-
12h33
Lực lượng cứu hộ tiến sâu vào thủy điện Rào Trăng 3
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, sáng 15/10, lực lượng cứu hộ vẫn chưa tìm thấy người mất tích tại trạm kiểm lâm 67. Ngoài ra, các đội tìm kiếm khác đang tiến sâu theo đườngও bộ vào thủy điện Rào Trăng 3.
Tại hướng đường thủy, công an Thừa Thiên Huế🐲 sử dụng xuồng, cano cao tốc để vượt lòng hồ thủy điện Hương Điền, tiếp cận thủy điện Rào Trăng 3 ở khu vực thân đập thủy điện. Theo nhận định, tại khu vực thân đập này sẽ có khả năng tìm kiếm nhiều công nhân mất tích.
-
12h13
Chó nghiệp vụ tìm người mất tích
Đội tìm kiếm cứu nạn của Trường trung cấp biên phòng 24, gồm 7 cán bộ, huấn luyện viên và 3 chó nghiệp vụ tham gi༒a tìm kiếm người mất tích tại trạm kiểm lâm 67. Huấn luyện viên là những người nhiều kinh nghiệm, chó nghiệp vụ có khứu giác tốt và đã qua nhiều vụ giải cứu phức tạp. Tuy vậy, đất đá sạt lở ở trạm kiểm lâജm cao ngang người với nhiều khối đá to, cây cối lớn nên công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.
-
11h40
Khẩn trương tìm kiếm người mất tích trước khi bão vào miền Trung
10h sáng 15/10, Thứ trưởng Công an Nguyễn Văn Sơn có cuộc làm việc với lượng cứu hộ tại Sở chỉ huy tiền phương ở xã ꦉPhong Xuân. Các cơ quan chức năng thống nhất quân đội phụ trách tìm kiếm 13 cán bộ, chiến sĩ mất tích tại trạm kiểm lâm 67; còn công an tìm kiếm 16 công nhân mất tích tại thủy điện Rào Tră🐼ng 3.
"Bã🥂o số 8 sắ🀅p đổ bộ vào miền Trung nên các lực lượng cần tìm kiếm khẩn trương", Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn nói.
Tiếp sau đợt mư😼a lũ kéo dài từ 6 đến 13/10 khiến mực nước có nơi vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999, Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế cảnh báo sẽ có đợt mưa lớn trên diện rộng từ ngày 16 đến 19/10.
-
11h02
Bộ đội đang đào bới, tìm kiếm người mất tích ở trạm kiểm lâm 67
Theo nguồn tin, sau khi khoanh vùng được trạm kiểm lâm 67, sáng 15/10, lực lượng chức năng꧙ tập trung đào bới ở vị trí này, quyết tâm hoàn thành việc tìm người mất tích sớm nhất.
Khoảng 11h, hai xe cẩu đ♑ược đưa vào trạm kiểm lâm 67. Trong khi đó, ở Trường tiểu học xã Phong Xuân, người dân địa phương cùng lực lượng hậu cần chuẩn bị các phần cơm, nước uống để tiếp tế nhóm tìm kiếm ở hiện trường. Một số người dân địa phương tự nguyện đem gà, rau đến hỗ trợ bữa cơm của bộ đội. "Hai ngày qua chúng tôi đem thực phẩm đến và giúp bộ đội nấu cơm", bà Trần Thị Tích, 62 tuổi, xã Phong Xuân, nói.
Chiều qua 14/10, lực lượng cứu hộ đã nhờ kiểm lâm và người địa phương xác định vị trí trạm kiểm lâm 67. Lúc đó, hཧiện trường sạt lở rộng hàng nghìn m2, ngập bùn đất nên vị trí trạm kiểm lâm chưa được xác định rõ ràng. Sau nhiều nỗ lực đào bới, các chiến sĩ đã tìm thấy một số vật dụng của người mất tích.
-
9h48
Nghiên cứu dùng thiết bị tầm nhiệt tìm kiếm người mất tích
Trả lời VnExpress sáng 15/10, ông Pha🍸n Thiên Định, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nói lực lượng cứu hộ đang khẩn trương tìm kiếm những người mất tích ở trạm kiểm lâm 67 và thủy điện Rào Trăng🔯 3.
"Chúng tôi đang nghiên cứu dùng thêm thiết bị phân tích hình ảnh và thiết bị tầm nhiệt để hỗ trợ tìm kiếm, xem có hiệu quả hơn khôn🦄g, vì khối lượng đất đá sạt lở trên kia (ở cả ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚtrạm kiểm lâm 67 và thủy điện Rào Trăng 3) quá lớn nên khả năng tìm kiếm rất khó khăn", ông Định nói.
"Tuyến đường bộ 71 hi🌱ện đã mở thông đến trạm kiểm lâm 67 và đến gần thủy điện Rào Trăng 4. Hi vọng sẽ sớm thông đường đến Rào Trăng 3 (hai thủy điện này cách nhau khoảng 10 km) để đưa lực lượng, máy móc vào hiện trường", ông Định cho biết.
Theo ông Định, trong hôm nayℱ, việc tiếp cận thủy điện Rào Trăng 3 bằng đường thủy cũng là một phương án được xem xét, nhưng gặp khó khăn bởi phải đi đường thủy sau đó vác thuyền qua đập thủy điện Rào Trăng 4, tiếp tục đi bộ qua đường rừng mới tiếp cận được hiện trường. Hướng tiếp cận này cũng không thể vận chuyển máy móc, thiết bị cứu nạn cần thiết.
