Chiều 20/11, TAND TP HCM xét hỏi bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH🐷 Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyê🦩n Việt Oil cùng nhiều bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan để làm rõ việc đưa, nhận hối lộ trong quá trình xin cấp giấy phép cho doanh nghiệp này.
Là người đầu tiên bị thẩm vấn, bà Hạnh cho biết, năm 2016 công ty có nhu cầu xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh đầu mối xăng dầu. Qua giới thiệu của người kinh doanh trong nghề nên biết Nguyễn Lộc An, Vụ phó Vụ thị trường trong nước (TTTN) Bộ Công thương. Bị cáo sau đó đặt vấn đề nhờ hướng dẫn và đã 4 lần đưa hối lộ cho ông An, tổng cộng 921 triệu đồn🐎g, trong đó có một đồng hồ Patek Philippe, mục đích là nhờ tư vấn để được Bộ Công Thương cấp giấy phép.
Liên quan đến việc đưa 50.000 USD cho ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Công Thương, bà Hạnh cho biết, lần 🃏đó vào dịp Noel, gần Tết Dương lịch năm 2021, nên có xin lịch qua gặp. "Mục đích của bị cáo l🎃à để chúc Tết, vì nghĩ anh em biết nhau nhiều năm nhưng chưa gặp mặt", bà Hạnh nói.
Trả lời HĐXX sau đó, ông Hải thừa nhận lời khai của bà Hạnh và xin được trình bày về bối cảnh dẫn tới hành vi sai phạm. Ông cho biết, bản thân đã làm việc theo chức năng, nhiệm vụ, không chịu tác động, đòi hỏi những lợi ích vật chất cũng như quyền lợi khác từ phía 🐽Xuyên Việt Oil.
Sau khi công ty này🍃 được cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu năm 2016, bà Hạnh liê𝓀n hệ để cảm ơn nhưng bị cáo bận nên từ chối.
Ông Hải trình bày thêm, năm 2021, khi dịch Covid-19 bùng phát, cả nước áp dụng giãn cách. Theo tinh thần chỉ đạo chung là phải đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho người dân, nên khi nhận được cuộc gọi của Hạnh, ông không biết bà này là ai. Hạnh nói đến tháng 8 giấy phép꧟ kinh doanh của Xuyên Viet Oil hết hạn nhưn🐼g giãn cách không đi lại được, nên ông đã đề nghị liên hệ với Vụ phó TTTN Hoàng Anh Tuấn để được hướng dẫn.
"Bị cáo chỉ đạo việc cấp phép phải đảm bảo tuân thủ đúng quy trình. Kể cả khi Vụ TTTN từ chối cấp giấy phép vì thủ tục chưa đảm bảo yêu cầu thì tôi cũng không có can thiệp gì, sau đó cử đoàn đi kiểm tra"♊, ông Hải khai, nhắc lại "không có bất cứ can thiệp nào khác" và đã "cẩn thận chỉ đạo phải rà soát đảm bảo việc cấp phép khách quan, đúng quy định".
Đến ngày 22/12/2021, gần đến Tết Dương lịch, bà Hạnh đã chủ động đến gặp bị cáo "khoảng 5 phút" và đưa quà, khi về nhà mới biết bên trong có 50.000 USD. "Đây là sai lầm lớn nhất cuộc đời tôi. Lúc đầu tôi không nhận thấy hết, nhưng sau này tôi thấy đó là hành vi vi phạm quy định của Đảng và Nhà nước", ông Hải nói và cho biết đã thành khẩn ăn năn, tích cực hợp tác với cơ quan chức năng, gia đình khắc phục toàn bộ số tiền. Ông mong VKS, HĐXX chia sẻ với bối cảnh, nguyên nhân, điều kiện phạm tội để giảm nhẹ🐟 hình phạt cho mình.
Bị gọi lên đối chất, bị cáo Nguyễn Lộc An thừa nh༒ận những lời khai của bà Hạnh là đúng, nhưng đính chính chỉ có 3 lần nhận tiền. Lần đầu, một người quen đưa ông tới gặp bà Hạnh ở khách sạn tại quận 3. Trong lần này, bà Hạnh đưa cho ông một chiếc phong bì nói "làm quà cho cháu". Khi về nhà mở ra thấy có 50🌱 triệu.
Lần 2, trong lần vào khảo sát, tư vấn để cấp phép, bà Hạnh x⛦in gặp rồi đưa cho ông 100 triệu đồng. Lần thứ 3 sau khi vào khảo 𒊎sát ông được bà Hạnh đưa 200 triệu đồng. Còn chiếc đồng hồ, theo ông An, được bà Hạnh tặng dịp sinh nhật. Do chiếc đồng hồ này hay bị chết nên bị cáo sau đó đã bán đi được hơn 500 triệu đồng.
"Bị cáo đã thành khẩn khai nhận về hành vi của mình, xin HĐXX xem xét giảm nhẹ", bị cáo An nói và cho biết gia đình đã﷽ khắc phục toàn bộ hậu quả.
Là người có vai trò chủ mưu trong vụ án, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh bị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Đưa hối lộ. Phó giám đốc Xuyên Việt Oil Nguyễn Thị Như Phương bị xét xử về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Các bị các còn lại bị xét xử về tội Đưa, Nhận hối lộ.
Trong phạm vi vụ án này, bà Hạnh còn bị cáo buộc chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, Nhà nước trong việc được giao quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, bà Hạnh và Phương đã gây thất thoát 219 tỷ đồng. Ngoài ra, được pháp luật giao thu hộ tiền thuế bảo vệ môi trường từ hoạt động kinh doanh xăng dầu, bà Hạnh cố ý không chuyển số tiền vào ngân sách mà sử dụng cá nhân, gꦆây thất thoát 1.244 tỷ đồng.
Trả lời HĐXX 🅰về số tiền đã gây thoát, bà Hạnh nói, số t𓃲iền Bình ổn giá xăng dầu đã lấy đầu tư xăng dầu và bất động sản nhưng thua lỗ. Từ năm 2022 công ty bị Cục Thuế cấm nhập khẩu nên "gần như phá sản".
Quá trình đ🏅iều tra, Bộ Công an đã t𝔍ạm giữ của các bị cáo 134 sổ tiết kiệm trị giá hơn 1.117 tỷ đồng, 17 sổ đỏ và nhiều tài sản giá trị khác.
Hải Duyên