Trẻ bị đuối nước chiều 7/6, khi vớt lên cơ thể đã tím tái, tim ngừng đập, được sơ cứu tại phòng khám gần nhà sau đó ch🔯uyển đế𝔍n bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền, Chuyên khoa Nhi, Phòng khám Hồng Ngọc Tố Hữu, cho biết khi nhập viện trẻ được ép tim, bóp bóng, hú🔥t đờm liên tục, sau 3-5 phút cơ thể ấm dần lên, tim đập rõ hơn, bắt được mạch. Bác sĩ chỉ định truyền tĩnh mạch, xét nghiệm máu, an thần, đặt ống nội khí quản. Sau một tuần điều trị, các chỉ số sinh tồn dần ổn định, trẻ🉐 ngừng thở máy.
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu oxy các chức nă꧒ng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Đây là tai nạn nguy hiểm và là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong trẻ em dưới 19 tuổi hàng năm. Trẻ nam bị đuối nước nhiều gấp hai lần trẻ nữ
Phần lớn trẻ bị đuối nước tử vong hoặc để lại di chứng não bởi không được sơ cứu hoặc𓆏 sơ cứu không đúng cách. Các bác sĩ nhận định sơ cứu tại chỗ đ🅠úng kỹ thuật khi trẻ bị đuối nước cực kỳ quan trọng, quyết định sự sống còn.
Khi phát hiện trẻ bị đuối nước, cần tìm mọi cách đưa lên khỏi mặt nước và đặt nằm ở nơi khô ráo, thoáng khí. Tùy thuộc vào phương tiện có sẵn tại chỗ, tình trạng trẻ tỉnh hay hôn mê, có bị ngừng tim, ngừng thở hay không và tình hình thực tế (đuối nước tại sông, hồ hay biển, nước lặng hay nước chảy xiết, nư🥃ớc nông hay sâu, gần bờ hay xa bờ) mà cấp cứu bằng các cách khác nhau.