So với tháng 2, tháng có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, doanh số các phân khúc xe con đồng loạt tăng trở lại trong tháng 3. Với riêng phân khúc crossover (CUV) cỡ B, thứ hạng doanh số tiếp tục xáo trộn khi tân binh Mitsubishi Xforce có tháng giao xe đầu tiên.
Tháng 3, doanh số của Xforce đạt 1.334 xe, dẫn đầu toàn phân khúc và là cái tên duy nhất bán hơn 1.000 xe. Lượng bán của Xforce hơn gần gấp đôi đối thủ xếp sau, Honda HR-V (759 xe) hay Hyundai Creta (549 xe).
Mẫu xe của Mitsubishi đạt doanh số cao bởi hiệu ứng mới của sản phẩm này. Cộng hưởng với việc các đại lý đồng loạt trả đơn đặt hàng Xforce của khách đã đặt trước giúp mẫu xe này có khởi đầu thuận lợi ở phân khúc đang tăng trưởng nóng nhất thị trường. Doanh số của Xforce bán ở một tháng hiện lớn hơn các đối thủ như Seltos, Creta, Yaris Cross, CX-3 bán trong 3 tháng.
Xforce bước đầu cho thấy các lợi thế về một mẫu xe đến sau, có nhiều thời gian để hãng nhìn nhận thị trường và đưa ra các lợi thế cạnh tranh phù hợp. Xforce mang thế mạnh về vận hành, công nghệ an toàn và option cũng không thua kém các đối t⭕hủ.
Hai mẫu xe Hàn là Seltos và Creta thống trị phân khúc năm 2023 nhưng sa sút trong quý đầu 2024. Nguồn cung của Seltos giảm từ đầu 2024, nhiều khách hàng chờ bản mới. Trường Hải, công ty phân phối Kia vừa ra mắt bản nâng cấp giữa chu kỳ của Seltos hồi cuối tháng 3 vừa qua. Với Creta, nguồn cung xe mới cũng bị ảnh hưởng khi các đại lý vẫn còn xe sản xuất 2023 cần xả hàng trong tháng 3. Mazda CX-3 vẫn là mẫu xe bán chậm nhất phân khúc.
So với quý I/2023, 3 tháng đầu 2024 chứng kiến doanh số sụt giảm của tất cả các mẫu xe CUV cỡ B, trừ Honda HR-V. Mẫu xe của Honda dẫn đầu doanh số phân khúc sau 3 tháng đầu 2024 với doanh số tăng gấp 💮3 lần so với cùng kỳ 2023. Các chương trình giảm giá liên tiếp cùng nguồn cung ổn định là cơ sở để mẫu xe Honda vượt trên các đối thủ như Kia Seltos và Hyundai Creta.
Khác với sự xáo trộn của phân khúc B, hai nhóm xe cỡ A+ và B+ đều không có thay đổi nào về thứ hạng. Kia Sonet tiếp tục là cái tên ăn khách nhất, bỏ xa doanh số các đối thủ c🧜òn lại.
Năm 2023, Sonet là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc cỡ A+ nói riêng và toàn phân khúc cỡ nhỏ (từ A+ đến B+). Những ư🍌u điểm như kiểu dáng trẻ trun🃏g, nhiều phiên bản lựa chọn và giá rẻ nhất, giúp mẫu xe Kia là lựa chọn ưu tiên của số đông.
Doanh số 1.889 xe của Sonet sau quý I gấp hơn 2 lần so với đối thủ Toyota Raize và gần 3 lần Hyundai Venue. Tuy vậy, với sức mua yếu trong quý đầu 2024 và nhiều sản phẩm mới cạnh tranh hơn, thị phần các mẫu xe đều giảm so ✅với cùng kỳ 2023.
Ở nhóm CUV cỡ B+, trong khi đối thủ Toyota Corolla Cross ở giai đoạn chuyển giao vòng đời, doanh số giảm sâu, nhưng Mazda CX-30 không thể vươn lên dẫn đầu phân khúc bởi sức bán yếu. Ba tháng qua, CX-30 đ𝓡ạt doanh số 286 xe, kém đối thủ Toyota 71 xe.
So với quý đầu 2023, doanh số Corolla Cross giảm đến 90%. Bản nâng cấp giữa chu kỳ bán từ ꦦtháng 5 sẽ giúp vực dậy doanh số của mẫu xe này. Còn CX-30, mẫu xe tăng 62% doanh số so với 3 tháng đầu 2023 chủ yếu nhờ vào sự suy yếu của đối thủ Corolla Cross.
Trước đây, xe Hàn với 4 đại diện là Kia Seltos, Sonet, Hyundai Creta, Venue, có doanh số bán hàng cao hơn xe Nhật (7 mẫu). Nhưng quý đầu 2024, ưu thế đang nghiêng về xe Nhật. Các mẫu xe Nhật bán 6.23𒊎2 xe, chiếm khoảng gần 57% thị phần, xe Hàn là 43% thị phần.
Một số đại lý kinh doanh xe chính hãng tại TP ♏HCM cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục khởi sắc trong tháng 4 khi sức mua có dấu hiệu ấm lên. Nhiều hãng Nhật kết thúc năm tài chính (tháng 3/2023-3/2024) và bắt đầu kế hoạch kinh doanh mới cho quý II. Không chỉ nhiều mẫu xe mới được ra mắt, doanh số của thị trường có cơ hội tăng trưởng khi nhiều hãng và đại lý đang áp dụng nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá để kích cầu tiêu dùng.
Phạm Trung