Hôm nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo Nghị định quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách🦩 và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng.
Một trong những kiến nghị là được "vay nợ" nhiều hơn để đầu tư phát triển. Trong bối cảnh nhu cầu huy động vốn lớn và việc sử dụng nguồn vốn đầ✅u tư lâu nay có hiệu quả, Đà Nẵng cho rằng với mứ꧋c dư nợ từ nguồn huy động hàng năm khoảng 1.300 tỷ đồng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo nguồn lực để thực hiện đầu tư các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Vì vậy, Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ trình Thường vụ Quốc hội nâng mức dư nợ nguồn vốn huy động tối đa từ 30% theo quy định hiện hành lên 100%. Khi Luật Ngân sách nhà nước mới có hiệu lực từ năm ngân sách 2017 thì thực hiện theo quy định của Luật 💫này♊, để đưa mức dư nợ vay tối đa lên khoảng 3.000 tỷ đồng.
Đà Nẵng đề xuất "vay nợ" thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức huy động khác. Tổng nguồn vốn huy động không vượt q𒉰uá 100% tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách địa phương.
Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Giám đốc Sở🌠 Nội vụ Đà Nẵng, cho biết cơ chế đặc thù Đà Nẵng xin Trung ương tập trung vào mong muốn phân cấp nguồn thu và chi, đồng thời xin cho thành phố được quyết định một số vấn đề꧒ thuộc thẩm quyền của Trung ương để chủ động trong thu hút đầu tư.
Theo kiến trúc sư Hoàng Quang Huy, Chủ tịch Hội quy hoạch thành phố, nếu Đà Nẵng có cơ chế đặc thù thì người dân sẽ đượ♈c hưởng lợi rất nhiều, nhất là việc xây dựng cơ sở hạ tầng như bệnh viện, trường học, thể thao...
Ngày 29/4, tại buổi làm việc với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng kiến nghị Bộ Chính trị và Chủ tịch nước sớm có chỉ đạo để Chính phủ ban hành nghị định về một số cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng. Ghi nhận nhữn🐲g ý kiến này, Chủ tịch nước nói rất ủng hộ c💖ó chính sách đặc thù cho Đà Nẵng để thành phố trẻ bứt phá đi lên. |
Nguyễn Đông