Ngày 21/11, phiên tòa xét xử vụ án tại Công ty TNHH 🍰Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil tiếp tục với phần xét hỏi của luật sư và đại diện VK꧑S.
Trả lời thẩm vấn, ông Hoàng Anh Tuấn, cựu vụ phó Vụ thị trường trong nước (TTTN) Bộ Công Thương, cho biết khô🐻ng yêu cầu hay đòi hỏi Mai Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch HĐTV kiê🔯m Tổng giám đốc Xuyên Việt Oil.
Ông Tuấn là người có quyền hạn trong việc kiểm tra thực tế, đề xuất cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho các thương nhân đầu mối; phụ trách, chỉ đạo Phòng Điều tiết cung cầu. Theo cáo buộc, ông này🦹 đã nhiều lần nhận hối lộ từ bà chủ Xuyên Việt Oil, tổng cộng 145.000 USD, để bỏ qua các thiếu sót và sai phạm.
Giải thích về lý do không kiểm tra 100% các đại lý của Xuyên Việt Oil có trong hồ sơ, trước khi trình cấp trên, ông Tuấn cho biết được lãnh đạo Bộ Công Thương giao rất nhiều nội dung, trong đó có xăng dầu. Thời điểm đi kiểm tra thực tế là khoảng tháng 8-9/2021 - lúc TP HCM bùng phát Covid, ông được cử vào để cùng Sở Công thương của 19 tỉnh thành miền Nam đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu, trong đó có mặt hàng xăng dầu. Sau TP HCM, dịch bùng phát ở phía Bắc, nhiều tỉnh thành áp dụng giãn cách nên ông không thể đi hết các địa điểm, trong khi đại lý của Xuyên Việt Oil ở☂ rất nhiều nơi.
"Tôi làm hết 🌼trách nhiệm của mình chứ không lơ là. Nhưng vì Xuyên Việt Oil là doanh nghiệp lớn, đáp ứng 30-ꦦ40% nguồn cung xăng dầu cho TP HCM, và không phải là cấp mới mà là cấp lại giấy phép. Trong khi đó, nhiệm vụ của Bộ Công Thương là đảm bảo an ninh năng lượng, nên việc cấp giấy phép cần phải làm nhanh", ông Tuấn trình bày, đồng thời cho biết đã động viên gia đình nộp lại toàn bộ số tiền đã nhận.
Tương tự, một số bị cáo khác cũng cho rằng đã nhận tiền, quà từ bà Hạnh vào các dịp lễ Tết chứ 🌳không đòi hỏi.
Còn ông Lê Duy Minh, cựu cục trưởng Thuế TP HCM, thừa nhận hành vi sai phạm như nêu trong cáo trạng. Ông đã 5 lần nhận tổng cộng 4,8 tỷ đồng của bà chủ Xuyên Việt Oil. Trước phiên xử, gia đình ông đã nộp lại gần 3 tỷ đồng. Ông cam kết sẽ động viên gia đình nộp đủ số tiền để khắc phục t♔oàn bộ hậu quả.
Được thẩm vấn sau đó, bà Hạnh khꦅai đã tự nguyện, chủ động đến tìm ông Minh để đưa hối lộ, với mong muốn được tạo điều kiện, chưa áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong việc nộp lại tiền thuế bảo vệ môi ♋trường.
Đại diện Cục Thuế (được xác định là bị hại trong vụ án) cho biết, đã ký nhiều văn bản gửi và yêu cầu Xuyên Việt Oil nộp thuế nhưng công ty này "khó khăn, mất khả năng tài chính" nên không thực hiện. Phía bị 🍎hại đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho ông Minh vì quá trình công tác có nhiều đóng góp, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trước đó, trong ngày làm việc đầu tiên, trả lời HĐXX, tất cả các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội, đề nghị tòa xem xét bối cảnh, nguyꦬên nhân để giảm nhẹ hình phạt.
VKS sẽ phát biểu quan điểm luậꦐn tội vào ngày 25/11.
Là người có vai trò chủ mưu trong vụ án, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh bị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Đưa hối lộ. Phó giám đốc Xuyên Việt Oil Nguyễn Thị Như Phương bị xét xử về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Các bị các còn lại bị xét xử về tội Đưa, Nhận hối lộ.
Cơ quan công tố xác định, trong việc được Nhà nước giao quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, bà Hạnh và Phương đã gây thất thoát 219 tỷ đồng. Ngoài ra, được pháp luật giao thu hộ tiền thuế bảo vệ môi trường từ hoạt động kinh doanh xăng dầu, bà Hạnh cố ý không chuyển số tiền vào ngân sách mà sử dụng cá nhân, gây thất thoát 1.244 tỷ đồng. ꦫNgoài ra bà Hạnh còn chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ cho nhiều lãnh đạo, cán bộ B๊ộ Công thương và các đơn vị để được cấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, cấp tín dụng và che giấu sai phạm.
Hải Duyên