Robert O'Neill, cựu đặc nhiệm thuộc lực lượng Thủy Bộ Không Phối hợp (SEAL) Hải quân Mỹ, khẳng định ông chính là người đã bắn viên đạn cuối cùng tiêu diệt Osama bin Laden, thủ lĩnh tổ chức khủng bố khét tiếng thế giới al-Qaeda, kẻ lên kế hoạch vụ khủng bố đẫm máu ngày 11/9/2001 tại Mỹ, theo Independent.
Trong cuốn sách của mình, O'Neill đã thuật lại quá trình dẫn tới giây phút ông bắn hai phát đạn "xꦛé toạc" đầu trùm khủng bố bin Laden.
Hai phát súng
Theo lời O'Neill, đêm 2/5/2011, thời điểm đội đặc nhiệm SEAL tiếp cận bên ngoài nơi bin Laden trú ẩn, một chiếc trực thăng chở quân bị rơi và toàn đội ban đầu không thể đột nhập👍 vào tòa nhà.
"Vài gi🅠ây sau khi chúng tôi nhảy khỏi trực thăng, người phá cổng ngay lập tức cho nổ cánh cửa trước mặt chúng tôi", O'Neill nhớ lại. "Cánh cửa kim loại bị xé tung nhưng đằng sau nó là một bức tường gạch chắc chắn. Người phá cổng nói: 'Không thể phá, tình hình tồi tệ'🌃".
"Không,♛ tín hiệu tốt đấy", O'Neill đáp. "Đây là cửa giả. Chứng tỏ hắn ta ở bên trong".
O'Neill cho hay lúc cả đội tiến vào, trong ông xuất hiện nhiều suy nghĩ lẫn lộn. "Chết tiệt! Chúng ta tới nơi rồi. Đích thị là nhà bin Laden. Chúng ta có thể sẽ không sống sót rời khỏi nơi này nhưng đây♉ là thời khắc lịch sử. Chắc chắn tôi phải sống sót".
Đội đặc nhiệm SEAL xông vào căn nhà ba tầng, khống chế tất cả phụ nữ và trẻ em họ gặp. Cả đội phát♍ hiện ra 4 người vợ cùng 17 đứa con của bin Laden đều sống ở đây.
Bên ngoài ngôi nhà Osama bin Laden ẩn náu
Trong🥀 lúc ập vào và lần lượt quét sạch các tầng, đội SEAL chạm trán con trai út nhà bin Laden, Khalid, 23 tuổi. Họ đoạt mạng y bằng một phát súng vào đầu. Theo chỉ dẫn từ một nhà phân tích tình báo, Khalid bin Laden chính là tuyến phòng thủ cuối cùng củ🏅a Osama bin Laden. Nếu phát hiện ra y ở đâu thì bin Laden chắc chắn sẽ có mặt gần đấy.
Cả đội tiếp tục tiếnꦏ lên dọn dẹp các tầng phía trên. Trong lúc đó, O'Neill và một người chỉ điểm quyết định sẽ mặt đối mặt với kẻ chủ mưu gây ra vụ khủng bố 1♚1/9.
"Chiến lược yêu cầu chúng tôi phải đợi thêm người", O'Neill kể. "Tôi chợt nảy ra một suy nghĩ, 🐻rõ ràng đến mức nó giống như một giọng nói vang lên trong đầu tôi. Tôi đã quá mệt mỏi với việc lo lắng, hay giải quyết một lần cho xong. Đó không phải dũng cảm. Như thể tôi đã kiệt sức thì đúng hơn. Tôi không thể chờ đợi thêm nữa".
Khi O'Neill và người chỉ điểm chạm mặt hai phụ nữ, người chỉ điểm lập tức lao mình về phía ꦛđối phương để ngăn cản vì nghĩ h🍌ọ mang đai bom tự sát.
"Nếu họ phát nổ, cơ thể anh ấy sẽ nhận mọi tổn thương từ vụ nổ ༺để tôi có cơ hội sống sót cao hơn và hoàn thành sứ mệnh", O'Neill viết trong cuốn sách với tựa đề "The Operator".
Khi tới một căn phòng khác, O'Neill chạm 😼trán bin Laden. Hắn ta dùng một phụ nữ làm lá chắn song O'Neill không hề do dự.
"Osama bin Laden đứng cạnh lối vào, phía chân giường, trông gầy và cao hơn những gì tôi tưởng tượng, râu hắn ngắn hơn và tóc thì bạc hơn", O'Neill 🌌kể. "Hắn nắm lấy một phụ nữ, tay hắn tóm vào vai cô ta. Tôi ngắm vào phần phía trên bên phải người phụ nữ rồi bóp cò hai lần. Đầu bin Laden vỡ toác ra và hắn ngã xuống. Tôi găm một viên đạn khác vào đầu hắn. Để đảm bảo".
O'Neill miêu 🔯tả sau khi bắn chết tên trùm khủng bố, tâm trí ông dường như trống rỗng. O'Neill chỉ định thần lại lúc đồng đội đến và bảo với ông rằng: "Anh vừa tiêu diệt Osama bin Laden".
Diễn biến cuộc đột kích tiêu diệt Osama bin Laden
Chia sẻ về những cảm xúc khi tham gia chiến dịch lịch sử cách đây 6 năm, O'Neill thú nhận🍬 lúc bấy giờ ông từng có suy nghĩ mình sẽ hy sinh.
O'Neill, 41 tuổi, đã tham gia hơn 400 nhiệm vꦚụ chiến đấu trong suốt sự nghiệp. Dù vậy, khi bước chân lên chiếc trực thăng đưa ôn﷽g tới Pakistan ngày 2/5/2011, O'Neill vẫn nghĩ đây có thể là chuyến bay cuối cùng của mình.
O'Neill nhớ từng giây phút ô🐎ng ăn "bữa cuối cùng" với vợ con trước thời điểm lên đường tới căn cứ Jalalabad, Afghanistan, nơi chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden bắt đầu.
Tuy nhiên, O'Neill chưa bao giờ có suy nghĩ sẽ thoái lui. "Tôi thà tham gia sứ mệnh và𒀰 hy sinh còn hơn ở nhà để rồi sốn🧜g với nỗi hối tiếc", O'Neill cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình.
Nói về việc bản thân được chọn tham gia chiến dịch, O'Neill khẳng định ông "vô cùng tự hào". Dù vậy, tất cả các thành viên trong đội đều rất nghiêm túc, đôi lúc còn thấy áp lực, bởi họ hiểu rõ tầm quan trọng của sứ mệnh cũng như những🎶 rủi ro họ phải đối mặt.
"Chúng tôi hiểu rằng nếu bay qua biên giới Pakistan, một quốc gia có chủ quyền, nhiều⛦ tình huống bất ngờ có thể xảy ra", O'Neill nói. "Rất, rất nguy hiểm. Chúng tôi có thể bị b🥀ắn rơi, chúng tôi có thể bị bắn trong lúc đột nhập, một kẻ nào đó có thể cho nổ tung cả căn nhà hoặc chúng tôi có thể hết nhiên liệu và phải lưu lại Pakistan".
O'Neill hồi năm 2014 lần đầu nhận mình là người bắn chết Osama bin Laden. C🍷hính phủ Mỹ không xác nhận cũng không phủ nhận tuyên bố mà ông đưa ra. Song lúc bấy giờ, lãnh đạo Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Mỹ đã viết một bức thư chỉ trích O'Neill vì vi phạm "nguyên tắc" của đặc nhiệm SEAL khi dùng chiến dịch tiêu diệt bin Laden để xây dựng danh tiếng, thu lợi cho bản thân.
Vũ Hoàng