Khoảng 21h ngày 7/8, Abdullah Ahmed Abdullah, bí danh Abu Muhammad al-Masri, đang lái chiếc sedan Renault L90 màu trắng cùng con gái Miriam thì ha🃏i tay súng đi mô tô áp sát, quan chức tình báo Mỹ hôm 13/11 cho hay𝓀.
Năm phát đạn bắn ra từ khẩu súng ngắn có gắn ống giảm thanh, trong đó 4 viên găm vào xe từ phía ghế lái, khi🧔ến al-Masri và con gái thiệt mạng. Miriam là vợ góa của Hamza bin Laden, con trai Osama bin La🙈den.
Cuộc hạ sát diễn ra đúng ngày kỷ niệm loạt vꩵụ tấn cônꦫg chết chóc vào các đại sứ quán Mỹ ở châu Phi năm 1998, trong đó al-Masri bị cáo buộc là một trong những kẻ chủ mưu.
Khi tin tức về vụ nổ súng được công bố hồi tháng 8, truyền thông Iran cho rằng nạn nhân là Habib Daoud, một giáo sư lịch sử người Lebanon, và con gái 27 tuổi Maryam. Kênh tin tức Lebanon MTV và các tài khoản🍌 mạng xã hội liên kết với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đưa tin Daoud là thành viên của Hezbollah, tổ chức chiến binh do Iran hậu thuẫn ở Lebanon.
Tuy nhiên, trên thực tế, giáo sư Habib Daoud không tồn tại. Một số người Lebanon có quan hệ mật thiết với Iran cho biết họ không biết tin giáo sư nào tên là Daoud bị giết. Truyền thông Lebanon cũng không đưa tin giáo sư lịch sử người Lebanon bị bắn chết ở Iran và một nhà nghiên cứu giáo dục có quyền truy cập vào danh sách giáo sư lịch sử tr🦹ong nước cho biết không có hồ sơ về Ha🅷bib Daoud.
Vụ hạ sát xảy ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Iran gia tăng, vài ngày sau vụ nổ lớn ở cảng Beirut và một tuần trước khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xem xét gia hạn lệnh cấm vận v♓ũ khí đối với Iran. Có suy đoán rằng vụ giết người có thể là hành động khiêu khích của phương Tây nhằm gây ra phản ứng dữ dội của Iran trướ♈c cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an.
Việc hai sát thủ đi mô tô cũng ph✨ù hợp với ki𝔉ểu ám sát mà đặc vụ Israel từng tiến hành nhắm vào các nhà khoa học hạt nhân Iran trước đây.
Một quan chức tình báo nói rằng Habib Daoud là bí danh mà giới chức Iran đặt cho al-Masri và công việc giảng dạy lịch sử♏ chỉ là vỏ b🌟ọc cho hoạt động của ông này.
Vụ tấn công do các đặc vụ Israel thực hiện theo chỉ thị từ Mỹ, theo 4 quan chức tình báo. Không rõ Mỹ, nước vốn theo dõi các hoạt động của al-Masri và các thành viên Al Qaeda khác ở ♓Iran trong nhiều năm, có vai trò gì trong kế hoạch này.
Al-Masri, khoảng 58 tuổi, là một trong những thủ lĩnh sáng lập al Qaeda và được cho là n🎀gười đầu tiên trong danh sách kế nhiệm của tổ chức, chỉ sau lãnh đạo hiện tại Ayman al-Zawahri. Y có tên trong danh sách khủng bố bị truy nã gắt gao 🐈nhất của FBI, bị truy tố ở Mỹ vì các tội danh liên quan đến các vụ đánh bom đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania, khiến 224 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
FBI treo thưởng 10 triệu USD ✅cho bất cứ ai cung cấp thông tin bắt al-Masri và cho đến ngày 13/11, ảnh của al-Masri vẫn nằm trong danh sách truy nã.
Việc al-Masri♔ sống ở Iran là điều đáng ngạc nhiên, vì Iran và al Qaeda là những kẻ thù không đội trời chung. Các quan chức tình báo Mỹ nói rằng al-Masri đã bị Iran "giam" từ năm 2003, nhưng ông này được sống tự do ở huyện Pasdaran của Tehran, một vùng ngoại ô cao cấp, ít nhất là từ🐷 năm 2015.
Cái chết của al𒅌-Masri chưa bao giờ được xác nhận chính thức. Al Qaeda không công bố cái chết của y, trong khi giới chức Iran dường như tìm cách che đậy sự việc và chưa có quốc gia nào công khai nhận trách nhiệm v꧅ề việc này.
Một số chuyên gia chống khủng bố cho rằng việc Iran giữ al-Masri ở Tehran có thể nhằm để đảm bảo nhóm này không tiến hành các hoạt động bên trong Iran. Quan chức chống khủng bố của Mỹ tin rằng Iran có thể đã cho phép th﷽ành viên al Qaeda ở lại để tiến hành các hoạt động chống lại Mỹ, kẻ thù chung của hai bên.
Tuy nhiên, Iran phủ nhận việc chứa chấp thủ lĩnh al Qaeda. Năm 2018, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Bahram Ghasemi cho biết do đường biên giới dài và dễ bị xâm nhập giữa Iran với Afgha𝕴nistan, một số thành viên al Qaeda đã vào Iran, nhưng đã bị giam trước khi trở về nước.
Quan chức Iran hiện chưa bình luận về t♎hông tin trên. Phát ngôn viên văn phòng thủ tướng Israel và Hội đồng An ninh Quốc gia của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng từ chối bình luận.
Huyền Lê (Theo New York Times)