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ thứ tôi muốn thấy ở một ngoại binh.
🔯Truyền thôܫng Việt Nam có thể không truyền tải hết ý tôi và có thể tạo ra hiểu lầm. Nhưng tôi chưa bao giờ nói sẽ không dùng ngoại binh. Thứ tôi muốn là chơi bóng đá không dựa dẫm vào cầu thủ ngoại. Ở V-League, ngoại binh chuyền dài cho một ngoại binh khác xử lý ở tuyến trên, còn cầu thủ nội có xu hướng để ngoại binh tự giải quyết rồi mới phản ứng. Điều này sẽ không giúp bóng đá Việt Nam phát triển và tôi muốn thay đổi.
- Giải hạng Nhất Việt Nam lại cấm dùng ngoại binh. Ông có nhận thấy sự khác biệt nào khi một đội V-League chạm trán đội hạng Nhất?
- Tôi cảm nhận được điều ấy. Hà ♔Nội đã gặp Đà Nẵng chơi rất tốt ở tứ kết Cup Quốc gia. Họ thống trị và vô địch hạng Nhất mùa này, với lối chơi ít thấy tại V-League. Họ chơi thứ bóng đá thú vị với không ngoại binh, để cầu thủ nội tự ra quyết định và rất khó bị đánh bại. Hà Nội cũng từng đấu tập với PVF-CAND. Tôi thấy họ dám kiểm soát bóng và có chiến thuật rõ ràng. Đây là hai đội hàng đầu ở hạng Nhất và tôi thấy họ chơi hay hơn một số đội V-League.
Tôi nghĩ vấn đề là các đội V-League có thể chơi được thế, nhưng không làm. Kết quả được đặt lên hàng đầu nên buộc phải dùng cầu thủ ngoại giải quyết được trận đấu. Tuy nhiên, nếu không thay đổi thì sẽ cản trở cầu thủ nội nâng cao trình độ dẫn đến ĐTQG khó phát triển. Cách duy nhất là HLV phải sẵn sàng và kiên định với lối chơi, rồi nhận thấy sự tiến bộ của cầu thủ trong vòng vài tháng hoặc một năm. Trọng tâm xây dựng đội của tôi là để cầu thủ được 🎉trải nghiệm thứ bóng đá này.
Tôi đã không đạt được 𒊎kết quả trong giai đoạn đầu và bị chỉ trích. Nhưng nó là tất yếu và tôi cần kiên định với triết lý để đi đến đích. Kết quả đạt được giúp tôi tự tin hơn và có thể chứng minh ở mộ😼t mức độ rằng, mọi thứ đều có thể thay đổi nếu bạn tin tưởng. Tôi hy vọng những điều này ở Hà Nội có thể truyền cảm hứng cho ngày càng nhiều HLV V-League.
- Bóng đá Việt Nam từng thất bại với lối chơi kiểm soát, như HAGL và ĐTQG thời HLV Philippe Troussier. Ông có lời khuyên nào để giúp phong cách này bén rễ tại Việt Nam, nơi thường thiếu tầm nhìn dài hạn?
- Đꦡừng sợ thử. Đừng sợ sai. Điều này không chỉ ở bóng đá mà ở mọi môi trường khác. Bạn không cố gắng thì mãi mãi không thay đổi.
Tôi nghĩ có thể giúp được phần nào, bằng cách xây dựng Hà Nội thời gian qua. Lối chơi này sẽ gặp thất bại nếu không xây dựng đúng cách, nhưng phải cóꦰ quá trình thử nghiệm và sai sót. Từ quá trình ấy, tôi tin sẽ sinh ra những chiến lược gia tạo nên phong cách phù hợp hơn cho Việt Nam.
Tất nhiên, không có câu trả lời chính xác cho phong cách bóng đá. Tôi muốn thấy nhiều phong cách khác nhau ở V-League. Tôi tin rằng trong 5 đến 10 ﷺnăm nữa, khi các đội đưa ra những góc nhìn khác nhau ở một thế giới bóng đá đa dạng, thì Việt Nam sẽ hình thành một phong cách phù hợp nhất.
- Ngoài chuyện chất lượng mặt sân và lối chơi va chạm trên mức cần thiết, ông nghĩ bóng đá Việt Nam đang gặp những thách thức gì?
-ꦗ Mặt sân là vấn đề lớn nhất, cùng toàn bộ s🧔ân vận động và khu tập luyện. Tôi thấy Việt Nam có nhận thức thấp về những vấn đề này. Tình trạng sân cỏ cần cải thiện là đặc biệt quan trọng để phát triển bóng đá ở đất nước này về lâu dài.
