Đầu th꧅á🐓ng 8 âm lịch, những gia đình trồng hồng Bảo Lâm ở xã Bảo Lâm (Cao Lộc, Lạng Sơn) lại rục rịch vào vườn kiểm tra tình hình đậu quả và phát quang quanh gốc chuẩn bị cho một mùa thu hái. Năm nay được mùa, hơn 200 gốc hồng nhà bà Nguyễn Thị Đoan (60 tuổi, xã Bảo Lâm) sai chi chít quả, dù đã được trồng trên 40 năm.
Bà Đoan tự hào bảo, hồng Bảo Lâm được ưa chuộng bởi vị ngọt, thơm, giòn mà lại không hạt. Quả hồng trơn, hơi thuôn dài, có 4-6 rãnh kéo dài từ cuống đến giữa quả, mặt cắt ngang hình hoa thị 8-12 cánh đều nhau. Bà con thường thu hoạch khi💞 vỏ quả đã ngả sang vàng, thịt quả mịn, có hạt cát đường màu đỏ hoặc vàng cam. Để chín cây, hồng chuyển màu đỏ, thịt mềm, vị đậm đà hơn so với hồng đã được ngâm, nhưng số lượng ít nên bà con thường để lại ăn.
Những cây hồng lâu năm được trồng theo phương pháp truyền thống. Người dân thường chọn cây hồng qu🌜ả to đẹp, thân cây cao lớn chắc chắn rồi chặt lấy một đoạn rễ dài khoảng 30-40 cm, sau đó ươm cho đến khi nảy mầm. Với cách trồng này, khoảng 8-10 năm sau cây sẽ bói quả; nếu trồng bằng phương pháp ghép cành chỉ khoảng 3-5 năm.
Theo bà Đoan, việc chăm sóc cây hồng phải được thực hiện thường xuyên và liên tục. Mỗi năm vào khoảng tháng 3 và tháng 8 âm lịch, người trồng phải phát quang quanh gốc và bón phân. Giống cây này chỉ hợp với thổ nhưỡng và khí ꦿh💛ậu tại một số xã của huyện Cao Lộc. Vùng núi giáp biên phía Trung Quốc cũng trồng hồng, nhưng chất lượng và vị ngon không thể bằng hồng Bảo Lâm.
"Vì thế năm nào tư thương của họ đều sang tận nhà 💧tôi hỏi mua hồng”,🦩 bà Đoan kể. Theo kinh nghiệm của người dân, hồng Bảo Lâm tai quả nhỏ, hơi vểnh lên, rãnh sâu, còn hồng Trung 💦Quốc tai quả cụp xuống, khi ăn không ngọt đậ🐷m đà.
Tranh thủ ngày nắng, bà Đoan thu hoạch hồng bán. Mỗi ngày bà thu được 2 gánh, mỗi gánh nặng khoảng 35 kg, hái xong là có người tìm đến mua tận vườn hoặc là đem về ngâm rồi mang ra chợ. Nếuꦚ có thời gian thì bán ngoài chợ, được tiền nhỉnh hơn một chút nhưng lại mất công. Giá bán hồng dao động 30.000-40.000 đồng/kg vào đầu vụ và 20.000-25.000 đồng/kg khi chính vụ.
Sau khi thu hoạch, còn một công đoạn quan trọng là ngâm hồng, thường người dân cho vào chậu nhựa, chum sành, sứ ngâm nước ngập quả. Mỗi ngày phải thay 💙nước một lần, sau 4 ngày 4 đêm là có thể vớt quả ra để 🅰ráo, gọt vỏ ăn tươi. Nếu không chú ý thay nước tꦰhường xuyên��, thịt quả sẽ chát. Còn một cách ngâm hồng nhanh hơn là cho quả vào bao tải rồi đem ra suối nơi dòng chảyꦇ mạnh, đặt đó 3 ngày 2 đêm. Hồng Bảo Lâm gọt vỏ, sấy khꦗô hoặc làm mứt đều được ưa chuộng.
“Có một điều rất đặc biệt mỗi khi ngâm hồng đó là ai uống rượu, có mùi rượu trong người, bắt buộc không được thực hiện công việc này. Đây là kinh nghiệm người xưa để lại, nếu cố tình làm thì cả mẻ hồng ngâm đó đều bị thối, hỏng”, anh Tiệp (24 tuổi)♊ chia sẻ.
Ông Bế Thanh Hòa, Trưởng phòng Nông nghiệp và 🐽Phát triển nông thôn huyện Cao Lộc cho hay, hồng Bảo Lâm là loại cây trồng đặc sản đang được địa phương chú trọng phát triển. Năm 2012, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Trong thời gian tới, thông qua việc liên kết với hệ thống siêu thị, hy vọng hồng Bảo Lâm sẽ có mặt tại nhiều thị trường và tạo đầu ra sản phẩm ổn định cho bà con.
Hồng Vân