"Chiều cao quả núi đổ xuống ở Rào Trăng 3🌜 cao từ khoảng 120 - 150 m nên khối lượng đất đá đổ xuống rất nhiều. Chỉ khi thông đường bộ thì mới đẩy nhanh được tiến độ tìm kiếm người mất tích", ông Định nói và xác nhận, ở Rào Trăng 3 có 17 người mất tích; đã tìm được 1 thi thể được đưa ra ngoài hôm qua và đang xác định danh tính.
-
9h43
Chỉ huy Trực thăng: 'Mong sao tìm thấy người bị nạn để thả thang xuống cứu'
Sáng 15/10, Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân chia sẻ về việc dùng trực thăng tham 💖gia cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3.
Ông nói, trực thăng làm nhiệm vụ bay vào thám sát, nắm thông tin v💞à thả hàng cứu trợ cho lực lượng cứu hộ cùng những người bị mắc kẹt. "Hàng cứu trợ tuy còn ít ỏi, khiêm tốn nhưng là những vật dụng thật sự quý trong lúc bị chia cắt ở nơi rừng núi, như lương thực thực phẩm, thuốc men, áo mưa..., giúp người bị mắc kẹt bảo toàn tính mạng, vượt qua khó khăn", Thiếu tướng Sơn nói và khẳng định, chuyến bay cứu nạn hôm qua (14/10) của hai trực thăng đã làm việc khẩn trương, kịp thời.
Tướng Sơn cho biết thêm, khi tham gia😼 cứu hộ, tình huống trên không thay đổi liên tục nên tổ bay phải thảo luận, kẻ vẽ ra nhiều phương án chứ không chỉ dựa vào một phương án chuẩn bị trước ở mặt đất.
"Máy bay lên không, tình hình khí tượng, diễn biến thời tiết, thực tế địa h💞ình đều cần phải có phương án xử lý ngay, đòi hỏi kiến thức và bản lĩnh của tổ bay", ông Sơn nói.
Theo ông, quyết định táo bạo nhất của tổ bay hôm qua là bay thẳng vào khe núi sau đó xoay tại chỗ, quay ngược lại 180 độ, xuôi theo chiều ra, từ từ giảm độ cao xuống cao 3 m, treo ở đó khoảng 5 phút để thả hàng hóa𒅌. "Đối với trực thăn❀g, thời gian treo dài như vậy đòi hỏi phải có trình độ, bản lĩnh mới thực hiện được được", ông cho biết.
Việc Sở chỉ huy tiền phương quyết định cho máy bay cất cánh sáng 14/10 được cho "đúng thời điểm", bởi sau đó thời tiết ở khu vực cần cứu nạn xấu đi rất nhanh. "Chúng tôi chỉ mong sao tiếp cận được những người mất tích để thả thang xuống cứu, hoặc thả hàng xuống tiế🎀p tế, chứ không bao g🙈iờ nghĩ đến chuyện có thể hi sinh hay gian khổ", Thiếu tướng Sơn bày tỏ và cho biết, kế hoạch dùng trực thăng cứu nạn đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
-
8h34
Lực lượng cứu hộ xuất phát vào hiện trường
-
8h26
Trong những ngày qua, lực lượng tìm kiếm tổ chức ba mũi tiếp cận hiện trường, đường hàng không bằng trực thăng; đường thủy với công an tỉnh, kiểm lâm (khoảng 60 người) đ🌳i thuyền máy, ca nô...; đ💛ường bộ với hàng trăm xe cơ giới, xe đặc chủng mở đường vào các điểm sạt lở.
-
7h54
4h30 ngày 15/10, ba ôtô tải chở hàng chục cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn công binh 414 theo đường 71 vào trạm kiểm lâm 67, nơi Thiếu tướng Nguyễn Văn Man - Phó tư lện♋h Quân khu 4 và đoàn cứu hộ gặp nạn. Đây là lực lượng chủ lực tìm kiếm những người mất tích ở trạm kiểm lâm.
Ha🍸i xe cứu thương cùng hơn 10 ôtô của quân đội chở cán bộ cũng hướng vào trạm kiểm lâm 67 từ sáng sớm.
-
6h00
Diễn biến hai vụ sạt lở khiến nhiều người mất tích
Đêm 11/10, mưa lớn khiến cả 🐼nửa quả núi sạt xuống nhà điều hành thủy điện Rào Trăng 3, vùi lấp nhiều công nhân. Ngày 12/10, đoàn công tác 21 người tiến vào thủy điện Rào Trăng 3 để cứu hộ. Đêm cùng ngày, đoàn đến tiểu khu 67, Trạm Kiểm lâm Sông Bồ và dừng nghỉ tạiﷺ đây.
Nhà kiểm lâm có 4 gian, gồm 3 gian ng💝hỉ và một gian bếp. Lúc 0h ngày 13/💝10, sau tiếng nổ lớn, núi đất đá sụt trùm lên các gian nhà đoàn đang nghỉ; 8 người thoát ra ngoài, 13 người hiện mất tích, trong đó có Phó tư lệnh quân khu 4, thiếu tướng Nguyễn Văn Man và 10 cán bộ quân đội, 2 cán bộ địa phương.