The🍨o luật sư Hoàng Hướng, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo Chính tại phiên tòa sơ thẩm, bà Chính kháng cáo và kêu oan bản án số 46/2019ꩵ tuyên ngày 25/10 với nội dung liên quan đến bà. Lý do kháng cáo nữ cựu phó giám đốc đưa ra là "tôi không có tội như truy tố của cáo trạng và quyết định của tòa án Hà Giang. Tôi bị oan".
Bà Chính đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét giải quyết cho hành vi của mình không cấu thành tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi (điều 358 Bộ luật Hình sự 2015). "Tôi xin kháng cáo toàn bộ nội dung l🐭iên quan đến tôi trong bản án và kính mong Tòa án cấp phúc thẩm xem xét giải quyết cho tôi theo đúng quy đ🐓ịnh pháp luật", đơn nêu.
Bản án sơ thẩm do TAND tỉnh Hà Giang tuyên phạt bà Chính 2 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
Bản án thể hiện, ngày 28/6-1/7/2018, bà Chính (khi đó là Phó chủ tịch Hội đồng thi, Tr𒀰ưởng ban chấm thi kỳ thi THPT quốc gia 2018) gặp Nguyễn Thanh Hoài (Trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục) và đưa tờ giấy ghi thông tin của 13 thí sinhඣ để nhờ nâng điểm môn Ngữ văn.
Ông Hoài đồng ý nhưng trong quá trình chấm thi vẫn ch🔜ưa thể can thiệp nâng điểm vì ngày 7/7/2018 Vũ Trọng Lương (phó phòng khảo thí) bị phát hiện vận chuyển bài thi trắc nghiệm sai quy chế, khiến thanh tra giám sát chặt chẽ hơn trong quá trình ghép phách.
Tại cơ quan điều tra cũng nh𒁃ư trả lời trước HĐXX, ông Hoài khẳng định trong 13 thí sinh, bà Chính nhờ nâng điểm môn Ngữ văn cho 12 người và xem điểm ch꧃o một em. Trực tiếp nâng điểm, bị cáo Vũ Trọng Lương cũng khai từ ngày 30/6/2018 đến ngày 1/7/2018 được ông Hoài đưa cho danh sách 13 thí sinh.
Kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) thể hiện trong điện thoại của bà Chính có tin nhắn với một số người nhờ giúp đỡ thí sinh. Cơ quan chức năng cho biết, ngoài các căn cứ nêu trên hành vi phạm t🅠🐻ội của cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang còn được chứng minh bằng các lời khai của những người có liên quan, dữ liệu điện tử trong hồ sơ vụ án.
Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm kéo dài suốt một tuần, bà Chính phản đối toàn bộ nội dung đó, khẳng định chỉ nhờ xem điểm, không nhờ nඣâng điểm và không thống nhất số điểm cần nâng với cấp dưới. Bà đưa ra lập luận bị cáo Hoài không có khả năng nâng điểm môn Ngữ văn. Quy trình chấm bài thi Ngữ văn chặt chẽ🙈, không thể gian lận.
"Việc sửa điểm♛ chỉ được thực hiện khi lộ mã phách. Nhưng ở kỳ thi tại Hà Giang không ꦏcó chuyện lộ khóa phách. Tôi hiểu không thể sửa được điểm môn văn", bà Chính nói tại tòa.
Tuy nhiên, đại diện VKSND ꦯtỉnh Hà Giang lại đưa ra nhiều căn cứ để chứnꦚg minh bà Chính đã nhờ nâng điểm và việc nâng điểm môn Ngữ văn là có khả năng thực hiện.
Ở vụ án này, ngoài bà Chính còn có bốn bị cáo khác cùng bị xét xử và tuyên các hình phạt khác nhau gồm: ông Phạm Văn Khuông (cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo) một năm tù treo về tội Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, theo điều 366 Bộ luật Hình sự 2015.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài (cựu trưởng phòng Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo) nhận mức phạt cao nhất trong vụ án - 8 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo điều 356. Cùng tội danh, Vũ Trọng Lương (cựu phó phòng) bị phạt 7 năm tù📖.
Bị cáo Lê Thị Dung (cựu phó đội trưởng đội giáo dục, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh) bị phạt 2 năm về tội Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, theo điều 366.
Đây là vụ án thứ hai trong ba vụ gian lận điểm thi THPT 2018 bị phát hiện và đưa ra xét xử. Vụ 8 người sửa điểm thi ở tỉnh Sơn La được xét xử giữa tháng 10 song tòa đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung tội Đưa hối lộ và Nhận hối lộ. Bốn ngày sau, một hiệu phó và một phụ huynh đã bị khởi tố về các tội danh nàyꦇ.
Vụ án nâng điểm thi tại tỉnh Hòa Bình đang ở giai đoạn truy tố và là vụ án đầu tiên khởi tố tội Đưa hối lộ và Nhận hối lộ, bên cạnh tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Hà Nguyên