Ví dụ, lối chơi Hà Nội đang nỗ lực thực hiện sẽ gặp bất lợi nếu diễn ra trên mặt sân kém chất lư🌜ợng. B𓄧óng dài sẽ thắng thế. Đặc điểm người Việt sẽ phù hợp nhất với lối chơi chuyền ngắn chắc chắn trên một mặt sân tốt. Chúng ta phải cải thiện sân tập đến sân thi đấu.
Một vấn đề khác là những 🌠lỗi nguy hiểm có thể dẫn đến chấn thương vẫn tràn lan. Điều này cần trọng tài cứng rắn. Hà Nội đã có những ca chấn thương và đều chứng kiến những pha bóng nguy hiểm mỗi trận. Mỗi lần như vậy, tôi nói với trọng tài thứ tư phải bảo vệ cầu thủ, nhưng thường không có gì xảy ra. Luật lệ được sinh ra để bảo vệ cầu thủ, còn trọng tài là người thực thi. Tôi mong điều này được cải thiện.
- Sau khi làm việc ở Hà Nội FC, ông thấy mình trưởng thành hơn điều gì với tư cách HLV?
- Rất nhiều thứ mà tôi không thể liệt kê hết. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất với tư cách HLV chuyên nghiệp, bạn phải rút ra bài học sau khi xây dựng, dù đội bóng có trở thành thứ bạn hình dung ban đầu hay không, bất kể là giải đấu 🌼hay cấp độ nào.
Năm ngoái, tại Kashima Antlers, tôi bước vào giai đoạn cuối mùa với rất ít cảm giác đây là kiểu bóng đá tôi hướng đến. Đó là một khoảnh khắc đáng suy ngẫm và tôi nghĩ mình nên làm khác đi. Tꦡại Hà Nội, tôi thử xây dựng khác đi và đội đã đi đúng hướng như hình dung. Đó là trải nghiệm lớn với tư cách HLV.
Bóng đá đồng hành với tôi. Nó giúp tôi tự tin trở thành một người có triết lý để gắn liền với tên tuổi trong tương lai. Tôi đã có một năm rưỡi ở Kashima và sáu thá🎶ng ở Hà Nội. Kinh nghiệm và phạm vi huấn luyện đã được mở rộng. Tôi đã đến một quốc gia khác, một đội khác, 𒆙với các cầu thủ khác. Tôi có thể đánh giá trải nghiệm nhiều góc độ khi ở Kashima, còn ở Hà Nội thì cảm giác còn dài hơn nhiều nửa năm.
- Thử thách tiếp theo ông đặt ra là gì?
- Tôi đã làm việc ở hai CLB trong thời gian tương đối ngắn. Tương lai thì tôi muốn dẫn dắ🅘t một CLB trong thời gian dài.
Iwamasa Daiki sinh năm 1982, tốt nghiệp chuyên ngành Toán học, Khoa Giáo dục của Đại học Tokyo Gakugei. Sau giai đoạn bóng đá học đường, ông chính thứ🅰c gia nhập Kashima Antlers vào năm 2004 và trở thành trung vệ trụ cột, giành ba chức vô địch J-League 1 liên tiếp từ năm 2007 đến 2009. Ở cấp đội tuyển quốc gia, Iwamasa thi đấu trong giai đoạn từ 2009 đến 2011, trong đó tham dự World Cup 2010 và vô địch Asian Cup 2011. Năm 2014, Iwamasa sang Thái Lan đá cho BEC Tero Sasana. Từ 2015, ông trở về Nhật Bản thi đấu ở hạng thấp 🍸cho Fagiano Okayama và Tokyo United, rồi giải nghệ vào năm 2018. Sự nghiệp huấn luyện của Iwamasa nổi bật với dẫn dắt Kashima Antlers, lần lượt đứng thứ tư và thứ năm J-League 1 năm 2022 và 2023. Ngày 1ꦰ1/1/2024, Iwamasa Daiki chính thức trở thành HLV trưởng Hà Nội FC. Ông giúp đội thắng 13, hoà ba và thua sáu, để giành vị trí thứ ba V-League và Á quân Cup Quốc gia 2023-2024. Đội ghi 44 và thủng lưới 30 bàn, trung bình ghi hai và thủng lưới 1,36 bàn mỗi trận. Cuộc phỏng vấn với tạ⛦p chí Qoly của Iwamasa được đăng tải vào ngày 2/7, hai ngày trước trận thắng Thể Công 4-1 ở bán kết Cup Q🐠uốc gia. Ngày 7/7, Hà Nội đá trận cuối cùng của mùa giải thua Thanh Hoá 8-9 ở loạt luân lưu chung kết Cup Quốc gia. Một ngày sau, đội thông báo chia tay HLV Iwamasa – về lại Nhật Bản ngay trong ngày do chuyện gia đình. |
Hiếu Lương